23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima

Nguồn: U.S. flag raised on Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong trận chiến đẫm máu ở Iwo Jima, Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Trung đội 3, Đại đội E, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 đã chiếm được đỉnh núi Suribachi, điểm cao nhất đồng thời là vị trí chiến lược nhất của hòn đảo, và đã dựng lên lá cờ Mỹ. Nhiếp ảnh gia hải quân Louis Lowery đã ghi lại hình ảnh lịch sử này.

Những người lính Mỹ tham gia chiến đấu giành quyền kiểm soát sườn núi Suribachi đã reo hò khi lá cờ được giương lên, và vài giờ sau, nhiều lính thủy đã tiến đến với một lá cờ lớn hơn. Joe Rosenthal, nhiếp ảnh gia của Associated Press, đã gặp họ trên đường đi và chụp lại hình ảnh lá cờ thứ hai cùng với một nhiếp ảnh gia và một thợ quay phim của thủy quân lục chiến. Continue reading “23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

19/02/1981: Mỹ tuyên bố cuộc nổi dậy ở El Salvador là một âm mưu cộng sản

Nguồn: United States calls situation in El Salvador a communist plot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, chính phủ Mỹ đã công bố một báo cáo trình bày chi tiết về cách làm thế nào “cuộc nổi dậy ở El Salvador đã chuyển thành ví dụ điển hình cho hành động xâm lược vũ trang gián tiếp của các cường quốc cộng sản.” Báo cáo này cũng cho thấy rằng chính quyền mới của Ronald Reagan đã sẵn sàng tiến hành những biện pháp mạnh mẽ chống lại cái mà họ coi là mối đe dọa cộng sản đối với Trung Mỹ.

Khi chính quyền Reagan bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 1981, họ đã phải đối mặt với hai vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Mỹ. Tại Nicaragua, chính quyền Reagan lo ngại về chế độ Sandinista, một chính phủ cánh tả nắm quyền năm 1979 sau sự sụp đổ của nhà độc tài Anastacio Somoza. Continue reading “19/02/1981: Mỹ tuyên bố cuộc nổi dậy ở El Salvador là một âm mưu cộng sản”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động

Nguồn: Operation Masher/White Wing/Thang Phong II launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong Chiến dịch Masher/White Wing/Thắng Phong II – chiến dịch tìm-và-diệt lớn nhất từ trước cho đến lúc đó – Sư đoàn Không Kỵ số 1 của Mỹ, cùng với lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc đã đánh qua Bình Định, ở vùng đồng bằng ven biển.

Mục đích của chiến dịch này là đẩy quân Bắc Việt ra khỏi tỉnh Bình Định và tiêu diệt các khu tiếp tế của họ. Continue reading “24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động”

23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ

Nguồn: North Korea seizes U.S. ship Pueblo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ, Pueblo, đã bị tàu chiến của Bắc Triên Tiên bắt giữ, buộc tội gián điệp và vi phạm lãnh hải nước này. Các cuộc đàm phán nhằm giải phóng thủy thủ đoàn 83 người đã kéo dài gần một năm, gây tổn hại đến uy tín và lòng tin vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Lyndon B. Johnson.

Hành động giữ tàu và giam thủy thủ đoàn của Bắc Triều Tiên đã bị chính quyền Johnson chỉ trích dữ dội. Chính phủ Mỹ đã kịch liệt phủ nhận việc lãnh hải của Bắc Triều Tiên bị vi phạm và lập luận rằng con tàu chỉ đang thực hiện các nhiệm vụ thu thập tin tức thông thường ở Biển Nhật Bản. Continue reading “23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ”

17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ

Nguồn: France formally recognizes the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Ngoại trưởng Pháp Charles Gravier đã chính thức công nhận Mỹ là một quốc gia độc lập. Tin tức về chiến thắng áp đảo của Quân Đội Lục Địa trước vị Tướng Anh John Burgoyne ở Saratoga đã mang lại cho Benjamin Franklin đòn bẩy mới trong nỗ lực kêu gọi Pháp ủng hộ sự nổi dậy của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã thắng từ tháng 10, nhưng tin tức đã không đến được nước Pháp mãi cho đến ngày 04/12.

Franklin đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ Pháp khi ông đến nước này vào tháng 12/1776. Thất bại đáng xấu hổ của Pháp ở Bắc Mỹ trước người Anh trong Chiến tranh Bảy năm đã khiến người Pháp háo hức chờ đợi chiến thắng của Mỹ. Tuy nhiên, nhà vua Pháp miễn cưỡng ủng hộ cuộc nổi dậy một cách công khai. Thay vào đó, vào tháng 5/1776, Louis XVI đã gửi viện trợ không chính thức cho Quân đội Lục địa và nhà soạn kịch Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais đã giúp Franklin kêu gọi các khoản viện trợ cá nhân cho Mỹ. Continue reading “17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ”

15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật

Nguồn: The Bill of Rights becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Virginia trở thành tiểu bang cuối cùng phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ trở thành luật và hoàn thành các cuộc cải cách khởi nguồn từ Tuyên ngôn Độc lập. Trước khi bang Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp, điều họ cuối cùng đã thực hiện trong tháng 02/1788, những người ủng hộ phe Liên bang đã phải hứa sẽ tạo ra một bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm sửa đổi Hiến pháp ngay khi thành lập chính phủ mới.

Các nhà phê bình Hiến pháp, chống lại phe Liên bang, những người sợ rằng một chính phủ liên bang quá mạnh sẽ chỉ trở thành một chế độ quân chủ khác, thứ họ vốn dĩ vừa mới thoát ra, tin rằng Hiến pháp đã trao quá nhiều quyền lực vào tay chính phủ liên bang bằng cách phác thảo quyền của chính phủ nhưng không mô tả quyền của các cá nhân do chính phủ quản lý. Lời hứa về một bản Tuyên ngôn Nhân quyền giúp xoa dịu quan ngại của phe chống Liên bang. Continue reading “15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật”

12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng

Nguồn: Shultz calls on European allies to increase defense spending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong chuyến thăm chính thức đến Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, đa đưa ra một tuyên bố kêu gọi các đồng minh NATO của Mỹ ở Tây Âu tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng của họ. Shultz thẳng thắn thông báo với nước chủ nhà Đan Mạch rằng “điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tăng đóng góp cho NATO, đảm bảo rằng chúng ta làm mọi thứ có thể để duy trì các giá trị của mình.” Lời kêu gọi này là nhằm phản ứng trực tiếp trước Hiệp ước INF mới được ký giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức

Nguồn: Brazil declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Brazil tuyên bố quyết định tham gia Thế chiến I, đứng về phía các cường quốc phe Hiệp ước.

Là một trong những nước quan trọng trong thị trường thương mại Đại Tây Dương, Brazil – một quốc gia rộng lớn chiếm gần một nửa lục địa Nam Mỹ – đã ngày càng bị đe doạ bởi chính sách chiến tranh tàu ngầm của Đức trong suốt hai năm đầu của Thế chiến I. Tháng 02/1917, khi Đức khôi phục chính sách này sau thời gian tạm đình chỉ vì áp lực của các quốc gia trung lập như Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã đáp trả bằng cách ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức; Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến cùng với các cường quốc Hiệp Ước vào ngày 06/04/1917. Continue reading “26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức”

12/09/1918: Mỹ phát động đợt tấn công Saint-Mihiel

Nguồn: U.S. launches Saint-Mihiel offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Lực lượng Viễn chinh Mỹ (American Expeditionary Force, AEF) dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing đã phát động đợt tấn công chính thức đầu tiên của mình trong vai trò một đội quân độc lập trong Thế chiến I.

Sau khi cung cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho lực lượng đang suy yếu của Pháp tại Trận Rừng Belleau vào tháng 06/1918 và trong Trận Marne thứ hai vào tháng 07, Pershing và Tư lệnh Tối cao Quân đội Đồng minh Ferdinand Foch đã quyết định rằng Quân đoàn I của AEF sẽ thành lập đại bản doanh tại Saint -Mihiel và chuẩn bị một mặt trận ngay tại Saint-Mihiel, một khu vực hình tam giác giữa Verdun và Nancy thuộc đông bắc Pháp vốn đã bị chiếm đóng bởi quân Đức kể từ mùa thu năm 1914. Continue reading “12/09/1918: Mỹ phát động đợt tấn công Saint-Mihiel”

09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto

Nguồn: Allies land at Salerno and Taranto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Chiến dịch Avalanche, cuộc đổ bộ của phe Đồng minh vào Salerno, và Chiến dịch Slapstick, cuộc đổ bộ bằng đường không của Không quân Anh vào Taranto, (hai vùng đều thuộc miền Nam nước Ý), đã được phát động.

Quân đoàn V của Mỹ dưới sự chỉ huy của Trung tướng Mark Clark đã đổ bộ dọc theo bờ biển Salerno, trong khi các đơn vị thuộc Lính Biệt kích của Anh và Mỹ (British Commando và U.S. Rangers) thì đổ bộ lên bán đảo. Salerno đã được chọn làm địa điểm đầu tiên khi đổ bộ vào bán đảo vì đây là điểm xa nhất về phía bắc mà quân Đồng minh có thể đáp máy bay từ các căn cứ ở Sicily, vốn là nơi họ đã đổ bộ và chiếm đóng. Continue reading “09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội

Nguồn: FDR signs Social Security Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) đã ký vào Đạo luật An sinh Xã hội (Social Security Act). Phóng viên đã chụp lại những bức ảnh khi FDR, cùng với các thành viên cao cấp của Quốc Hội, ký ban h ành một đạo luật mang tính lịch sử, nhằm đảm bảo thu nhập cho những người thất nghiệp và về hưu. FDR đã khen ngợi Quốc Hội vì điều mà ông coi là một hành động “yêu nước.”

Roosevelt lên nắm quyền lãnh đạo đất nước vào năm 1932, trong thời kỳ Đại Suy thoái, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của nước Mỹ. Đạo luật An sinh Xã hội (SSA) là một phần trong chương trình “Kinh tế Mới” (New Deal) của ông, bao gồm việc thành lập Cơ quan Quản lý Tiến độ Công việc (Works Progress Administration – WPA) và Đoàn Bảo trì Dân sự (Civilian Conservation Corps – CCC), nhằm cố gắng đưa nước Mỹ vượt khỏi Đại Suy thoái bằng cách đưa người Mỹ trở lại làm việc. Continue reading “14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội”

11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’

Nguồn: Reagan jokes about “outlawing” the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, câu nói đùa về việc đặt Liên Xô “ra ngoài vòng phát luật” của Tổng thống Ronald Reagan đã trở thành một nỗi xấu hổ quốc tế. Những nhận xét thiếu suy nghĩ của Tổng thống đã khiến các đồng minh của Mỹ kinh ngạc và tạo thành cái cớ cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô.

Khi chuẩn bị cho chương trình phát thanh hàng tuần của mình vào ngày 11/08/1984, Tổng thống Reagan đã được yêu cầu kiểm tra âm thanh. Reagan liền nói đùa, “Hỡi các công dân Mỹ, hôm nay tôi vui mừng được nói với các bạn rằng tôi đã ký một đạo luật sẽ đặt người Nga ra ngoài vòng pháp luật mãi mãi. Chúng ta sẽ bắt đầu ném bom trong vòng năm phút.” Vì phần kiểm tra âm thanh này không được phát sóng, nên mãi đến khi chương trình phát thanh kết thúc thì tin tức về “trò đùa” của Reagan mới bị tiết lộ. Continue reading “11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’”

04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I

Nguồn: U.S. proclaims neutrality in World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ra tuyên bố về tình trạng trung lập của Mỹ, một lập trường được đa số người Mỹ ủng hộ.

Hy vọng ban đầu của Wilson rằng Mỹ có thể “vô tư trong suy nghĩ cũng như hành động” đã sớm bị vô hiệu hóa khi người Đức tìm cách cô lập quần đảo Anh. Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng đã nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi một số tàu Mỹ đến Anh bị làm cho hư hỏng hoặc bị đánh chìm bởi ngư lôi của Đức. Continue reading “04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam

Nguồn: 101st Airborne Division arrives in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến, họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng” (Screaming Eagles).

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 có một lịch sử lâu dài, bao gồm các cuộc chiến nhảy dù trong đợt chiếm Normandy vào ngày 06/06/1944, và ngay sau đó là chiến dịch Không quân Market-Garden diễn ra ở Hà Lan. Sau này, họ nổi danh vì đã bảo vệ thành công Bastogne trong Trận Ardennes (Battle of the Bulge) Continue reading “29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam”