26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập

Nguồn: Liberian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Cộng hòa Liberia, trước đây là thuộc địa của Hiệp hội Thực dân Mỹ (American Colonization Society), đã tuyên bố độc lập. Dưới áp lực của Anh, Mỹ dù không muốn nhưng đã phải chấp nhận chủ quyền của Liberia, biến quốc gia Tây Phi trở thành nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử châu Phi. Một hiến pháp mô phỏng theo Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, và vào năm 1848, Joseph Jenkins Roberts đã được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liberia.

Hiệp hội Thực dân Mỹ được Robert Finley, một người Mỹ, thành lập vào năm 1816, để đưa những nô lệ người Mỹ gốc Phi được trả tự do trở về châu Phi. Năm 1820, những nô lệ đầu tiên đã từ Mỹ đến thuộc địa Sierra Leone của Anh, và vào năm 1821, hiệp hội đã thành lập thuộc địa Liberia nằm ở phía nam Sierra Leone với mong muốn biến nó thành một quê hương mới cho các cựu nô lệ, nằm ngoài chủ quyền của Anh. Continue reading “26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập

Nguồn: U.S.-Canadian border established, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1846, đại diện của Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Oregon để giải quyết tranh chấp dai dẳng giữa hai nước về việc kiểm soát lãnh thổ Oregon. Hiệp ước đã quy định vĩ tuyến 49 từ dãy núi Rocky đến eo biển Georgia là ranh giới giữa Hoa kỳ và Canada thuộc Anh. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ có quyền kiểm soát chính thức đối với các tiểu bang tương lai là Oregon, Washington, Idaho và Montana; Anh sẽ kiểm soát Đảo Vancouver và có quyền hàng hải đối với một phần của sông Columbia. Continue reading “15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc

Nguồn: Second Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong Thế chiến I, Trận Somme thứ hai, trận đánh lớn đầu tiên của Đức trong hơn một năm, đã kết thúc ở mặt trận phía tây.

Ngày 21/03/1918, một cuộc tấn công lớn vào các căn cứ của phe Hiệp ước ở khu vực sông Somme của Pháp đã bắt đầu bằng năm giờ bắn phá từ hơn 9.000 khẩu pháo của Đức. Tập đoàn Quân thứ Năm của Anh (British Fifth Army) với trang bị kém cỏi đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc”

31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất

Nguồn: The First Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Hoàng đế Wilhelm của Đức đã đến Tangiers để tuyên bố ủng hộ vương quốc Morocco, kích động sự giận dữ của Pháp và Anh trong sự kiện gọi là Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, một điềm báo rằng cuộc xung đột lớn hơn giữa các quốc gia châu Âu đang đến gần – đó chính là Thế chiến I.

Hoàng đế Đức không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với Morocco; chính phủ Đức cũng không. Mục đích cốt yếu của việc ông xuất hiện là để phá vỡ Liên minh Anh-Pháp, được thành lập vào tháng 04/1904. Entente Cordiale (Hiệp ước Thân mật), tên gọi sau này của liên minh, ban đầu không nhằm mục đích liên minh chống lại Đức, mà nhằm dàn xếp các cuộc cạnh tranh đế quốc lâu dài giữa Anh và Pháp ở Bắc Phi. Continue reading “31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất”

14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù

Nguồn: Birmingham Six released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trước làn sóng nghi ngờ về tội lỗi thực sự của họ, chính quyền Anh Quốc đã trao trả tự do cho “Birmingham Six,” sáu người đàn ông Ireland bị tống vào tù 16 năm trước vì vụ đánh bom khủng bố năm 1974 nhắm vào hai quán rượu ở Birmingham, Anh.

Ngày 21/11/1974, hai quả bom của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã phát nổ tại hai quán rượu khác nhau ở Birmingham, khiến 21 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đợt tấn công bằng bom này là một phần trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa chính phủ Anh và IRA về tình trạng của Bắc Ireland. Continue reading “14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù”

10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad

Nguồn: Turkish troops begin evacuation of Baghdad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, chưa đầy hai tuần sau khi chiếm lại được thành phố chiến lược Kut-al-Amara trên sông Tigris vùng Lưỡng Hà, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Sir Frederick Stanley Maude đã tấn công luôn Baghdad, khiến các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của họ buộc phải bắt đầu di tản toàn bộ khỏi thành phố.

Ngay sau khi được trao quyền kiểm soát các chiến dịch quân sự ở Lưỡng Hà vào mùa hè năm 1916, Maude bắt đầu tái cấu trúc và bổ sung quân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Mục tiêu trung tâm của chiến dịch sẽ là thành phố Kut, nơi đã bị Thổ Nhĩ Kỳ tước khỏi tay 10.000 lính Anh và Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend vào tháng 04/1916, một thất bại thảm hại cho các hoạt động của quân Hiệp ước trong khu vực. Continue reading “10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad”

09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola

Nguồn: Spanish siege of Pensacola begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, sau khi chiếm được các vị trí của Anh ở Louisiana và Mississippi, tướng Tây Ban Nha là Bernardo de Galvez – chỉ huy của lực lượng Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ – đã chuyển hướng chú ý sang thành phố Pensacola, Florida, đang do Anh  chiếm đóng. Tướng Galvez và một lực lượng hải quân Tây Ban Nha gồm hơn 40 tàu và 3.500 thủy thủ đã cập bến Đảo Santa Rosa và bắt đầu một cuộc bao vây trong hai tháng đối với các lực lượng chiếm đóng của Anh – sau này được gọi là Trận Pensacola. Continue reading “09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul

Nguồn: After massacre, sole surviving British soldier escapes Kabul, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

Vào thế kỷ 19, với mục tiêu bảo vệ thuộc địa Ấn Độ trước người Nga, Anh đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của mình tại nước láng giềng Afghanistan bằng cách nỗ lực thay thế tiểu vương Dost Mohammad bằng một tiểu vương trước đây vốn có thiện cảm với người Anh. Sự can thiệp trắng trợn của Anh vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất vào năm 1839. Continue reading “13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul”

02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt

Nguồn: The Yorkshire Ripper is apprehended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, gã sát nhân Đồ tể Yorkshire (Yorkshire Ripper) cuối cùng đã bị cảnh sát Anh tóm gọn, kết thúc một trong những cuộc truy lùng tội phạm lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng năm năm, các điều tra viên đã theo đuổi mọi đầu mối có được, với hy vọng ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt đang khủng bố miền Bắc nước Anh, nhưng vụ bắt giữ lại diễn ra hoàn toàn tình cờ. Bị phát hiện trên một chiếc xe bị đánh cắp cùng với một cô gái điếm, Peter Sutcliffe đã bị trung sĩ Robert Ring bắt giữ. Hắn xin đi vệ sinh ở bụi cây trước khi bị đưa về đồn. Khi Ring trở lại hiện trường, anh tìm thấy một cây búa và một con dao, vũ khí ưa thích của Đồ tể Yorkshire, ngay đằng sau bụi cây. Sutcliffe buộc phải thú tội trước những bằng chứng này. Continue reading “02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt”