22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh

Nguồn: German U-boat devastates British squadron, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, tại Biển Bắc, tàu ngầm Đức U-9 đã đánh chìm ba tàu tuần dương Anh, Aboukir, Hogue Cressy, chỉ trong vòng hơn một giờ.

Việc nhanh chóng thành lập Hải quân Đức suốt những năm trước Thê Chiến I do Bộ trưởng Hải quân Alfred von Tirpitz đứng sau điều hành chắc chắn đã góp phần gây nên sự lo lắng và thù địch của Anh đối với Đức. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu tiên của chiến tranh, Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet) rất hiếm khi di chuyển khỏi trụ sở chính tại Wilhelmshaven. Trận hải chiến tại Vịnh Heligoland vào cuối tháng 8, kết thúc với một chiến thắng thuyết phục của Anh, đã khiến ba thiết giáp hạm Đức bị đánh chìm, ba chiếc khác bị hư hại và 1.200 thủy thủ Đức thiệt mạng hoặc bị thương. Continue reading “22/09/1914: Tàu ngầm U-boat đánh bại hạm đội Anh”

20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source

Nguồn: British launch Operation Source, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tàu ngầm Anh đã cố gắng đánh chìm tàu chiến Đức Tirpitz khi nó đang nằm trong vùng biển Na Uy, sau khi Chiến dịch Source (Operation Source) được phát động. Tirpitz là thiết giáp hạm lớn thứ hai của hạm đội Đức (chỉ sau chiếc Bismarck), đồng thời là mối đe dọa lớn đối với tàu thuyền Đồng Minh qua lại vùng biển Bắc Cực.

Tháng 01/1942, Hitler ra lệnh cho Hải quân Đức để Tirpitz nằm ở Na Uy để tấn công các đoàn tàu vận tải của Liên Xô vận chuyển vật tư từ Iceland đến Liên Xô. Tirpitz cũng có nhiệm vụ ngăn cản Hải quân Anh tiến tới Thái Bình Dương. Winston Churchill đã tóm tắt tình hình rằng: “Sự hủy diệt hoặc chỉ cần làm tê liệt con tàu này cũng sẽ là sự kiện lớn nhất hiện nay … Toàn bộ chiến lược của cuộc chiến trong giai đoạn này nằm ở con tàu đó …” Continue reading “20/09/1943: Anh phát động Chiến dịch Source”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu

Nguồn: Battle of Epehy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần làng Epehy của Pháp, Tập đoàn quân số 4 của Anh, được chỉ huy bởi Sir Henry Rawlinson, đã tấn công các tiền đồn của Đức tại Phòng tuyến Hindenburg, tuyến phòng thủ cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Được người Anh đặt tên theo vị Tổng Tư lệnh của Đức, Paul von Hindenburg – trong khi người Đức gọi nó là Phòng tuyến Siegfried – Phòng tuyến Hindenburg là một tuyến phòng thủ bán kiên cố mà Hindenburg ra lệnh dựng lên, chỉ vài dặm đằng sau chiến tuyến của Đức, vào cuối năm 1916. Continue reading “18/09/1918: Trận Epehy bắt đầu”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland

Nguồn: Battle of Heligoland Bight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Thế chiến I chính thức lan từ đất liền ra biển khi trận chiến hải quân lớn đầu tiên đã diễn ra giữa các tàu của Anh và Đức ở Biển Bắc, gần bờ biển phía bắc nước Đức.

Trận chiến diễn ra ở vùng nước nửa kín là Vịnh Heligoland, vốn được sử dụng làm căn cứ của Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet), đồng thời nơi đây cũng là xuất phát điểm tốt cho các cuộc tấn công chống lại Quần đảo Anh. Tuy nhiên, hạm đội Đức hiếm khi mạo hiểm ra xa cảng. Chỉ huy người Anh Reginald Tyrwhitt được giao nhiệm vụ dẫn đầu một hạm đội nhỏ tàu Anh, bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ, FearlessArethusa, cùng một số tàu khu trục, đến dụ các tàu Đức đuổi theo họ ra biển, nơi một lực lượng Anh lớn hơn, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Sir David Beatty, đợi sẵn để chiến đấu. Continue reading “28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland”

25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ

Nguồn: Germans burn Belgian town of Louvain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I, quân Đức đã bắt đầu đóng quân tại làng Louvain của Bỉ . Chỉ trong vòng năm ngày, họ đã thiêu rụi và cướp phá nhiều thị trấn, thảm sát hàng trăm thường dân.

Nằm giữa thủ đô Brussels và thị trấn Liege, nơi diễn ra giao tranh nặng nề trong những tuần đầu tiên khi người Đức xâm lược, trong con mắt dư luận quốc tếLouvain trở thành biểu tượng cho bản chất tàn bạo kinh hoàng của cỗ máy chiến tranh Đức. Từ những ngày đầu tiên họ xâm lược nước Bỉ, vi phạm tính trung lập của quốc gia nhỏ bé này trên con đường tiến đánh nước Pháp, người Đức đã chiếm đóng và phá hủy nhiều vùng nông thôn và làng mạc dọc đường hành quân, giết chết một số lượng lớn dân thường, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Continue reading “25/08/1914: Đức thiêu rụi thị trấn Louvain của Bỉ”

22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới

Nguồn: Heavy casualties suffered in the Battles of the Frontiers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, khi các lực lượng Pháp và Đức đối đầu nhau trên Mặt trận phía Tây trong tháng mở màn Thế chiến I, những cuộc chạm trán riêng lẻ của ngày hôm trước biến thành một trận chiến toàn diện trong các khu rừng thuộc Ardennes và tại Charleroi, gần ngã ba sông Sambre và Meuse.

Cuốn nhật ký của một người lính Đức đã mô tả sự hỗn loạn khủng khiếp của ngày hôm đó trên các chiến tuyến ở Tintigny, gần Ardennes, nơi Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đang chiến đấu chống lại các Tập đoàn quân số 3 và số 4 của Pháp. “ Không thể tưởng tượng được điều gì khủng khiếp hơn…Chúng tôi tiến quân quá nhanh – một người dân đã bắn vào chúng tôi – anh ta bị bắn ngay lập tức – chúng tôi được lệnh tấn công cánh của đối phương trong một rừng sồi – chúng tôi đã mất phương hướng – đội quân rơi vào tình thế nguy hiểm – kẻ địch đã nổ súng – đạn rơi xuống đầu chúng tôi như mưa đá.” Continue reading “22/08/1914: Thương vong nặng nề trong Trận chiến Biên giới”

18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia”

Nguồn: Hitler suspends euthanasia program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã ra lệnh ngừng chương trình giết các bệnh nhân tâm thần và người khuyết tật một cách có hệ thống để ngăn chặn làn sóng biểu tình ở Đức.

Năm 1939, Tiến sĩ Viktor Brack, người đứng đầu chương trình Euthanasia (an tử) của Hitler, đã giám sát việc thiết lập chương trình T.4, với mục đích ban đầu là giết hại một cách có hệ thống các trẻ em bị coi là “khiếm khuyết về tinh thần.” Những đứa trẻ được đưa từ khắp nước Đức đến một Trại Thanh niên Tâm thần Đặc biệt và bị giết. Continue reading “18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia””

17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ

Nguồn: Russian troops invade East Prussia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga bắt đầu tiến vào Đông Phổ, hoàn thành lời hứa của Nga với đồng minh của mình là Pháp trong việc tấn công Đức từ phía đông càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân lực của Đức và giảm áp lực lên Pháp trong những tuần đầu của Thế chiến I.

Tập đoàn quân số 1 của Nga, được chỉ huy bởi Pavel Rennenkampf, và Tập đoàn quân số 2, do Aleksandr Samsonov dẫn đầu, tiến quân theo đội hình hai nhánh – cách nhau bởi hồ Masurian, trải dài hơn 100 km – với mục tiêu là cuối cùng tập hợp và kẹp chặt Tập đoàn quân số 8 của Đức ở giữa. Continue reading “17/08/1918: Quân Nga tiến vào Đông Phổ”

16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu

Nguồn: Battle of Langemarck, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, quân Đồng Minh đã bắt đầu đợt tấn công mới trong một chiến dịch được phát động từ cuối tháng 7 tại Flanders, Bỉ. Trong trận đánh được biết đến là Trận Ypres Thứ Ba, hay đơn giản hơn là Trận Passchendaele, theo tên ngôi làng nơi diễn ra giao tranh dữ dội nhất, quân đội Anh đã chiếm được làng Langemarck từ tay người Đức.

Trận đánh đầy tham vọng, được lên kế hoạch tỉ mỉ, diễn ra dưới sự dẫn dắt của Chỉ huy trưởng người Anh, Sir Douglas Haig, bắt đầu vào ngày 31/07 với cuộc tấn công của Anh và Pháp vào các vị trí của quân Đức gần làng Passchendaele, Flanders – chiến trường Ypres Salient. Sau đợt tấn công đầu tiên đạt được ít thành công hơn dự đoán, mưa lớn và bùn lầy đã cản đường bộ binh và pháo binh của Đồng minh, ngăn không cho họ tấn công mãi cho đến tuần thứ hai của tháng 8. Continue reading “16/08/1917: Trận Langemarck bắt đầu”

13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I

Nguồn: German assault on Liege begins first battle of World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, quân đội Đức khởi động cuộc tấn công vào thành phố Liege ở Bỉ, vi phạm địa vị trung lập của quốc gia này và bắt đầu trận đánh đầu tiên của Thế chiến I.

Trước đó, ngày 04/08, tập đoàn quân số 1, 2 và 3 của Đức – gồm khoảng 34 sư đoàn – đang tiến tới biên giới Đức, sẵn sàng chuyển quân sang Bỉ. Tổng cộng đã có bảy tập đoàn quân Đức, với tổng số 1,5 triệu binh sĩ, đã được tập hợp dọc theo biên giới với Bỉ và Pháp, sẵn sàng thực hiện Kế hoạch Schlieffen – kế hoạch càn quét, tiến quân qua Bỉ để tới Pháp, được soạn thảo bởi cựu Tư lệnh Đức Alfred von Schlieffen. Tập đoàn quân số 2, chỉ huy bởi Nguyên soái Karl von Bulow, được giao nhiệm vụ chiếm thành phố Liege, nằm ở cửa ngõ vào Bỉ từ Đức. Được xây dựng trên một sườn dốc cao 152m, đi từ sông Meuse, rộng khoảng 200 thước Anh, và được bảo vệ bởi 12 pháo đài có vũ trang hạng nặng – sáu trong số đó nằm ở hai bên bờ sông, trải dài dọc theo chu vi 30 dặm — Liege được nhiều người cho là nơi được phòng vệ vững chắc nhất ở châu Âu. Continue reading “05/08/1914: Trận đánh đầu tiên của Thế chiến I”

27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước

Nguồn: Stalin issues Order No. 227—outlawing cowards, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Joseph Stalin, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) và nhà độc tài của Liên Xô, đã ban hành Mệnh lệnh số 227, hay còn được gọi là mệnh lệnh “Không lùi bước”, khi quân Đức tiến vào lãnh thổ Nga. Mệnh lệnh này tuyên bố “Những kẻ gây hoảng sợ và những kẻ hèn nhát phải được xử lý ngay tại chỗ. Không được lùi một bước khi không có lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn! Những người chỉ huy… mà từ bỏ một vị trí khi không có lệnh từ các cấp chỉ huy cao hơn là những kẻ phản bội Tổ quốc.” Continue reading “27/07/1943: Stalin ra lệnh cho binh sĩ không lùi bước”

13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc

Nguồn: Austrian investigation into archduke’s assassination concludes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Friedrich von Wiesner, một quan chức của Văn phòng Ngoại giao Áo-Hung, báo cáo với Ngoại trưởng Leopold von Berchtold về những phát hiện trong một cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng Áo, và phu nhân Sophie ngày 28 tháng 06, tại Sarajevo, Bosnia.

Chế độ quân chủ kép của Áo-Hung từ lâu đã lo sợ về ảnh hưởng ngày càng suy yếu của mình vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu, và đặc biệt bị đe dọa sau khi hai cuộc chiến tranh Balkan 1912-13 đã giúp khẳng định ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Serbia, vốn được ủng hộ bởi một quốc gia đồng minh thuộc khối Slavơ hùng mạnh: nước Nga. Continue reading “13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar

Nguồn: Harold James, “Ten Weimar Lessons”, Project Syndicate, 02/05/2018.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, người Đức luôn lo sợ khi nhìn về quá khứ sụp đổ của Cộng hòa Weimar vào đầu thập niên 1930 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nền dân chủ của thế giới đang gặp khó khăn gia tăng và chủ nghĩa chuyên chế đang nổi lên, những bài học của thời kỳ đó cũng nên được những nước khác lưu tâm.

Trước tiên, các cú sốc kinh tế – chẳng hạn như các vòng xoáy lạm phát, suy thoái và các cuộc khủng hoảng ngân hàng… – luôn luôn là thách thức đối với tất cả các chính phủ ở mọi nơi. Sự mất an ninh và khó khăn về kinh tế khiến người dân tin rằng bất kỳ chế độ nào cũng sẽ tốt hơn chế độ hiện tại. Đó không chỉ là một bài học hiển nhiên được rút ra từ những tháng năm của Cộng hòa Weimar, mà còn là bài học mà đại bộ phận các nghiên cứu về logic kinh tế của dân chủ đã chỉ ra. Continue reading “Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”