24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ

Nguồn: Zimmermann Telegram presented to U.S. ambassador, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917 – trong Thế chiến I, chính quyền Anh đã trao cho Walter H. Page, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh, một bản sao của “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) – một bức điện được mã hóa gửi bởi Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann cho Đại sứ Đức tại Mexico là Bá tước Johann von Bernstorff.

Trong bức điện do tình báo Anh chặn được và giải mã vào đầu tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Mỹ, có thể đề nghị Mexico tham gia cuộc chiến và trở thành đồng minh của Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ”

12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm

Nguồn: American schooner Lyman M. Law is sunk, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, tàu ngầm U-35 của Áo đã kích nổ và đánh chìm thuyền buồm Lyman M. Law của Mỹ trên Địa Trung Hải, ngoài khơi Cagliari, Sardinia. Ngày 06/01/1917, thuyền Lyman M. Law do S.W. McDonough chỉ huy đã bắt đầu hành trình cuối cùng của nó từ Stockton, Maine, với 10 thủy thủ và chở theo 60.000 bó gỗ đóng thuyền.

Con thuyền đang trên hành trình qua Đại Tây Dương để đến Palermo, Ý, thì bị chặn vào sáng ngày 12/02. Người Áo đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn gồm tám người Mỹ và hai người Anh rời khỏi thuyền trước khi quả bom được kích nổ, đốt cháy con thuyền gỗ nặng 1.300 tấn và làm nó chìm dần. Thủy thủ đoàn không bị thương và đã được đưa đến thị trấn Cagliari ven biển, nơi họ được trả tự do. Continue reading “12/02/1917: Thuyền buôn Lyman M. Law của Mỹ bị Áo đánh chìm”

06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ

Nguồn: German sub sinks U.S. passenger ship California, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và đánh chìm tàu chở khách California của hãng Anchor Line ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Vụ tấn công diễn ra chỉ ba ngày sau bài phát biểu ngày 03/02/1917 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, trong đó ông tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu lợi ích hàng hải của Mỹ bị đe dọa một lần nữa. Continue reading “06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ”

02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Russia reaches armistice with the Central PowersHistory.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một lệnh ngừng bắn chính thức đã được tuyên bố trên khắp khu vực giao chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, một ngày sau khi phe Bolshevik giành quyền kiểm soát tổng hành dinh quân đội Nga tại Mogilev.

Ngay sau khi giành quyền lực ở Nga vào tháng 11/1917, lực lượng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo đã tiếp cận các nước thuộc Liên minh Trung tâm để sắp xếp một hiệp ước đình chiến và rút khỏi cuộc chiến mà họ cho là cản trở kế hoạch cung cấp lương thực và đất đai cho những nông dân Nga nghèo khó. Continue reading “02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”

17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp

Nguồn: Shakeup in French government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc phe Đồng minh Hiệp ước lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở Mặt trận phía Tây, chính phủ Pháp đã phải trải qua một loạt khủng hoảng, bao gồm cả việc Thủ tướng Aristide Briand bị bắt buộc phải từ chức.

Kinh hoàng trước các sự kiện tàn khốc tại VerdunSomme năm 1916, Nghị viện Pháp (French Chamber of Deputies) đã bí mật nhóm họp để lên án sự lãnh đạo của chỉ huy quân sự cấp cao của Pháp, Joseph Joffre, và quyết định sa thải ông này. Thủ tướng Briand giám sát quá trình thay thế Joffre bằng Robert Nivelle, người tin rằng một cuộc tấn công mạnh mẽ dọc theo sông Aisne ở miền trung nước Pháp là chìa khóa cho một bước đột phá cực kỳ cần thiết ở Mặt trận phía Tây. Dựa trên các chiến thuật mà ông đã sử dụng trước đó trong các cuộc phản công thành công tại Verdun, Nivelle tin rằng mình sẽ đạt được bước đột phá này trong vòng hai ngày; sau đó, như ông tuyên bố, đường được mở ra để đi đến nơi mà người ta muốn, đến bờ biển nước Bỉ hoặc đến thủ đô, trên sông Meuse hoặc trên sông Rhine. Continue reading “17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp”

12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

10/12/1917: Hội Chữ thập đỏ được trao Nobel Hòa bình

Nguồn: Red Cross is awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, sau ba năm chiến tranh mà không có giải Nobel Hòa bình nào được trao, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải thưởng năm 1917 cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (International Committee of the Red Cross – ICRC).

Từ sau sự bùng nổ của Thế chiến I, Ủy ban Nobel đã quyết định không trao giải thưởng hòa bình hàng năm, và tuyên bố chính thức rằng không có ứng cử viên xứng đáng nào được đề cử. Tuy nhiên, vào tháng 01 năm 1917, Giáo sư Louis Renault, một luật sư nổi tiếng, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình (năm 1906, vì vai trò của ông trong việc mở rộng Công ước Geneva để điều chỉnh cả chiến tranh trên biển), đồng thời là chủ tịch đương nhiệm Hội Chữ thập đỏ Pháp, đã đề cử ICRC cho giải thưởng năm đó. Continue reading “10/12/1917: Hội Chữ thập đỏ được trao Nobel Hòa bình”

09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh

Nguồn: Jerusalem surrenders to British troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực chỉ sau một ngày chiến đấu, các quan chức đứng đầu Thánh Địa Jerusalem đã trao chìa khóa thành phố cho quân đội Anh.

