29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans

Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. Tin vào sứ mệnh thần thánh của cô, Charles đã ban cho Joan một lực lượng nhỏ. Cô dẫn đoàn quân đến Orleans, và vào ngày 29/04, trong khi đợt tấn công vòng ngoài của người Pháp đã khiến quân Anh kéo tới phía tây thành phố, thì Joan tiến vào cổng thành phía đông. Bằng việc đưa tiếp viện và binh lính vào thành phố bị bao vây, cô cũng trở thành nguồn cảm hứng để người Pháp tiến hành kháng chiến. Continue reading “29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu

Nguồn: The American Revolution begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, khoảng 5 giờ sáng, 700 lính Anh được giao nhiệm vụ bắt giữ các lãnh đạo và chiếm kho vũ khí của nhóm Ái quốc (Patriot) đã tiến vào Lexington, nhưng họ đã bị phục kích bởi Đại úy John Parker và 77 dân quân Mỹ, những người đang đợi họ trên bãi cỏ của thị trấn. Thiếu tá John Pitcairn của Anh đã ra lệnh cho nhóm Ái quốc, vốn đông hơn nhiều, phải giải tán. Sau một thời gian do dự, người Mỹ bắt đầu rút lui. Nhưng đột nhiên có một tiếng nổ cực lớn xuất phát từ vị trí không xác định, và một màn khói khổng lồ bao phủ khắp bãi cỏ. Khi Trận Lexington kết thúc, 8 người Mỹ đã chết hoặc sắp chết, còn 10 người khác thì bị thương. Chỉ có một lính Anh bị thương nhưng Cách mạng Mỹ thì đã chính thức bắt đầu. Continue reading “19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”

25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran

Nguồn: Soviets announce withdrawal from Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau một tình huống cực kỳ căng thẳng đầu Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tuyên bố rằng họ sẽ rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tuần. Khủng hoảng Iran là một trong những cuộc “thử lửa” đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô trong thế giới thời hậu Thế chiến II.

Khủng hoảng Iran đã bắt đầu từ trong Thế chiến II. Năm 1942, Iran đã ký một thỏa thuận mà theo đó quân Anh và Liên Xô được phép vào đất nước giàu dầu mỏ này để bảo vệ nước này khỏi bị tấn công bởi quân Đức. Quân Mỹ cũng sớm xuất hiện tại Iran. Hiệp ước 1942 đã quy định tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rút quân trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc chiến tranh. Continue reading “25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran”

Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Price of Empire,” Project Syndicate, 20/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Người Ấn Độ không hay nhắc lại quá khứ thuộc địa của đất nước mình. Dù là vì sức mạnh quốc gia hay là vì văn minh còn yếu, Ấn Độ lâu nay luôn không muốn lưu giữ sự oán hận nào đối với nước Anh về 200 năm nô dịch, bóc lột, và khai thác thực dân. Nhưng sự trầm tĩnh của người Ấn Độ về quá khứ không loại bỏ được những gì đã diễn ra.

Sự rút lui hỗn loạn của Anh khỏi Ấn Độ năm 1947, sau hai thế kỷ cai trị, kéo theo một cuộc chia cắt bạo lực và thù nghịch dẫn đến sự trỗi dậy của Pakistan. Nhưng điều đó xảy ra một cách lạ kỳ khi không hề có một sự oán giận nào với nước Anh. Ấn Độ đã chọn ở lại trong khối Thịnh vượng chung trong vai trò một nước cộng hòa thành viên và duy trì quan hệ thân mật với vị lãnh chúa cũ của mình. Continue reading “Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?

Nguồn: Philippe Legrain, “Brexit into Trumpland,” Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thủ tướng Theresa May đang đưa Vương quốc Anh vào một cuộc Brexit rất “cứng” vào năm 2019 – và có khả năng tệ hơn, nếu Anh rời EU mà không có một thoả thuận rời EU hay thỏa thuận thương mại. Trong bài phát biểu ngày 17 tháng 1, bà May vạch ra các mục tiêu đàm phán với EU, và tỏ rõ bà sẽ đặt những yêu cầu của phe ủng hộ Brexit cứng rắn lên các lợi ích kinh tế của đất nước.

Không ngạc nhiên khi bà May sẽ chọn một đường lối Brexit mà theo đó Anh sẽ rời cả thị trường chung lẫn liên minh thuế quan của EU: bà biết rất ít về kinh tế, và quan tâm đến nó còn ít hơn. Mục đích cuối cùng của bà là giữ được chức Thủ tướng, và bà tin rằng kiểm soát nhập cư – một mối ám ảnh cá nhân từ lâu – sẽ giúp bà được lòng các cử tri chọn rời EU, và việc chấm dứt thẩm quyền của Toà Công lý châu Âu ở Anh sẽ xoa dịu phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ của bà. Continue reading “Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?”

14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii

Nguồn: Captain Cook killed in Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1779, thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm và nhà hàng hải vĩ đại người Anh, đã bị người bản địa Hawaii giết chết trong chuyến hải trình thứ ba đến quần đảo Thái Bình Dương này.

Năm 1768, James Cook, một sĩ quan trắc địa của Hải quân Hoàng gia Anh, đã được thăng cấp lên trung úy và trở thành chỉ huy con tàu HMS Endeavour, bắt đầu một chuyến thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để theo dõi quỹ đạo của sao Kim. Năm 1771, ông trở lại Anh, sau khi đã tìm ra New Zealand và Úc, đồng thời đi vòng quanh thế giới. Continue reading “14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii”

13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh

Nguồn: William and Mary proclaimed joint sovereigns of Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, sau Cách mạng Vinh quang, còn gọi là Cách mạng Không đổ máu, Mary, con gái của nhà vua bị lật đổ, đã cùng chồng là William xứ Orange tuyên bố trở thành Nhà vua và Nữ hoàng, cùng nhau trị vì Vương quốc Anh theo Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) của Anh năm 1689.

Năm 1677, William, hoàng tử Hà Lan, kết hôn với Mary, con gái của nhà vua tương lai James II. Sau khi James lên ngôi tại Anh năm 1685, người con rể William – vốn là người theo đạo Tin Lành – đã giữ liên hệ mật thiết với phe đối lập của vua James II, người vốn theo Công giáo. Năm 1688, khi hoàng tử James Francis Edward Stuart – người kế vị vua cha James – ra đời, bảy thành viên cấp cao của Nghị Viện liền cho mời William và Mary đến Anh. Continue reading “13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand

Nguồn: British colonists reach New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1840, dưới sự lãnh đạo của chính khách người Anh – Edward G. Wakefield, thực dân Anh lần đầu tiên đặt chân đến cảng Nicholson trên đảo Auckland, New Zealand.

Năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan, Abel Tasman, đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo ở Nam Thái Bình Dương mà sau này được gọi là New Zealand. Khi cố gắng cập bến lên đất liền, một số thành viên trong đoàn của Tasman đã bị các chiến binh Maori bản địa giết chết. Nguyên nhân là vì người Maori xem tiếng kèn trumpet ra hiệu của người châu Âu là dấu hiệu của một cuộc chiến. Continue reading “22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand”

20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh

Nguồn: Hong Kong ceded to the British, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, trong giai đoạn Chiến tranh Nha phiến lần I, Trung Quốc đã nhượng đảo Hồng Kông cho Anh thông qua việc ký Hiệp ước Xuyên Tỵ (hay Xuyên Tỵ Thảo ước, Chuenpi Convention). Đây là thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Anh – Trung đầu tiên.

Năm 1839, người Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đàn áp những chống đối về việc nước này can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của Anh trong cuộc chiến là chiếm lấy Hồng Kông, một hòn đảo thưa người nằm ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Năm 1841, người Trung Quốc buộc phải nhượng lại đảo này cho Anh. Sang năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh (Treaty of Nanking) được ký kết, chính thức chấm dứt Chiến tranh Nha phiến lần I. Continue reading “20/01/1841: Hồng Kông được nhượng lại cho Anh”

29/12/1940: Đức không kích London

Nguồn: Germans raid London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, máy bay Đức đã thả bom khắp London, khiến hai bờ sông Thames bốc cháy và giết chết gần 3.600 người dân Anh.

Người Đức đã nhắm đến thủ đô Anh Quốc từ tháng 8, nhằm trả đũa các đợt tấn công vào Berlin của quân Anh. Sang tháng 9, một “cơn bão lửa khủng khiếp” đã lan khắp các quận nghèo nhất của London khi máy bay Đức thả 337 tấn bom trên các bến cảng, khu chung cư, và những con đường đông đúc. “Cuộc tấn công chớp nhoáng vào London” (The London Blitz) đã giết chết hàng ngàn người dân. Continue reading “29/12/1940: Đức không kích London”

26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực

Nguồn: Britain surprises German attacker in the Arctic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tàu tuần dương Đức Scharnhorst đã bị tàu chiến Anh đánh chìm ở Bắc Cực, sau khi người Anh giải mã tín hiệu của hải quân Đức, rằng Scharnhorst đang thực hiện nhiệm vụ tấn công một đoàn tàu hộ tống Anh-Mỹ trên đường đến Nga.

Kể từ mùa thu năm 1941, hải quân của Hitler đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu hộ tống vận chuyển hàng viện trợ đến Liên Xô. Các tàu buôn Mỹ, Anh, và Liên Xô đã bị tấn công ở Bắc Cực, chủ yếu là bởi tàu ngầm U-boat của Đức. Chiến dịch Cầu vồng (Operation Regenbogen) được quân Đức lập ra để tấn công hai con tàu hộ tống Anh-Mỹ, khi chúng đi qua Đảo Bear và North Cape để đến Mặt trận phía Đông. Continue reading “26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?

Nguồn:Why Britain’s Chinese community has long punched below its weight“, The Economist, 28/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hoa ở Anh được biết đến như là một cộng đồng thiểu số lặng lẽ. Nhìn chung, họ thường tránh thu hút sự chú ý, làm việc chăm chỉ và tránh xa chính trị. Họ cũng được biết đến như là cộng đồng thiểu số mẫu mực. Trẻ em người Hoa luôn có thành tích tốt trong các trường học tại Anh (cũng như tại các quốc gia khác). Việc không có các xung đột tôn giáo hay văn hóa lớn cũng có nghĩa là có ít các vụ bùng phát.

Tuy nhiên, mặc dù có khoảng hai chục thành viên người gốc Nam Á trong Quốc hội Anh, và có khoảng một nửa con số đó là nghị sĩ gốc Phi, mãi cho đến năm 2015, nghị sĩ người gốc Hoa đầu tiên, Alan Mak, mới đắc cử. Trong số 18.000 ủy viên hội đồng địa phương trên cả nước, có lẽ chỉ có khoảng mười người là người Hoa, Alex Yip, một ủy viên hội đồng ở Birmingham, cho biết. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cộng đồng người Hoa ở Anh ít ảnh hưởng?”