13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin

Nguồn: Record day for the Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, để ứng phó với áp lực đang gia tăng của Liên Xô đối với Tây Berlin, các máy bay của Mỹ và Anh đã không vận một lượng lớn hàng tiếp tế tới các khu vực của thành phố nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nỗ lực tiếp tế khổng lồ này, được thực hiện trong thời tiết xấu đến mức mà một số phi công gọi nó là “Ngày thứ Sáu đen tối “, đưa ta thông điệp rằng Anh và Mỹ sẽ không đầu hàng trước sự phong tỏa của Liên Xô ở Tây Berlin. Continue reading “13/08/1948: Ngày kỷ lục trong cuộc Không vận Berlin”

09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô

Nguồn: Arthur Walker found guilty of spying for Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Arthur Walker, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, đã bị kết tội gián điệp vì chuyển các tài liệu tối mật cho anh trai của mình, người sau đó tiếp tục chuyển chúng cho các điệp viên Liên Xô. Walker là một mắt xích trong đường dây gián điệp Chiến tranh Lạnh quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Arthur bị bắt vào ngày 29/05/1985, chỉ một ngày sau vụ bắt giữ anh trai ông, John và con trai của ông này, Michael. Cả ba đều bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô. John Walker, cũng là một cựu lính Hải quân, là người đứng đầu đường dây, và các quan chức chính phủ Mỹ buộc tội ông đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô từ năm 1968. Continue reading “09/08/1985: Arthur Walker bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô”

Nhân viên tình báo không khai báo là gì?

Nguồn: What is an undeclared intelligence officer?, The Economist, 05/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không phải mọi điệp viên đều giống James Bond.

Vào ngày 14/03/2018, Anh đã trục xuất 23 “nhân viên tình báo không khai báo” khỏi Đại sứ quán Nga tại London. Động thái này xảy ra sau khi một cựu điệp viên Nga, Sergei Skripal, và con gái ông bị đầu độc bởi một loại chất độc thần kinh ở thành phố Salisbury của nước Anh. Trong một hành động phối hợp thể hiện tình đoàn kết, vào ngày 26/03, Mỹ đã trục xuất 60 điệp viên không khai báo như vậy. Các đồng minh khác của Anh, chẳng hạn như Australia và Canada, cũng thực hiện những vụ trục xuất tương tự. Tất cả những nhân viên tình báo không khai báo này là ai, và, nếu Anh biết họ là ai, tại sao lại không trục xuất họ sớm hơn? Continue reading “Nhân viên tình báo không khai báo là gì?”

28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Nguồn: U.S. Senate approves United Nations charter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một tuyên bố quan trọng cho thấy sự biệt lập trước Thế chiến II của Mỹ đã thực sự chấm dứt, Thượng viện nước này chính thức phê chuẩn Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi diễn ra một vài trong số những cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh đáng nhớ nhất giữa Mỹ và Liên Xô.

Năm 1919, sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Woodrow Wilson đã kêu gọi Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc gia nhập Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, chủ nghĩa biệt lập thời hậu chiến và chính trị đảng phái đã “giết chết” việc Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Continue reading “28/07/1945: Thượng viện Mỹ phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh

Nguồn: Congress learns of war of words, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã được biết tin Tướng George Washington từ chối chấp nhận một công văn từ Tướng Anh William Howe và anh trai của ông, Đô đốc Richard Viscount Howe, trong đó cả hai yêu cầu đàm phán hòa bình, chỉ bởi vì nó đã không sử dụng danh hiệu “Tướng” để chỉ Washington. Quốc Hội tuyên bố rằng vị Tổng Tư lệnh đã hành động “đúng với phẩm chất và cương vị của ông,” đồng thời chỉ đạo tất cả các tướng lĩnh Mỹ khác cũng chỉ nhận những bức thư “trong đó sử dụng các danh hiệu tương xứng với họ.”

Anh em nhà Howe đã tập hợp một lực lượng người châu Âu lớn nhất từ trước tới nay tới đổ bộ lên châu Mỹ, tại Đảo Staten, New York, trong khi Quốc Hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia, Pennsylvania vào đầu tháng 07/1776. Tổng Tư lệnh Quân đội Lục địa, Tướng George Washington, đã dành mùa xuân năm 1776 để cùng 19.000 lính của mình hành quân từ Boston đến New York, nơi họ sẽ đối đầu với 30.000 lính của anh em nhà Howe. Continue reading “17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh”

07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point

Nguồn: Female cadets enrolled at West Point, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, lần đầu tiên trong lịch sử, học viên nữ được phép ghi danh nhập học Học viện Quân sự Hoa Kỳ (United States Military Academy) tại West Point, New York. Ngày 28/05/1980, 62 trong số các học viên nữ này tốt nghiệp và được bổ nhiệm chức thiếu úy.

Học viện Quân sự Hoa Kỳ – trường quân sự đầu tiên ở Mỹ – được Quốc Hội thành lập năm 1802 với mục đích giáo dục và đào tạo thanh niên trẻ về các lý thuyết và thực tiễn khoa học quân sự. Được thành lập tại West Point, New York, Học viện Quân sự Hoa Kỳ thường được gọi đơn giản là [trường] West Point. Continue reading “07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ

Nguồn: British king visits U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, vua George VI đã trở thành vị vua Anh đầu tiên đến thăm Mỹ khi ông và vợ, Elizabeth, băng qua biên giới Canada-Mỹ để đến Thác Niagara, New York. Sau đó, cặp vợ chồng hoàng gia đã đến thăm thành phố New York và Washington, DC, nơi họ kêu gọi Mỹ giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Ngày 12/06, hai người quay lại Canada, nơi họ bắt đầu chuyến hành trình về nhà.

Là cựu sinh viên Đại học Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I, George lên ngôi sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward, vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngai vàng Anh, đã đồng ý từ bỏ tước hiệu khi phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mong muốn kết hôn của ông với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly dị chồng. Continue reading “07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ”

13/05/1985: Mỹ tấn công trụ sở giáo phái MOVE

Nguồn: A raid is set for MOVE headquarters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại Philadelphia, Pennsylvania, cảnh sát đã phát lệnh sơ tán dân thường khỏi nhà của họ tại Đại lộ Osage để chuẩn bị cho một cuộc đột kích chống lại MOVE, một giáo phái cực đoan vốn đã thu thập một kho vũ khí lớn. Cuộc đối đầu kết thúc với 11 người chết và 61 ngôi nhà bị đốt cháy.

Nguồn gốc của sự kiện 1985 là từ năm 1978 khi một cuộc đối đầu giữa MOVE và cảnh sát đã khiến sĩ quan James Ramp thiệt mạng. Một số thành viên của MOVE dù vô tội nhưng đã bị kết án giết người. Điều này kích động các thành viên còn lại. Thủ lãnh của MOVE, John Africa, đã bắt đầu cuộc phản công vào đêm Giáng sinh năm 1983. Tại trụ sở của MOVE ở số 6221 Đại lộ Osage, các thành viên đã lắp đặt một số loa phóng thanh và bắt đầu la hét những lời tục tĩu vào hàng xóm của họ. Nguy hiểm hơn, MOVE bắt đầu lắp ráp vũ khí và xây dựng các hầm chứa trong tòa nhà của họ. Continue reading “13/05/1985: Mỹ tấn công trụ sở giáo phái MOVE”

12/05/1970: Blackmun trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Blackmun confirmed to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ xác nhận Harry A. Blackmun, người được Tổng thống Richard M. Nixon đề cử, sẽ nhậm chức thẩm phán liên bang tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.

Sinh tại Nashville, Illinois vào năm 1908, Blackmun được xem là người có quan điểm bảo thủ vững chắc khi ông gia nhập tòa án cao nhất của nước Mỹ trên cương vị phó thẩm phán vào năm 1970. Continue reading “12/05/1970: Blackmun trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện”

05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản

Nguồn: Six killed in Oregon by Japanese bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tại Lakeview, Oregon, bà Elsie Mitchell và năm đứa trẻ sống trong cùng khu phố đã thiệt mạng khi cố kéo một quả bóng bay Nhật ra khỏi cành cây. Cả Mitchell lẫn bọn trẻ đều không biết rằng quả bóng thực chất là bom ngụy trang, và nó đã phát nổ ngay khi họ chạm vào. Đây là những thường dân Mỹ đầu tiên và duy nhất được biết đến là đã thiệt mạng trên đất Mỹ lục địa trong Thế chiến II. Sau cùng, chính phủ Mỹ đã trả 5000 USD tiền bồi thường cho chồng của Mitchell và 3000 USD cho mỗi gia đình của Edward Engen, Sherman Shoemaker, Jay Gifford, cùng với Richard và Ethel Patzke, năm đứa trẻ xấu số. Continue reading “05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản”

14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?

 

Nguồn:What is the difference between nationality and citizenship”, The Economist, 10/7/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau

Vào tháng 10 năm ngoái, khi tương lai chính trị của Theresa May vẫn còn tươi sáng, thủ tướng Anh đã chỉ trích các đối thủ của mình rằng: “Nếu bạn tin rằng bạn là một công dân toàn cầu, thì bạn chẳng là công dân của một quốc gia nào. Bạn không hiểu ‘tư cách công dân’ nghĩa là gì.” Nói cho công bằng, khái niệm tư cách công dân (citizenship) rất phức tạp, đặc biệt khi so sánh với một khái niệm phức tạp không kém là quốc tịch (nationality). Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Continue reading “Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Continue reading “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

<\/div>","ppAdditionalControls":"