Hai ngày sau đó, người Anh, dẫn đầu bởi Tướng Edmund Allenby, vị chỉ huy chuyển đến từ Mặt trận phía Tây hồi tháng 06 để tiếp quản Ai Cập, đã tiến vào Thánh Địa theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của London để không tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Thánh Địa, người dân và truyền thống của nơi này. Allenby đã đi bộ vào Jerusalem – với chủ đích thể hiện sự trái ngược với Hoàng đế Wilhelm (của Đức) khi ông tiến vào thành phố trên lưng ngựa vào năm 1898 – và đã không có lá cờ phe Hiệp Ước nào được giương lên ở thành phố, trong khi quân đội Hồi giáo từ Ấn Độ được phái đi bảo vệ địa danh tôn giáo Vòm đá thiêng (Dome of the Rock). Continue reading “09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh”

01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc 

NguồnSoldier recounts brush with poison gasHistory.com 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một người lính Mỹ tên Stull Holt đã viết một lá thư kể về những trải nghiệm chiến trường của mình trên Mặt trận phía Tây tại Verdun, Pháp.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1896, Holt tham gia phục vụ trong Thế chiến I với vị trí tài xế lái xe cứu thương cho Quân Y Hoa Kỳ (American Ambulance Field Service). Sau đó ông gia nhập Không Quân (American Air Service), nhận nhiệm vụ phi công đầu tiên với tư cách là trung úy.  Continue reading “01/09/1917: Lính Mỹ kể lại việc bị trúng khí độc “

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”

29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức

Nguồn: Swedish prime minister resigns over WWI policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Thủ tướng Hjalmar Hammarskjold của Thụy Điển – cha của vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nổi tiếng, Dag Hammarskjold – đã từ chức sau khi chính sách trung lập nghiêm ngặt của ông trong Thế chiến I –  trong khi vẫn tiếp tục quan hệ thương mại với Đức, vi phạm lệnh phong tỏa của Đồng minh – dẫn đến nạn đói lan rộng và bất ổn chính trị ở Thụy Điển.

Hjalmar Hammarskjold có xuất thân là giáo sư chuyên ngành luật, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị và từng là đại diện cho Thụy Điển tại Công ước Hague về Luật Quốc tế năm 1907. Năm 1914, ông được Vua Gustav V của Thụy Điển đề nghị trở thành Thủ tướng sau khi một chính phủ dân cử bị phản đối và bị đánh bại bởi các lực lượng bảo thủ. Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Hammarskjold đã theo đuổi một chính sách trung lập nghiêm ngặt trong chiến tranh, nhưng tiếp tục quan hệ thương mại với Đức và do đó làm cho đất nước và người dân của mình gặp khó khăn vì phong tỏa của Hải quân Đồng minh tại Biển Bắc, bắt đầu từ tháng 11/1914. Continue reading “29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”

07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công

Kustodiev_The_Bolshevik

Nguồn:Bolsheviks revolt in Russia,” History.com (truy cập ngày 06/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik Vladimir Lenin, các nhà cách mạng cánh tả đã phát động một cuộc đảo chính không đổ máu để lật đổ Chính phủ Lâm thời không hiệu quả của Nga. Đảng Bolshevik cùng các đồng minh của họ đã chiếm đóng tòa nhà chính phủ và các địa điểm chiến lược khác ở thủ đô Petrograd (nay là St. Petersburg), và chỉ trong hai ngày đã thành lập một chính phủ mới do Lenin đứng đầu. Nước Nga Bolshevik, sau đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trở thành nhà nước Marxist đầu tiên trên thế giới. Continue reading “07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công”

06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I

US-National-Archives-World-War-I-photos_1

Nguồn: “U.S. enters World War I“, History.com (truy cập ngày 05/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Ngày 6 tháng 4 năm 1917, hai ngày sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tuyên bố chiến tranh với nước Đức với kết quả 82 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng chính thức thông qua quyết định trên với số phiếu là 373 phiếu thuận và 50 phiếu chống. Nước Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I.

Khi Thế chiến I mới nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết nước Mỹ giữ trung lập, một lập trường được ủng hộ bởi đại đa số người Mỹ thời bấy giờ. Tuy nhiên, Vương quốc Anh lại là một trong những đối tác thương mại gần gũi nhất của Mỹ. Căng thẳng giữa Mỹ và Đức sớm nổ ra xoay quanh việc nước Đức cố tìm cách cô lập nước Anh. Continue reading “06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I”