03/12/1818: Illinois thành tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ

Nguồn: Illinois becomes the 21st state, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1818, Illinois được công nhận tư cách tiểu bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mặc dù Illinois mang đến những thách thức khác thường cho những người nhập cư không quen thuộc với đất đai và thảm thực vật của khu vực này, nó đã phát triển thành một bang nhộn nhịp và đông đúc cư dân.

Những đồng cỏ kỳ lạ nhưng xinh đẹp nằm ở phía đông sông Mississippi và phía bắc Hồ Michigan đã tỏ ra là một thách thức khó khăn đối với làn sóng những người nhập cư đang di chuyển về phía tây. Vốn quen với những vùng đất có nhiều rừng như bang Kentucky và Tennessee, những người nhập cư đầu tiên đến Illinois không biết phải làm gì với những đồng cỏ trải dài rộng lớn không một bóng cây. Continue reading “03/12/1818: Illinois thành tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ”

28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam

Nguồn: The Philippines agrees to send troops to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố rằng ông sẽ gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam, để đáp lại lời kêu gọi thành lập đội quân “nhiều lá cờ” tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Continue reading “28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh

Nguồn: Khrushchev and Eisenhower offer views on summit meeting, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1959, một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C., lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra ý kiến ​​của họ về tầm quan trọng và ý nghĩa của các cuộc đàm phán giữa hai bên. Cả hai bên đều lạc quan rằng họ đã đạt được tiến bộ trong việc giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh.

Từ ngày 15 tháng 09 đến ngày 27 tháng 09, Nikita Khrushchev đến thăm Hoa Kỳ, kết thúc chuyến đi của mình với một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày với Tổng thống Eisenhower. Đối với nhiều người ở Mỹ, Liên Xô và trên toàn thế giới, chuyến đi của Khrushchev và cuộc hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower được xem là những dấu hiệu đầy triển vọng để giảm bớt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Continue reading “28/09/1959: Khrushchev và Eisenhower ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh”

21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh

Nguồn: The Superfortress takes flight, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1942, chiếc B-29 Superfortress của Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Seattle, Washington. Đây là chiếc máy bay ném bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh bởi bất kỳ quốc gia nào.

Chiếc B-29 được thai nghén từ năm 1939 bởi Tướng Hap Arnold, người lo sợ rằng chiến thắng của Đức ở châu Âu có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bị mất đi căn cứ ở phía đông Đại Tây Dương để thực hiện các cuộc phản công. Sẽ cần có một chiếc máy bay bay nhanh hơn, xa hơn, và cao hơn bất kỳ chiếc máy bay nào hiện có, vì vậy Boeing đã bố trí để tạo ra chiếc máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Continue reading “21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh”

15/09/1959: Khrushchev đến Washington

Nguồn: Khrushchev arrives in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Nikita Khrushchev trở thành nguyên thủ Liên Xô đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ. Trong hai tuần tiếp theo, chuyến thăm của Khrushchev đã trở thành tin tức nóng hổi, đồng thời đem lại một số khoảnh khắc kịch tính và hài hước trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev lên nắm quyền tại Liên Xô sau cái chết của nhà độc tài Joseph Stalin năm 1954. Khi ấy, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Khrushchev, một “đệ tử” nhiệt thành của Stalin trong thập niên 1930 và 1940, sẽ không có mấy khác biệt trong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, ông lại gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng mình mong muốn “chung sống hòa bình” với người Mỹ và tố cáo “sự thái quá” của chủ nghĩa Stalin. Continue reading “15/09/1959: Khrushchev đến Washington”

10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị

Nguồn: Khrushchev announces he is ready to begin arms talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng ông sẵn sàng bắt đầu các đàm phán giải trừ quân bị với phương Tây. Mặc dù vị lãnh đạo Nga từ chối thảo luận các kế hoạch cụ thể cho việc giải trừ quân bị, tuyên bố của ông được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang tìm cách hạn chế khả năng xung đột hạt nhân giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây.

Những bình luận của Khrushchev, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trong khi ông đến thăm London, xuất hiện chưa đầy hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Vào tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Liên Xô đang xây dựng các căn cứ tên lửa có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Continue reading “15/08/1964: Khrushchev tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải trừ quân bị”

10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian

Nguồn: Smithsonian Institution created, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1846, sau một thập niên tranh luận về cách tốt nhất để chi tiêu di sản được để lại cho nước Mỹ bởi một nhà khoa học người Anh ít tiếng tăm, Tổng thống James K. Polk đã ký ban hành Đạo luật thành lập Viện Smithsonian.

Năm 1829, James Smithson qua đời tại Ý, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “10/08/1846: Thành lập Viện Smithsonian”

06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ

 

Nguồn: First draft of Constitution debated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội. Continue reading “06/08/1787: Tranh luận về Dự thảo đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”

25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt

Nguồn: Joint Chiefs propose air strikes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, sau một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Sài Gòn, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị một bản ghi nhớ đề xuất các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam. Continue reading “25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô

Nguồn: Truman issues peacetime draft, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tổng thống Harry S. Truman ban hành một lệnh quân dịch kêu gọi gần 10 triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng hai tháng sau đó. Hành động của Truman diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành giải ngũ lực lượng quân đội khổng lồ mà nước này đã xây dựng trong cuộc xung đột. Trong chiến tranh, hơn 16 triệu đàn ông và phụ nữ đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ; khi chiến tranh kết thúc vào tháng 08 năm 1945, người dân Mỹ yêu cầu lệnh phục viên nhanh chóng. Đến năm 1948, còn chưa đến 550.000 người ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ. Continue reading “20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô”

27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson

Nguồn: Smithson’s curious bequest, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1829, tại Genoa, Ý, nhà khoa học người Anh James Smithson đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh kéo dài, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson”

20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ

Nguồn: Congress adopts the Great Seal of the United States, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1782, Quốc hội đã thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ sau sáu năm thảo luận.

Mặt trước của con dấu có hình một con đại bàng đầu trắng quắp chặt một cành ô liu bằng móng vuốt bên phải và các mũi tên bằng móng vuốt bên trái. Trên ngực của nó xuất hiện một lá chắn có hình 13 sọc dọc màu đỏ và trắng được chắn trên đầu bởi một dải màu xanh dương. Mỏ của đại bàng ngậm một biểu ngữ ghi E pluribus unum, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc” (“Out of Many One“). Phía trên đầu  đại bàng, các tia màu vàng tỏa ra xung quanh, bao quanh 13 ngôi sao. Continue reading “20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?

Nguồn:Why is Oklahoma nicknamed the Sooner State?“, History, 30/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1889, người dân đổ xô tới trung tâm Oklahoma để đăng ký sở hữu gần 2 triệu mẫu đất được mở cho người định cư theo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Những người tới khu vực này trước thời điểm bắt đầu được chỉ định của cuộc chạy đua giành đất (land run), tức vào trưa ngày 22/04/1889, được gọi là “Những người đến sớm” (“the sooners”). Khu vực mà những người định cư đổ xô tới được gọi là các Vùng đất chưa phân bổ (“Unassigned Lands”). Mặc dù nằm trong Vùng lãnh thổ Người da đỏ (“Indian Territory”), nơi mà chính phủ liên bang đã chuyển nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa tới trong thế kỷ 19, nhưng các Vùng đất chưa phân bổ này đã không còn gắn liền với một bộ lạc cụ thể nào sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?”