Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”

26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời

tumblr_static_khrushchev_remembers

Nguồn: “Nikita Khrushchev dies”, History.com, truy cập ngày 09/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, nguyên lãnh đạo Liên Xô cũ Nikita Khrushchev, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh và chắc chắn là một trong những nhân vật màu mè nhất, đã qua đời. Trong thời gian ở đỉnh cao quyền lực của mình vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Khrushchev đã tham gia vào một số sự kiện quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev sinh ra ở Nga vào năm 1894. Ông là một trong những thành viên ban đầu của phong trào cộng sản ở nước Nga, nhưng con đường quan lộ của ông chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1930. Lòng trung thành với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã có ích cho ông trong thập kỷ đầy biến động đó khi nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác đã trở thành nạn nhân trước cơn thịnh nộ và ngờ vực của Stalin. Khrushchev đã leo lên cao trong hệ thống đảng, và kỹ năng tổ chức của ông trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã mang lại cho ông uy tín trong thời kỳ Thế chiến II. Continue reading “11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

1436220597601

Nguồn: David E. Hoffman, “How the CIA ran a ‘billion dollar spy’ in Moscow”, The Washington Post, 04/7/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

Điệp viên đã biến mất.

Ông là điệp viên có giá trị và thành công nhất trong lòng Liên Xô mà Hoa Kỳ đã điều hành trong hai thập niên. Các tài liệu và bản vẽ của ông đã mở khóa những bí mật về nghiên cứu vũ khí và radar của Liên Xô cho tới nhiều năm trong tương lai. Ông đã lén đưa các bảng mạch và bản thiết kế ra khỏi phòng thí nghiệm quân sự của mình. Hoạt động gián điệp của ông giúp đưa Hoa Kỳ lên vị trí thống trị các vùng trời trong chiến đấu trên không và xác nhận các lỗ hổng của hệ thống phòng không Liên Xô – nó cho thấy rằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể bay mà không bị radar phát hiện.

Vào cuối thu và đầu đông năm 1982, CIA đã mất liên lạc với ông ta. Năm cuộc hẹn gặp đều bị bỏ lỡ. Hoạt động giám sát của KGB được tiến hành trên khắp đường phố. Ngay cả các nhân viên CIA “có vỏ bọc rất kín” tại căn cứ Moskva mà KGB không hề biết cũng không thể vượt qua được. Continue reading “Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”

16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô

SAPA990531578520

Nguồn:Brezhnev is Soviet president,” History.com (truy cập ngày 15/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1964, được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, trở thành lãnh tụ đảng kiêm nguyên thủ quốc gia.

Gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1931, Brezhnev được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bảo trợ và là cấp phó của Khrushchev cho tới đầu những năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1964, Brezhnev tham gia vào một cuộc đảo chính trong Đảng để hạ bệ Khrushchev và sau đó Brezhnev lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư thay cho Khrushchev. Ban đầu, Brezhnev chia sẻ quyền lực với Aleksey Kosygin, người kế nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức thủ tướng) Liên Xô thay cho Khrushchev.* Tuy nhiên, Brezhnev dần tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong chính trường Liên Xô. Continue reading “16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”

15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”

25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức

ElbeDay1945_(NARA_ww2-121)

Nguồn:Americans and Russians link up, cut Germany in two,” History.com (truy cập ngày 24/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 4 năm 1945, tám quân đoàn của Liên Xô đã bao vây hoàn toàn Berlin, hội quân với Quân đoàn 1 tuần tra của quân đội Mỹ, ban đầu tại bờ Tây sông Elbe và sau đó là tại Torgau, Đức. Về cơ bản, lãnh thổ Đức lúc này đã nằm dưới tầm kiểm soát của quân Đồng Minh.

Quân Đồng Minh đã rung hồi chuông báo tử kẻ thù chung của họ bằng cách ăn mừng. Ở Moskva, tin tức về cuộc hội quân giữa quân đội hai bên Mỹ và Liên Xô được chào đón bằng loạt súng chào mừng gồm 324 khẩu; ở New York, những đám đông tổ chức hát hò và khiêu vũ ở Quảng trường Thời đại. Continue reading “25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức”

20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh

boeing-707-05

Nguồn:Korean Air Lines jet forced down over Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, không quân Liên Xô đã buộc một máy bay phản lực chở khách của hãng Korean Air Lines (Hàn Quốc) phải hạ cánh sau khi nó xâm phạm không phận Liên Xô. Hai người đã thiệt mạng trong khi hàng trăm người khác bị thương khi chiếc máy bay của Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hồ nước đóng băng cách Murmansk khoảng 480 km về phía Nam.

Chiếc máy bay của Hàn Quốc đang trên hành trình từ Paris trở về Seoul khi sự cố xảy ra. Các quan chức Liên Xô tuyên bố rằng chiếc máy bay, vốn thường bay qua vùng Bắc cực để tới Seoul, đã bất ngờ đổi hướng về phía Đông và xâm nhập không phận Liên Xô. Máy bay phản lực của Liên Xô đã chặn máy bay chở khách của Hàn Quốc và ra lệnh cho nó hạ cánh. Continue reading “20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh”

27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Nguồn:Khrushchev becomes Soviet premier,” History.com (truy cập ngày 27/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 27 tháng 3 năm 1958, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) thay cho Nikolai Bulganin, trở thành lãnh đạo đầu tiên đồng thời nắm giữ hai chức vụ chủ chốt của Liên Xô sau Joseph Stalin.

Khrushchev, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ukraina năm 1894, làm công nhân mỏ cho đến khi gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1918. Năm 1929, ông tới Moskva và liên tục thăng tiến trong hàng ngũ Đảng, đến năm 1938 trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina. Ông trở thành phụ tá thân cận của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô từ năm 1924. Năm 1953, Stalin qua đời, và Khrushchev đã phải vật lộn với người kế nhiệm được chọn của Stalin là Georgy Malenkov để giành vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản. Khrushchev đã thắng cuộc đua quyền lực đó, còn Malenkov được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, một vị trí mang tính hình thức hơn. Năm 1955, Nikolai Bulganin, ứng cử viên do chính tay Khrushchev chọn, lên thay Malenkov. Continue reading “27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”

15/03/1990: Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô

mikhail_gorbachev

Nguồn:Gorbachev elected president of the Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 13/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô bầu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev lên làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết. Trong khi cuộc bầu cử là một thắng lợi đối với Gorbachev, nó cũng cho thấy những điểm yếu nghiêm trọng trong cơ sở quyền lực của ông, cuối cùng dẫn đến việc chính quyền tổng thống của ông sụp đổ cuối tháng 12 năm 1991. Continue reading “15/03/1990: Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô”

George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô

george kennan

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).

George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung. Continue reading “George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô”

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai

soviet_aron_84927222

Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần. Continue reading “Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai”

#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

stalin

Tác giả: Anne Applebaum | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.

Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx? Continue reading “Lý giải sự tàn bạo của Stalin”