17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện

Nguồn: Washington criticizes “taxation without representation”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1769, George Washington đưa ra một bài phát biểu lập pháp chỉ trích các nỗ lực về mặt tài khóa và tư pháp của Vương quốc Anh nhằm duy trì sự kiểm soát của mình đối với các thuộc địa Mỹ. Với mục tiêu phản đối chính sách “đánh thuế mà không có đại diện” của Anh (tức người dân thuộc địa phải nộp thuế nhưng không có đại diện tại Nghị viện Anh), Washington đã đề xuất một gói các nghị quyết không nhập khẩu ra trước Viện Lập pháp Virginia (Virginia House of Burgesses). Continue reading “17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”

10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa

Nguồn: Transcontinental railroad completed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1869, chủ tịch của các công ty đường sắt Union Pacific và Central Pacific đã gặp nhau tại Promontory, Utah và đóng chiếc đinh cuối cùng mang tính nghi thức vào một đường ray để kết nối các tuyến đường sắt của họ. Điều này khiến cho du lịch đường sắt xuyên lục địa lần đầu tiên trở nên khả thi trong lịch sử Hoa Kỳ. Những du khách ở mạn tây sẽ không còn phải thực hiện một hành trình dài và nguy hiểm bằng xe ngựa, và bờ Tây chắc chắn sẽ mất đi một phần sự quyến rũ hoang dã của nó khi được kết nối với bờ Đông văn minh. Continue reading “10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

29/04/2004: Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C.

Nguồn: World War II monument opens in Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 2004, Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C., cho hàng ngàn du khách, mang đến sự ghi nhận muộn màng dành cho 16 triệu người Mỹ đã phục vụ trong cuộc chiến. Đài tưởng niệm tọa lạc trên 7,4 mẫu đất thuộc khu vực trước đây là Rainbow Pool của Công viên Quốc gia National Mall, nằm giữa Đài tưởng niệm Washington và Đài tưởng niệm Lincoln. Mái vòm của tòa nhà Quốc hội có thể được nhìn thấy ở phía đông, và Nghĩa trang Arlington nằm ngay bên kia sông Potomac về phía tây. Continue reading “29/04/2004: Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C.”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”

18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ

Nguồn: War Relocation Authority is established in United StatesHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Cơ quan Tái định cư Thời chiến được thành lập để “Bắt giam tất cả những người gốc Nhật, bao vây họ bằng quân đội, ngăn họ mua đất đai, và đưa họ trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc.”

Sự tức giận và sợ hãi của người Mỹ gốc Nhật bắt đầu ở Hawaii ngay sau vụ tấn công Trân Châu Cảng; mọi người gốc Nhật, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều bị nghi ngờ là gián điệp. Sự nghi ngờ này nhanh chóng bùng phát ở đại lục Hoa Kỳ; khi vào ngày 19/02/1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh rằng các công dân Đức, Ý và Nhật Bản – cũng như người Mỹ gốc Nhật – bị cấm không được tới một số khu vực nhất định được coi là nhạy cảm về mặt quân sự. Continue reading “18/03/1942: Cơ quan Tái định cư Thời chiến thành lập tại Mỹ”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”

27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’

Nguồn: United States assails North Vietnamese “aggression”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo dài 14.000 từ có tựa đề “Cuộc xâm lược từ phía Bắc – Hồ sơ về Chiến dịch của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.” Trích dẫn “hàng loạt bằng chứng,” bao gồm lời khai của những người lính Bắc Việt đã đào ngũ hoặc bị bắt ở miền Nam Việt Nam, tài liệu tuyên bố rằng gần 20.000 lính và nhân viên kỹ thuật cộng sản đã xâm nhập miền Nam Việt Nam thông qua “kênh xâm nhập” từ miền Bắc. Báo cáo cho biết lực lượng xâm nhập vẫn nằm dưới sự chỉ huy quân sự từ Hà Nội. Continue reading “27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’”

22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. acquires Spanish Florida,History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1819, Bộ trưởng Tây Ban Nha Do Luis de Onis và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Quincy Adams đã ký Hiệp ước Chuyển nhượng Florida, trong đó Tây Ban Nha đồng ý nhượng lại phần còn lại của tỉnh Florida cũ của họ cho Hoa Kỳ.

