Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Suetonius là thống đốc La Mã cai trị nước Anh và là người đã dẹp tan cuộc nổi dậy của Boudicca.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Gaius Suetonius Paulinus lúc sinh thời. Dữ liệu đầu tiên về sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 42 SCN – dưới triều Hoàng đế Claudius – khi Claudius đẩy lùi một cuộc nổi dậy ở Mauretania (bắc Phi ngày nay) và trở thành người La Mã đầu tiên vượt dãy núi Atlas. Năm 58 SCN, ông được bổ nhiệm làm thống đốc Anh. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ đông nam của đường ranh giới nằm giữa cửa sông Wash và cửa sông Severn đang nằm dưới sự cai trị của đế chế La Mã. Ngoài khu vực này ra, tình hình ở những nơi khác khá bất ổn. Continue reading “Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca”

01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus

Nguồn: Lawrence of Arabia captures Damascus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, liên quân Anh-Ả Rập đã chiếm được Damascus từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thành việc giải phóng bán đảo Arabia trong Thế chiến I. Vị chỉ huy quan trọng của phe Hiệp ước là T.E. Lawrence, người lính Anh huyền thoại, thường được biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập” (Lawrence of Arabia).

Lawrence – một người gốc Ả Rập sinh ra ở Tremadoc, xứ Wales, sau đó theo học tại trường Oxford – bắt đầu làm việc cho quân đội Anh với tư cách là sĩ quan tình báo ở Ai Cập kể từ năm 1914. Ông đã dành hơn một năm ở Cairo để xử lý các thông tin tình báo. Năm 1916, ông tháp tùng một nhà ngoại giao Anh tới Arabia, nơi Hussein bin Ali, tiểu vương Mecca, phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lawrence thuyết phục cấp trên của mình hỗ trợ cho phong trào của Hussein và đã được cử tham gia quân của Faisal, con trai Hussein, với tư cách là một sĩ quan liên lạc. Continue reading “01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward VII (1841 – 1910) là vua của nước Anh từ năm 1901 đến 1910, và ông là người thừa kế của Nữ hoàng Victoria trong gần 60 năm.

Edward sinh ngày 09/11/1841 tại London và là con trai cả của Victoria cùng vương phu của bà là Abert. Ngay từ khi còn nhỏ, Edward đã được nuôi dạy nghiêm khắc bởi cha mẹ của ông muốn đảm bảo rằng ông sẽ sẵn sàng để nối ngôi. Ông từng theo học cả Đại học Oxford và Cambridge, sau đó gia nhập quân đội trong một thời gian ngắn. Quan hệ của ông với một nữ diễn viên đã tạo ra một bê bối lớn cho Edward, và cha của ông là Hoàng thân Albert đã tới thăm con trai để khiển trách ông. Hai tuần sau, Albert qua đời và Victoria đã cho rằng Edward chịu một phần trách nhiệm cho cái chết của cha mình. Continue reading “Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria”

10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ

Nguồn: Nathan Hale volunteers to spy behind British lines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1776, Tướng George Washington đã kêu gọi một tình nguyện viên tham gia một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm: thu thập thông tin tình báo đằng sau chiến tuyến của kẻ thù trước Trận Harlem Heights sắp tới. Đại úy Nathan Hale, thuộc Trung đoàn 19 của Quân đội Lục địa, đã bước lên và sau đó trở thành một trong những điệp viên người Mỹ đầu tiên được biết đến trong thời kỳ Cách mạng Mỹ.

Cải trang thành một thầy giáo người Hà Lan, Hale – được đào tạo tại Đại học Yale – đã thành công trong việc lẻn vào phòng tuyến của Anh ở Long Island, thu thập nhiều thông tin về các đợt chuyển quân của Anh trong vài tuần tiếp theo. Trong khi Hale ở sau chiến tuyến của kẻ thù, người Anh đã xâm chiếm đảo Manhattan; họ giành được quyền kiểm soát thành phố vào ngày 15/09/1776. Continue reading “10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ”

08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London

Nguồn: German airship hits central London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chiếc Zeppelin của Đức, lái bởi Heinrich Mathy, một trong những phi công khinh khí cầu vĩ đại của Thế chiến I, đã tấn công vùng Aldersgate ở trung tâm London, khiến 22 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại lên tới 500.000 bảng Anh.

Zeppelin, một loại khí cầu cứng điều khiển bằng động cơ, được phát triển bởi nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã tạo ra khí cầu điều khiển bằng động cơ từ vài thập niên trước đó, nhưng quả bóng khổng lồ được thiết kế bởi von Zeppelin, cùng với bộ khung thép, vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến nay. Tuy nhiên, trong trường hợp của Zeppelin, tính an toàn đã bị đánh đổi với kích thước: loại khí cầu khung thép nặng này rất dễ phát nổ, do chúng bay lên nhờ khí hydro dễ cháy, thay vì khí heli trơ không bắt lửa. Continue reading “08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London”

30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe

Nguồn: Washington refuses Howe’s letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington đã giải trình trước Hội nghị New York ba lý do giải thích việc quân Mỹ rút lui khỏi Long Island. Cùng ngày hôm đó, ông từ chối lá thư hòa giải thứ hai của Tướng William Howe của Anh.

