03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: U.S. jets bomb Ho Chi Minh Trail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, hơn 30 máy bay phản lực của Không quân Mỹ đã tấn công các mục tiêu dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào. Khi các đợt không kích này bị tiết lộ rộng rãi và xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bắt buộc phải thông báo rằng những đợt không kích gây tranh cãi này đã được Tổng thống Johnson phê duyệt, theo thẩm quyền của ông được quy định trong Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (08/1964.) Continue reading “03/03/1965: Mỹ đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền

Nguồn: First Rolling Thunder raid conducted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) đã được bắt đầu bằng trận không kích của hơn 100 máy bay phản lực thuộc Không quân Mỹ vào một kho đạn tại Xóm Bằng, nằm 10 dặm sâu trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đồng thời, 60 máy bay cánh quạt của Không quân miền Nam cũng ném bom căn cứ hải quân Quảng Khê, 65 dặm về phía bắc vĩ tuyến 17.

Sáu máy bay của Mỹ đã bị bắn rơi, nhưng chỉ có một phi công bị bắt giữ. Đại úy Hayden J. Lockhart, phi công lái chiếc F-100, đã bị bắn hạ và trở thành phi công đầu tiên thuộc Không quân Mỹ bị bắt làm tù binh của Bắc Việt. Lockhart đã được thả vào năm 1973 theo điều khoản trao trả tù binh chiến tranh của Hiệp định Paris. Continue reading “02/03/1965: Trận đột kích đầu tiên của Chiến dịch Sấm Rền”

24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế

Nguồn: Hue recaptured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, quân đội miền Nam Việt Nam đã tái chiếm được Kinh thành Huế. Mặc dù hơn một tuần sau đó Trận Mậu Thân tại Huế mới chính thức được tuyên bố kết thúc, nhưng nó đã là trận đánh lớn cuối cùng của Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Rạng sáng ngày mùng một Tết Mậu Thân, lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự. Huế, Đà Lạt, Kontum, Quảng Trị là những thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của đợt tấn công; ở phía bắc, năm tỉnh lị đều bị chiếm. Việt Cộng cũng chiếm được nhiều sân bay và căn cứ của đồng minh. Continue reading “24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế”

20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam

Nguồn: Hearings begin on American policy in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bắt đầu phiên điều trần về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Đây là hệ quả trực tiếp của Chiến dịch Tết Mậu Thân, khi lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong cả cuộc chiến. Họ đã đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Việc đánh giá tác động của đợt tấn công Tết Mậu Thân đã bắt đầu từ trước khi nó chính thức kết thúc. Về mặt quân sự, đợt tấn công này chắc chắn là một chiến thắng của đồng minh, nhưng về mặt tâm lý và chính trị, thì nó lại là một thảm họa. Continue reading “20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam”

Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam

Nguồn: Christopher Goscha, “The 30-Years War in Vietnam,” The New York Times, 07/02/2017.

Biên dịch: Vũ Đức Liêm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rõ ràng là chiến tranh Việt Nam được người ta nhớ đến theo những cách rất khác nhau. Phần lớn người Mỹ nhớ đến nó như một cuộc chiến diễn ra từ năm 1965 đến năm 1975, làm quân đội của họ sa lầy vào một nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm chia rẽ người Mỹ một cách sâu sắc. Người Pháp nhớ đến thất bại của họ ở đó như một cuộc xung đột kéo dài một thập niên, từ năm 1945 đến năm 1954, khi họ cố gắng giành giữ viên ngọc châu Á của đế quốc thực dân của mình cho đến khi thất trận ở một nơi được gọi là Điện Biên Phủ. Continue reading “Cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam”

07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. jets conduct retaliatory raids, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của Chiến dịch Hỏa Tiêu (Operation Flaming Dart), 49 máy bay phản lực của Hải quân Mỹ từ hai tàu sân bay Coral Sea và Hancock thuộc Hạm đội 7 đã thả bom và bắn tên lửa vào các doanh trại và các trạm dừng chân tại Đồng Hới – một khu huấn luyện du kích ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, được hộ tống bởi các máy bay phản lực của Mỹ, máy bay ném bom của quân đội miền Nam cũng đã tấn công vào trung tâm thông tin liên lạc quân sự của miền Bắc.

Đây là đòn trả đũa cho đợt tấn công của phe cộng sản vào Trại Holloway và Sân bay Pleiku ở Tây Nguyên, khiến 8 lính Mỹ thiệt mạng, 109 người khác bị thương, và 20 máy bay bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Continue reading “07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam”

05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ

Nguồn: South Vietnam requests more support, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Washington tăng gấp đôi số sĩ quan thuộc Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Military Assistance and Advisory Group, MAAG-Vietnam), từ 342 lên 685 người.

Nhóm cố vấn này được thành lập vào ngày 01/11/1955 để hỗ trợ về quân sự cho miền Nam Việt Nam. Nó đã thay thế cho Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương (MAAG-Indochina), vốn đã và đang cung cấp viện trợ quân sự cho “lực lượng của Pháp và các nước liên quan ở Đông Dương” (là Campuchia, Lào và Việt Nam) theo mệnh lệnh của Tổng thống Harry S. Truman vào ngày 27/06/1950. Continue reading “05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ”

02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1962, Không quân Mỹ đã mất chiếc máy bay đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Chiếc C-123 đã bị rơi trong khi phun chất làm rụng lá lên một điểm phục kích của Việt Cộng.

Chiếc máy bay này là một phần trong Chiến dịch Ranch Hand, một chiến dịch chống tiếp cận (area-denial) nhằm triệt hạ những con đường mà Việt Cộng dùng để ẩn náu và ngụy trang. Trong giai đoạn 1962 – 1971, lính Mỹ đã phun gần 19 triệu gallon chất diệt cỏ làm rụng lá lên khoảng 10% – 20% lãnh thổ Nam Việt Nam và một vài khu vực thuộc Lào. Chất độc da cam, có tên gọi bắt nguồn từ màu cam của bình chứa, là loại được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam”

31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ

Nguồn: Viet Cong attack U.S. Embassy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một phần của chiến dịch Tết Mậu Thân, một nhóm quân du kích Việt Cộng đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những người lính này đã bao vây Đại sứ quán trong suốt sáu giờ đồng hồ, cho đến khi lực lượng lính dù của Mỹ hạ cánh bằng trực thăng trên mái của tòa nhà sứ quán và đánh trả Việt Cộng.

Tết Mậu Thân đã được lên kế hoạch là một cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch được dự kiến diễn ra trong dịp Tết, là thời điểm hạn chế giao tranh theo thông lệ mừng năm mới âm lịch của người Việt. Tháng 12/1967, theo sau cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh, 50.000 lính Mỹ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực này, do đó làm suy yếu lực lượng tại những nơi khác. Phản ứng này của Mỹ đã nằm trong chiến lược của Việt Cộng, nhằm dọn đường cho đợt tấn công bất ngờ vào Tết Mậu Thân, khi phe Cộng sản tấn công Sài Gòn, cố đô Huế và hơn 100 khu đô thị khác. Continue reading “31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ”

27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris

Nguồn: Paris Peace Accords signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, đại diện của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) đã chính thức ký  “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam” tại Paris.

Vì phía Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, nên mọi đề cập đến Chính phủ này đều chỉ nằm trong phiên bản song phương do chính quyền miền Bắc và Mỹ ký. Còn phía Việt Nam Cộng hòa được trao một phiên bản hiệp định riêng biệt, trong đó không đề cập đến chính phủ Việt Cộng. Đây là một phần trong nỗ lực từ trước đó rất lâu của Sài Gòn nhằm từ chối công nhận Việt Cộng là một bên hợp pháp trong các cuộc thảo luận về chấm dứt chiến tranh. Continue reading “27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6

Nguồn: Diem issues Ordinance No. 6, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã ban hành Sắc lệnh số 6, cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh và những người “được coi là nguy hiểm đối với quốc phòng và an ninh chung.”

Việt Minh là tổ chức cộng sản đã lật đổ chế độ thực dân Pháp và lên nắm quyền kiểm soát chính phủ miền Bắc Việt Nam vào tháng 10/1954. Việc cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh là một nỗ lực của Diệm nhằm củng cố quyền lực của ông tại miền Nam. Trước đó, ông đã dập tắt sự phản đối từ nhiều tôn giáo và còn tiến hành một chương trình chống lại các thành viên Việt Minh bấy giờ vẫn đang ở miền Nam. Continue reading “11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6”

02/01/1963: Chiến thắng Ấp Bắc

Nguồn: Viet Cong are successful at Ap Bac, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Ấp Bắc, một ngôi làng ở Đồng bằng sông Cửu Long, cách Sài Gòn 50 dặm về phía tây nam, Việt Cộng đã gây thương vong nặng nề cho một lực lượng Nam Việt Nam vốn dĩ lớn hơn nhiều.

Khoảng 2.500 binh sĩ thuộc Sư đoàn 7 của quân đội miền Nam – dù được trang bị vũ khí tự động, xe bọc thép, thậm chí còn được máy bay ném bom và trực thăng hỗ trợ – nhưng vẫn không thể đánh bại một nhóm 300 quân du kích, những người đã mau chóng trốn thoát sau khi gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Nam Việt Nam. Continue reading “02/01/1963: Chiến thắng Ấp Bắc”

18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam

Nguồn: Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, chỉ vài ngày sau khi thất bại trong đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch ném bom lớn để phá vỡ bế tắc. Trong gần hai tuần, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom Bắc Việt Nam.

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng. Continue reading “18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng

04

Nguồn: Riverine force surrounds Viet Cong battalion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lính Mỹ thuộc Lực lượng cơ động đường sông (Mobile Riverine Force, MRF) và 400 lính Nam Việt Nam trong xe bọc thép đã đối đầu lực lượng cộng sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong trận chiến, 235 trong số 300 thành viên của tiểu đoàn Việt Cộng đã thiệt mạng.

Lực lượng cơ động đường sông là một lực lượng phối hợp bộ binh – hải quân, đến từ Sư Đoàn Bộ Binh 9 (chủ yếu là lính Lữ đoàn 2 và quân hỗ trợ liên quan) và Lực lượng Đặc nhiệm 117 của Hải quân Mỹ. Lực lượng này thường kết hợp cùng các đơn vị của Sư Đoàn Bộ binh 7 và 21 và lực lượng Lính thủ đánh bộ Nam Việt Nam. Continue reading “04/12/1967: Lực lượng cơ động đường sông bao vây Việt Cộng”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”

29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng

29

Nguồn: McNamara resigns as Secretary of Defense, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Robert S. McNamara đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sẽ trở thành chủ tịch Ngân hàng Thế giới.

McNamara, cựu Chủ tịch Ford Motor, đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới hai đời Tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, từ năm 1961 đến năm 1968. Ông là người khởi xướng việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và khuyến khích Tổng thống Johnson leo thang chiến tranh vào năm 1964, nhưng sau đó lại tự nghi vấn chính sách của Mỹ và cuối cùng thì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Continue reading “29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng”

23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc

23

Nguồn: Paris peace talks deadlocked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cuộc hòa đàm bí mật giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được nối lại ở Paris nhưng gần như ngay lập tức lại rơi vào bế tắc.

Các điểm còn xung đột giữa hai bên là việc triển khai lực lượng giám sát quốc tế và việc Sài Gòn yêu cầu quân đội miền Bắc rút hoàn toàn khỏi miền Nam. Khi cuộc đàm phán trở nên vô vọng, Tổng thống Nixon đã ra lệnh tiến hành cuộc “Ném bom Giáng sinh” (Điện Biên Phủ trên không) để buộc chính quyền miền Bắc Việt Nam trở lại bàn đàm phán. Continue reading “23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc”

12/11/1969: Thông tin về Thảm sát Mỹ Lai được công bố

12

Nguồn: Seymour Hersh breaks My Lai story, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Seymour Hersh, một nhà báo điều tra độc lập, trong một bản tin của Dispatch News Service mà sau đó được hơn 30 tờ báo đưa lên trang nhất, đã tiết lộ phạm vi cáo trạng của Quân đội Mỹ chống lại Trung úy William L. Calley, người bị bắt sau cuộc thảm sát ở Mỹ Lai. Hersh viết: “Phía quân đội cho rằng anh ta [Calley] đã cố tình giết chết ít nhất 109 thường dân Việt Nam trong một nhiệm vụ tìm-và-diệt diễn ra hồi tháng 3/1968, tại một căn cứ Việt Cộng có tên gọi Pinkville [tên lính Mỹ dùng để gọi Mỹ Lai]”. Continue reading “12/11/1969: Thông tin về Thảm sát Mỹ Lai được công bố”