Công cuộc thực dân hóa của Tây Ban Nha trên bán đảo Florida bắt đầu tại St. Augustine vào năm 1565. Thực dân Tây Ban Nha có một thời gian ngắn tương đối ổn định trước khi Florida trở thành mục tiêu tấn công của những người Mỹ bản địa đầy phẫn nộ và lực lượng thực dân Anh đầy tham vọng ở phía bắc trong thế kỷ 17. Continue reading “22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha”

06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh

Nguồn: Franco-American alliances signed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1778, trong Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, đại diện của Hoa Kỳ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại và Hiệp ước Liên minh tại Paris.

Hiệp ước Thân thiện và Thương mại công nhận Hoa Kỳ là một quốc gia độc lập và khuyến khích thương mại giữa Pháp và Mỹ, trong khi Hiệp ước Liên minh thiết lập một liên minh quân sự chống lại Vương quốc Anh, quy định rằng việc công nhận nền độc lập tuyệt đối của Hoa Kỳ là một điều kiện cho hòa bình và rằng Pháp sẽ được phép chinh phục Tây Ấn thuộc Anh. Continue reading “06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh”

04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

Nguồn: First session of the U.S. Supreme CourtHistory.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1790, tại Tòa nhà Royal Exchange trên đường Broad, thành phố New York, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lần đầu tiên nhóm họp, với Chánh án John Jay của New York làm chủ tọa.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ được thành lập theo Điều Ba của Hiến pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực vào tháng 03 năm 1789. Hiến pháp đã trao cho Tòa quyền tài phán tối cao đối với tất cả các đạo luật, đặc biệt là các luật mà tính hợp hiến đang gây tranh cãi. Tòa cũng được chỉ định để phán quyết các trường hợp liên quan đến các hiệp ước của Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao nước ngoài, luật hàng hải và quyền tài phán hàng hải. Continue reading “01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ”

14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Roosevelt ushers in Japanese-American internment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành Tuyên bố Tổng thống số 2537, yêu cầu người nước ngoài từ các nước thù địch trong Thế chiến II – Ý, Đức và Nhật Bản – phải đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những người đã đăng ký sau đó được cấp Giấy chứng nhận người có quốc tịch nước ngoài. Là hành động tiếp theo sau Đạo luật Đăng ký Người nước ngoài năm 1940, Tuyên bố số 2537 đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu giam giữ toàn bộ người Mỹ gốc Nhật vào tháng sau đó. Continue reading “14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

07/01/1789: Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: First U.S. presidential election, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1789, cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã được tổ chức. Cử tri bỏ phiếu để chọn đại cử tri của bang; chỉ những người đàn ông da trắng sở hữu tài sản mới được phép bỏ phiếu. Đúng như dự đoán, George Washington đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 30 tháng 04 năm 1789.

Như được thực hiện vào năm 1789, Hoa Kỳ vẫn sử dụng hệ thống bầu cử Đại cử tri đoàn, được thành lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ngày nay trao cho tất cả công dân Mỹ trên 18 tuổi quyền bầu cử để chọn đại cử tri, đến lượt những người này lại bỏ phiếu bầu tổng thống. Tổng thống và phó tổng thống là những chức danh liên bang duy nhất được bầu bởi Đại cử tri đoàn thay vì bầu trực tiếp qua phổ thông đầu phiếu. Continue reading “07/01/1789: Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên”

17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt

Nguồn: Prohibition ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1933, bản Tu chính án 21 của Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, bãi bỏ Tu chính án 18 và chấm dứt kỷ nguyên cấm rượu toàn quốc ở Mỹ. Vào lúc 05 giờ 32 phút chiều, Utah đã trở thành tiểu bang thứ 36 phê chuẩn bản tu chính án, giúp đạt được tỷ lệ đa số cần thiết ba phần tư các bang phê chuẩn. Pennsylvania và Ohio đã phê chuẩn trước đó cùng ngày.

Phong trào cấm uống rượu bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, thực hiện vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi cấm rượu trên phạm vi toàn quốc. Một số bang đã cấm sản xuất hoặc bán rượu trong phạm vi biên giới của mình. Continue reading “05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt”