25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu

Nguồn: War of 1812 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một ngày sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, Tổng thống James Madison đã ký phê chuẩn tuyên bố tuyên chiến và Cuộc chiến năm 1812 bắt đầu. Tuyên bố chiến tranh của Mỹ, bị phản đối bởi một nhóm thiểu số đáng kể trong Quốc Hội, là nhằm đáp trả đòn phong tỏa kinh tế của Anh ở Pháp, việc ép buộc thủy thủ Mỹ gia nhập Hải quân Hoàng gia trái với ý muốn của họ, và việc Anh ủng hộ các bộ lạc thù địch dọc theo biên giới Ngũ Đại Hồ. Một phe trong Quốc Hội – War Hawk (Diều hâu chủ chiến) – đã ủng hộ chiến tranh với Anh suốt nhiều năm qua và chẳng hề che giấu hy vọng rằng một cuộc xâm lược Canada có thể giúp nước Mỹ giành thêm được lãnh thổ đáng kể. Continue reading “18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu”

09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy

Nguồn: British customs vessel, Gaspee, burns off Rhode Island History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1772, giận dữ vì Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Townshend nhằm hạn chế thương mại thuộc địa, một nhóm dân thuộc địa Mỹ đã bôi đen mặt và lên tàu HMS Gaspee, một tàu hải quan Anh có vũ trang bị mắc cạn ngoài khơi Rhode Island. Những người này đã bắn vào thuyền thưởng, sau đó cùng nhau đốt cháy con tàu.

Ngày 09/06, trên đường đuổi theo tàu vận chuyển của Thuyền trưởng Thomas Lindsey từ Newport, tàu Gaspee không may bị mắc cạn ở Namquito Point thuộc Vịnh Narragansett, Providence – thủ phủ Rhode Island. Tối hôm ấy, John Brown – một thương nhân bất mãn với chế độ thuế khóa quá cao của chính phủ Anh – đã dùng tám chiếc thuyền mái chèo của mình bao vây Gaspee và cùng 67 người dân thuộc địa chiếm được quyền kiểm soát con tàu, bắn vào bụng Thuyền trưởng người Scotland, Trung úy William Dudingston. Sau khi đưa thuyền trưởng bị thương và thủy thủ đoàn của ông vào bờ tại Pawtuxet, họ đã đốt cháy Gaspee. Continue reading “09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: British attempt to bargain with Turks over Kut, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ba sĩ quan Anh, trong đó có vị Đại uý nổi tiếng T.E. Lawrence (được biết đến với tên gọi Lawrence xứ Arabia), cố gắng lập kế hoạch tháo lui cho hàng ngàn binh sĩ Anh đang bị bao vây tại thành phố Kut-al-Amara ở Lưỡng Hà (Mesopotamia) thông qua một cuộc đàm phán bí mật với chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ tháng 12/1915, quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Đức ở Kut bao vây, trên sông Tigris ở Basra, Lưỡng Hà (Iraq ngày nay). Bốn lần nỗ lực đẩy lùi quân địch chỉ khiến họ phải hứng chịu con số thương vong 23.000 người, gần gấp đôi quân số còn lại của trung đoàn. Kiệt sức, thiếu thốn và đau đớn vì bệnh tật, những binh sĩ của Townshend đã sắp sửa phải đầu hàng thì bộ chỉ huy khu vực của Anh quyết định vận dụng ngoại giao. Continue reading “27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ”

25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli

Nguồn: Allies begin invasion of Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, một tuần sau khi cuộc tấn công của hải quân Anh-Pháp vào Dardanelles kết thúc trong thất bại, phe Hiệp Ước đã tiếp tục triển khai một cuộc đổ bộ quy mô lớn lên Bán đảo Gallipoli, vùng đất do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở phía bắc Dardanelles.

Tháng 01/1915, hai tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến I về phía phe Liên minh Trung tâm, Nga đã kêu gọi Anh bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công của quân đội Ottoman ở vùng Caucasus. Lord Kitchener, Bộ trưởng Chiến tranh Anh Quốc, nói với Churchill, Bộ trưởng Hải quân, rằng không có đội quân nào sẵn sàng giúp đỡ người Nga và nơi duy nhất họ có thể hỗ trợ là tại Dardanelles, để ngăn chặn quân đội Ottoman di chuyển về phía đông đến Caucasus. Đô đốc Thứ nhất của Hải quân Hoàng gia, John Fisher, chủ trương tiến hành một chiến dịch chung giữa bộ binh và hải quân. Continue reading “25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli”

24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland

Nguồn: Easter Rebellion begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, vào ngày Thứ Hai Phục Sinh tại Dublin, Hội Anh em Cộng hòa Ailen, một tổ chức bí mật của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ailen do Patrick Pearse lãnh đạo, đã phát động Cuộc nổi dậy Phục sinh, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại sự cai trị của nước Anh. Được hỗ trợ bởi những người xã hội chủ nghĩa Ailen có vũ trang dưới sự lãnh đạo của James Connolly, Pearse và các bằng hữu Cộng hòa của ông đã gây bạo loạn và tấn công trụ sở chính quyền địa phương của Anh Quốc trên khắp Dublin và chiếm giữ Tổng cục Bưu điện tại thủ đô Ailen. Continue reading “24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland”

Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?

Nguồn: Julian Assange: journalistic hero or enemy agent?”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Julian Assange, người bị lôi ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4 sau gần bảy năm ẩn trốn ở đó, trông yếu ớt và luộm thuộm, và ông cũng không phải là một vị khách dễ chịu. Ông bị cáo buộc đã trét phân lên tường của tòa đại sứ quán và bỏ bê chú mèo của mình, bên cạnh những hành vi không lành mạnh khác, theo lời vị Bộ trưởng Ngoại giao đầy bức xúc của Ecuador. Mặc dù vậy, những người ủng hộ ông cho rằng việc trục xuất và bắt giữ ông là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí. Những người khác thì nghĩ rằng đó là một sự trả giá quá trễ đối với một người đã tạo ra tình trạng hỗn loạn thông tin lên phương Tây, gây nên sự bất ổn của nền dân chủ Mỹ. Vậy Assange là một nhà báo anh hùng, một nhà hoạt động liều lĩnh hay thậm chí là một đặc vụ của kẻ thù? Continue reading “Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?”

13/04/1919: Thảm sát Amritsar

Nguồn: British and Gurkha troops massacre hundreds of unarmed demonstrators in Amritsar Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Amritsar, Ấn Độ, thành phố linh thiêng của đạo Sikh, quân đội Anh và Gurkha (Nepal) đã tàn sát ít nhất 379 người biểu tình không được vũ trang tại Jallianwala Bagh, một công viên trong thành phố. Hầu hết nạn nhân thiệt mạng là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, họp mặt để phản đối quyết định của chính phủ Anh ra lệnh bắt buộc nhập ngũ đối với binh lính Ấn Độ và áp đặt mức thuế chiến tranh nặng nề lên người dân nước này. Continue reading “13/04/1919: Thảm sát Amritsar”

11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi

Nguồn: War is narrowly averted,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, khi đến thăm Marathon, Hy Lạp, Lord Muncaster của Anh đã bị bắt cóc bởi một nhóm cướp. Sự kiện này gần như đã dẫn đến chiến tranh. Toán cướp biển, dẫn đầu bởi Takos Arvanitakis, đã từng bắt cóc rất nhiều người và đó chính là nguồn thu béo bở cho chúng trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc bắt giữ Lord Muncaster và một nhóm khách du lịch người Anh lại khó hơn nhiều so với những gì chúng tưởng tượng. Continue reading “11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi”

09/04/1918: Trận Lys bắt đầu

Nguồn: Battle of the Lys begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, quân Đức đã phát động Chiến dịch Georgette (Operation Georgette) – giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công mùa xuân cuối cùng của họ nhắm vào các vị trí của quân phe Hiệp ước ở Armentieres, Pháp, trên sông Lys.

Ngày 21/03/1918, quân Đức dưới quyền tổng tham mưu trưởng Erich Ludendorff đã phát động một cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, tấn công phe Hiệp ước ở vùng sông Somme của Pháp và nhắm thẳng những khẩu pháo khổng lồ của họ vào Paris. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, phe Hiệp ước đã đủ sức ngăn chặn được đội quân đã kiệt sức của Ludendorff, một phần nhờ vào lực lượng tiếp viện gồm hàng ngàn lính Mỹ. Tính đến thời điểm Ludendorff ra lệnh dừng tấn công vào ngày 05/04, người Đức đã giành được gần 40 dặm lãnh thổ. Continue reading “09/04/1918: Trận Lys bắt đầu”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế

Nguồn: British Parliament adopts the Coercive Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, thất vọng trước sự kiện Tiệc Trà Boston (Boston Tea Party) và các hành động phá hoại tài sản trắng trợn khác của dân Mỹ thuộc địa, Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts) bất chấp sự phẫn nộ của nhóm Ái quốc (Patriot).

Đạo luật Cưỡng chế là một loạt bốn đạo luật được chính phủ Anh thông qua với mục đích khôi phục trật tự ở Massachusetts và trừng phạt người Boston vì sự kiện Tiệc Trà của họ, trong đó các thành viên của nhóm Những Đứa con của Tự do (Sons of Liberty) có tư tưởng cách mạng đã lên ba chiếc tàu chở trà của Anh ở Cảng Boston và đổ 34 thùng trà – trị giá gần 1 triệu USD theo tỷ giá ngày nay – xuống biển để phản đối Đạo luật Trà (Tea Act) Continue reading “28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”