Khi Howe và lực lượng vượt trội của Anh đổ bộ vào Long Island, họ đã khiến Quân đội Lục địa phải chịu thất bại nhục nhã trong trận Brooklyn Heights vào ngày 27/08, Washington đưa ra những lý do cho quyết định rút lui của mình: sự cần thiết phải hợp nhất lực lượng, sự mệt mỏi rã rời của lính Mỹ, và tình trạng thiếu nơi trú ẩn thích hợp trước thời tiết khắc nghiệt. Continue reading “30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe”

24/08/1814: Quân Anh phóng hỏa Nhà Trắng

Nguồn: British troops set fire to the White House, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1814, trong Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812, quân Anh đã tiến vào Washington DC và phóng hoả đốt Nhà Trắng nhằm trả đũa cuộc tấn công của Mỹ vào thành phố York ở Ontario, Canada hồi tháng 06/1813.

Khi quân Anh tràn tới Nhà Trắng, họ phát hiện Tổng thống James Madison và đệ nhất phu nhân Dolley đã di tản đến nơi an toàn ở Maryland. Các binh sĩ được cho là đã ngồi xuống và ăn một bữa từ thức ăn thừa trong bếp của Nhà Trắng, sử dụng bát đĩa tại đây trước khi cướp phá dinh thự của tổng thống và phóng hoả nó. Continue reading “24/08/1814: Quân Anh phóng hỏa Nhà Trắng”

18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh

Nguồn: George Washington signs Jay Treaty with Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1795, Tổng thống George Washington ký Hiệp ước Jay (hay Hiệp ước của Jay) với Vương quốc Anh.

Với tên gọi chính thức là Hiệp ước Thương mại Hữu nghị và Hàng hải giữa Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Treaty of Amity Commerce and Navigation between His Britannic Majesty and The United States of America), văn bản cố gắng xoa dịu căng thẳng vốn đã trở nên dữ dội hơn giữa hai quốc gia kể từ khi kết thúc Cách mạng Mỹ. Continue reading “18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh”

Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Matilda (1102 – 1167) là người thừa kế của vua nước Anh – Henry I, song bà đã bị Stephen đoạt ngôi, dẫn đến nội chiến.

Matilda sinh năm 1102 và là con gái của Henry I, vua nước Anh. Năm 1114, bà kết hôn với Hoàng đế La Mã Thần thánh Henry V. Sau khi anh trai của Matilda mất vào năm 1120, bà đã trở thành người thừa kế hợp pháp duy nhất của Henry I. Năm 1125, chồng của bà qua đời, Henry I đã gọi Matilda trở lại Anh và tới năm 1127, ông yêu cầu giới quý tộc chấp nhận bà là người kế vị của ông. Continue reading “Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang”

12/08/1676: Chiến tranh Vua Philip kết thúc

Nguồn: King Philip’s War ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1676, tại thuộc địa New England, Chiến tranh Vua Philip đã kết thúc khi Philip – thủ lĩnh của người da đỏ Wampanoag – đã bị ám sát bởi một người Mỹ bản địa phục vụ cho Anh.

Vào đầu những năm 1670, 50 năm hòa bình giữa thuộc địa Plymouth và người da đỏ Wampanoag địa phương bắt đầu rạn nứt khi việc mở rộng liên tục các khu định cư đã khiến bộ lạc này phải bán đất. Đáp lại sự thù địch ngày càng tăng của người Mỹ bản địa, người Anh đã gặp thủ lĩnh của người Wampanoag là Vua Philip và yêu cầu lực lượng của ông phải buông khí giới đầu hàng. Người Wampanoag đã làm như vậy, nhưng tới năm 1675, một người Mỹ bản địa theo đạo Thiên chúa và từng giữ vai trò cung cấp thông tin cho người Anh đã bị sát hại. Vì việc này, ba người Wampanoag đã bị xử tử. Continue reading “12/08/1676: Chiến tranh Vua Philip kết thúc”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập

Nguồn: Liberian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Cộng hòa Liberia, trước đây là thuộc địa của Hiệp hội Thực dân Mỹ (American Colonization Society), đã tuyên bố độc lập. Dưới áp lực của Anh, Mỹ dù không muốn nhưng đã phải chấp nhận chủ quyền của Liberia, biến quốc gia Tây Phi trở thành nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử châu Phi. Một hiến pháp mô phỏng theo Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, và vào năm 1848, Joseph Jenkins Roberts đã được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liberia.

Hiệp hội Thực dân Mỹ được Robert Finley, một người Mỹ, thành lập vào năm 1816, để đưa những nô lệ người Mỹ gốc Phi được trả tự do trở về châu Phi. Năm 1820, những nô lệ đầu tiên đã từ Mỹ đến thuộc địa Sierra Leone của Anh, và vào năm 1821, hiệp hội đã thành lập thuộc địa Liberia nằm ở phía nam Sierra Leone với mong muốn biến nó thành một quê hương mới cho các cựu nô lệ, nằm ngoài chủ quyền của Anh. Continue reading “26/07/1847: Liberia tuyên bố độc lập”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập

Nguồn: U.S.-Canadian border established, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1846, đại diện của Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Oregon để giải quyết tranh chấp dai dẳng giữa hai nước về việc kiểm soát lãnh thổ Oregon. Hiệp ước đã quy định vĩ tuyến 49 từ dãy núi Rocky đến eo biển Georgia là ranh giới giữa Hoa kỳ và Canada thuộc Anh. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ có quyền kiểm soát chính thức đối với các tiểu bang tương lai là Oregon, Washington, Idaho và Montana; Anh sẽ kiểm soát Đảo Vancouver và có quyền hàng hải đối với một phần của sông Columbia. Continue reading “15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”