20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh

boeing-707-05

Nguồn:Korean Air Lines jet forced down over Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, không quân Liên Xô đã buộc một máy bay phản lực chở khách của hãng Korean Air Lines (Hàn Quốc) phải hạ cánh sau khi nó xâm phạm không phận Liên Xô. Hai người đã thiệt mạng trong khi hàng trăm người khác bị thương khi chiếc máy bay của Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một hồ nước đóng băng cách Murmansk khoảng 480 km về phía Nam.

Chiếc máy bay của Hàn Quốc đang trên hành trình từ Paris trở về Seoul khi sự cố xảy ra. Các quan chức Liên Xô tuyên bố rằng chiếc máy bay, vốn thường bay qua vùng Bắc cực để tới Seoul, đã bất ngờ đổi hướng về phía Đông và xâm nhập không phận Liên Xô. Máy bay phản lực của Liên Xô đã chặn máy bay chở khách của Hàn Quốc và ra lệnh cho nó hạ cánh. Continue reading “20/04/1978: Máy bay Hàn Quốc bị Liên Xô buộc hạ cánh”

Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”

19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.

Abraham_Lincoln_Brigade_Vietnam_War_Protesters

Nguồn:Vietnam Veterans Against the War demonstrate,” History.com (truy cập ngày 18/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, như khúc dạo đầu cho một chiến dịch biểu tình chống chiến tranh lớn, Hội Cựu chiến binh phản đối Chiến tranh Việt Nam ở Hoa Kỳ (VVAW) đã bắt đầu một cuộc biểu tình kéo dài 5 ngày tại Washington, D.C. Được gọi là Dewey Canyon III để tưởng nhớ một chiến dịch cùng tên diễn ra ở Lào (tức chiến dịch Đường 9 – Nam Lào), cuộc biểu tình tương đối ôn hòa đã kết thúc vào ngày 23 tháng 4 với khoảng 1.000 cựu chiến binh ném những dải ruy băng danh dự, mũ sắt, và quân phục trên những tuyến đường của thủ đô, cùng với vũ khí đồ chơi. Trước đó, họ đã đi vận động các dân biểu của họ, đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, và dàn dựng những chiến dịch “tìm và diệt” giả. Continue reading “19/04/1971: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.”

18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom

POST-articleLarge

Nguồn:Suicide bomber destroys U.S. embassy in Beirut,” History.com (truy cập ngày 17/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1983, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Beirut, Li-băng đã gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi một vụ nổ bom liều chết bằng xe hơi, khiến 63 người thiệt mạng, trong đó có kẻ đánh bom và 17 người Mỹ. Cuộc tấn công khủng bố này được tiến hành nhằm phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Li-băng.

Năm 1975, một cuộc nội chiến đẫm máu nổ ra ở Li-băng, quân du kích Palestine và Hồi giáo cánh tả chiến đấu với lực lượng dân quân của Đảng Phalange Kitô hữu, cộng đồng Kitô giáo Maronite, và các nhóm khác. Trong những năm sau đó, sự can thiệp của Syria, Israel, và Liên Hợp Quốc vào Li-băng đã thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột, và vào ngày 20 tháng 8 năm 1982, một lực lượng đa quốc gia, trong đó có thủy quân lục chiến Mỹ, đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc quân đội Palestine rút khỏi Li-băng. Continue reading “18/04/1983: Đại sứ quán Mỹ tại Li-băng bị đánh bom”

17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn

BayoPigs-e

Nguồn:The Bay of Pigs invasion begins,” History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự kiện Vịnh Con Lợn là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện vào Cuba với mục đích lật đổ chính phủ cộng sản của Fidel Castro. Cuộc tấn công này là một thất bại thảm hại.

Fidel Castro là một mối lo ngại với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ kể từ khi ông lên nắm quyền ở Cuba sau cuộc cách mạng thành công tháng 1 năm 1959. Việc Castro tấn công vào các công ty và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông, và việc Cuba có động thái hướng tới một mối quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là một mối đe dọa tới những lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Continue reading “17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn”

16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời

bernard-baruch1

Nguồn:Bernard Baruch coins the term ‘Cold War,’History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman. Continue reading “16/04/1947: Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời”

14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời

lindsay-nsc68-2012-04-14

Nguồn:President Truman receives NSC-68,” History.com (truy cập ngày 13/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 4 năm 1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman nhận được Tài liệu số 68 của Hội đồng An ninh Quốc gia (viết tắt là NSC-68). Bản báo cáo này là kết quả của một nỗ lực làm việc nhóm, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và các cơ quan hữu quan khác. NSC-68 đã đặt nền tảng cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong hai thập niên sau đó.

Phải đối mặt với những quan ngại về chính sách đối ngoại, đặc biệt là việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử vào tháng 9 năm 1949 và Trung Quốc sụp đổ dưới tay chủ nghĩa cộng sản tháng 10 cùng năm, Tổng thống Truman đã yêu cầu một đánh giá lại và đầy đủ chiến lược ngoại giao của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. NSC-68 đã ra đời sau 4 tháng làm việc và hoàn thành vào tháng 4 năm 1950 để đáp ứng yêu cầu này. Continue reading “14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời”

13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm

824149_640

Nguồn:Japan and USSR sign nonaggression pact,” History.com (truy cập ngày 12/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, trong khuôn khổ Thế chiến II, các đại diện của Liên Xô và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận trung lập kéo dài 5 năm. Dù là kẻ thù truyền thống, hiệp ước trung lập này đã cho phép hai nước rút một số lượng lớn binh lính đang chiếm đóng các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Mãn Châu và Ngoại Mông để phục vụ cho những mục tiêu bức thiết hơn.

Hiệp ước Xô-Nhật được ký gần hai năm sau khi Liên Xô ký một thỏa thuận tương tự với Đức Quốc xã, chia đôi đa phần lãnh thổ Đông Âu giữa hai nước. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop cho phép lãnh đạo Đức Quốc xã là Hitler điều động quân lính sang mặt trận phía Tây cho các cuộc phản công lớn trong giai đoạn 1939-1941, và cho lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin thời gian để chuẩn bị đế chế của ông cho sự can dự không thể tránh khỏi vào Thế chiến II, điều ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm”

Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?

_81862004_dalailama_getty

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng (3%), tỉ lệ thất nghiệp (4,5%), cắt giảm nồng độ các bon (3,1%) để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama (Lạt-ma) Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama (tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ) đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm. Continue reading “Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?”

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?

rwcvmb0swcfs3imn

Nguồn: Robert Heller, “The Fed Versus Price Stability,” Project Syndicate, 19/3/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một sự khác biệt lớn giữa nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là duy trì “giá cả ổn định” – như được đề ra trong Đạo luật Dự trữ Liên bang – và mục tiêu mà Fed tự đề là đạt tỉ lệ lạm phát ở mức 2% một năm. Vậy làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách có thể thay thế mục tiêu thứ nhất bằng mục tiêu thứ hai?

Thuật ngữ “giá cả ổn định” có thể hiểu được mà không cần giải thích: một nhóm hàng hóa sẽ có giá như nhau trong 10, 50, hoặc thậm chí 100 năm kể từ bây giờ. Ngược lại, nếu một nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 2% trong thời gian 10 năm, những mặt hàng có thể mua được với 100 đô la hôm nay sẽ có giá 122 đô la vào cuối thập kỷ. Sau 100 năm, nhãn giá của những mặt hàng ấy sẽ là một con số rất lớn: 724 đô la. Continue reading “Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?”

Tại sao thiên hạ luôn đoán Trung Quốc sắp sụp đổ?

China-Collapse

Nguồn: Xie Tao, “Why Do People Keep Predicting China’s Collapse,” The Diplomat, 20/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sức hấp dẫn của việc đưa ra các dự đoán về Trung Quốc có lẽ là không thể cưỡng lại, do Trung Quốc được cho là trường hợp đương đại quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Do đó, một số nhà quan sát phương Tây đã liều lĩnh đánh cược danh tiếng nghề nghiệp của bản thân để làm những nhà tiên tri. Có lẽ trường hợp nổi tiếng (hoặc tai tiếng) nhất là Gordon Chang, người đã xuất bản cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) hồi năm 2001. “Hồi kết của nhà nước Trung Quốc hiện đại đang đến gần,” ông khẳng định. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ còn tồn tại được năm năm, hoặc có thể là mười năm, trước khi nó sụp đổ.” Continue reading “Tại sao thiên hạ luôn đoán Trung Quốc sắp sụp đổ?”

05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức

winston_churchill

Nguồn:Winston Churchill resigns,” History.com (truy cập ngày 04/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo Anh, người chèo lái đưa Anh và các nước đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng Thế chiến II, đã từ chức thủ tướng.

Sinh năm 1874 tại Lâu đài Blenheim, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Thứ 4 (4th Queen’s Own Hussars) sau khi cha ông mất năm 1895. Trong 5 năm sau đó, ông đạt được một sự nghiệp quân đội lừng lẫy, phục vụ tại Ấn Độ, Sudan, và Nam Phi, và đích thân tham gia nhiều trận chiến. Năm 1899, ông rời quân ngũ để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, và đến năm 1900, ông được bầu vào Quốc hội với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ của khu vực bầu cử Oldham. Năm 1904, ông gia nhập đảng Tự do, nắm giữ một số vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân (First Lord of the Admiralty) năm 1911, nơi ông chuẩn bị sẵn sàng cho hải quân Anh trước một trận chiến mà ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “05/04/1955: Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chức”

04/04/1949: NATO ra đời

natoflag

Nguồn:NATO pact signed,” History.com (truy cập ngày 03/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Hoa Kỳ cùng 11 quốc gia khác thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước phòng thủ chung nhằm kiềm chế sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. NATO là liên minh quân sự chính do Mỹ dẫn đầu đối trọng lại Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu xấu đi nhanh chóng trong năm 1948. Hai nước có nhiều bất đồng gay gắt về tình trạng hậu thế chiến của Đức: người Mỹ nhấn mạnh vào việc phục hồi và cuối cùng là tái vũ trang cho Đức, còn Liên Xô kiên quyết phản đối những hành động như vậy. Tháng 6 năm 1948, Liên Xô chặn mọi tuyến đường trên bộ dẫn đến vùng chiếm đóng của Mỹ ở Tây Berlin (vốn nằm giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô), do đó Mỹ phải cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho dân số của khu vực (hơn 2 triệu người khi đó) bằng đường không cho đến khi Liên Xô nhượng bộ và dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949. Continue reading “04/04/1949: NATO ra đời”

03/04/1948: Kế hoạch Marshall được thông qua

ce4fa2f612e5d05a2ecd079056febb67

Nguồn:Truman signs Foreign Assistance Act,” History.com (truy cập ngày 02/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 4 năm 1948, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman thông qua Đạo luật Viện trợ Nước ngoài 1948, được biến đến rộng hơn với tên gọi Kế hoạch Marshall. Đạo luật này cuối cùng đã cung cấp hơn 12 tỉ đô la Mỹ (theo thời giá khi đó, có tài liệu cho rằng con số tổng thể là 17 tỉ đô la, tương đương với khoảng 160 tỉ đô la hiện nay – ND) để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Tây Âu.

Trong những năm đầu sau khi Thế chiến II kết thúc, nền kinh tế của nhiều quốc gia Tây Âu rơi vào suy thoái. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, tiền mặt khan hiếm, và tình trạng vô gia cư và nạn đói hoành hành trên khắp  các nước bị chiến tranh tàn phá. Giới hoạch định chính sách Mỹ coi đây là tình hình đầy nguy hiểm. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đang phát triển, một số người nhận ra tình trạng kinh tế thiếu thốn ở Tây Âu đã trở thành một mảnh đất màu mỡ phì nhiêu cho công tác tuyên truyền của cộng sản. Continue reading “03/04/1948: Kế hoạch Marshall được thông qua”

02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba

??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Nguồn:Gorbachev begins visit to Cuba,” History.com (truy cập ngày 31/3/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1989, trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đang căng thẳng giữa Liên Xô và Cuba, Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev đã đến thăm Havana và gặp gỡ Fidel Castro. Mối nghi ngờ của Castro về các biện pháp cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev ở Liên Xô, cùng thực tế là nền kinh tế ốm yếu của Liên Xô đã không còn có thể cung cấp các khoản viện trợ khổng lồ cho Cuba, đã khiến các cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hai nước không đạt được bất kỳ thỏa thuận vững chắc nào. Continue reading “02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba”

01/04/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Francisco-Franco-with-Jua-014

Nguồn:Spanish Civil War ends,” History.com (truy cập ngày 30/3/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 3 năm 1939, những người lính phòng thủ của phe Cộng hòa ở Madrid giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc Nội chiến đẫm máu kéo dài gần ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Quốc vương Tây Ban Nha Alfonso XIII chấp thuận bầu cử để bầu lên Chính phủ Tây Ban Nha, và những cử tri đã chọn bãi bỏ chế độ quân chủ để ủng hộ một nền cộng hòa tự do với số phiếu áp đảo. Sau đó Alfonso đã phải sống lưu vong, và nền Cộng hòa Đệ nhị, ban đầu nằm dưới sự lãnh đạo của tầng lớp trung lưu tự do và xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong năm năm đầu của nước Cộng hòa, công đoàn và những người cực tả đã tiến hành nhiều cải cách tự do rộng rãi, và những vùng có tư tưởng độc lập của Tây Ban Nha như Catalonia và xứ Basque trên thực tế đã giành được quyền tự chủ. Continue reading “01/04/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”

31/03/1959: Đức Dalai Lama bắt đầu lưu vong

Tibetan spiritual leader the Dalai Lama

Nguồn:Dalai Lama begins exile,” History.com (truy cập ngày 30/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng.

Vào ngày này năm 1959, Đức Dalai Lama, trong khi đào thoát khỏi sự đàn áp của Trung Quốc đối với cuộc Nổi dậy Tây Tạng, đã vượt biên giới sang Ấn Độ, nơi ngài được cấp tị nạn chính trị.

Sinh ra tại làng Taktser, Trung Quốc, Dalai Lama, vốn mang tên tiếng Tạng là Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố), được chỉ định làm Đức Dalai Lama thứ 14 vào năm 1940, một vị trí khiến ngài cuối cùng trở thành vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Tây Tạng. Vào đầu thế kỷ 20, Tây Tạng ngày càng nằm dưới tầm kiểm soát của Trung Quốc, và đến năm 1950, Trung Quốc tiến hành “giải phóng hòa bình” Tây Tạng. Một năm sau, thỏa thuận Tây Tạng – Trung Quốc được ký, theo đó Tây Tạng trở thành “khu tự trị” của Trung Quốc, dưới danh nghĩa là nằm dưới sự cai quản truyền thống của Dalai Lama, nhưng trên thực tế là nằm dưới sự kiểm soát của một ủy ban cộng sản của Trung Quốc. Những người theo một hệ phái Phật giáo riêng biệt ở Tây Tạng bị đàn áp dưới những đạo luật chống tôn giáo của Trung Quốc. Continue reading “31/03/1959: Đức Dalai Lama bắt đầu lưu vong”

30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh

Nankin03

Nguồn:Japanese set up puppet regime at Nanking,” History.com (truy cập ngày 29/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 3 năm 1940, Đế quốc Nhật Bản thiết lập chính quyền của họ ở Nam Kinh, cố đô của Trung Hoa Dân Quốc.

Năm 1937, Nhật Bản dựng lên một cái cớ cho cuộc chiến chống lại Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch (tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội Nhật Bản khi đang hành quân trên cái gọi là vùng “tự trị” của Trung Quốc) và xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc, ném bom Thượng Hải và thành lập một nhà nước mới mang tên Mãn Châu quốc. Continue reading “30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh”

29/03/1973: Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam

article-2300820-18FA814E000005DC-671_634x446

Nguồn:U.S. withdraws from Vietnam,” History.com (truy cập ngày 29/3/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hai tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam khi Hà Nội thả tự do những tù nhân Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc Việt Nam. Cuộc can thiệp trực tiếp kéo dài 8 năm của Mỹ vào Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết thúc. Tại Sài Gòn, khoảng 7.000 nhân viên dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục ở lại để viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài với Cộng sản Bắc Việt. Continue reading “29/03/1973: Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam”

Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?

capitol-building-capitol-hill-washington-dc-usa_main

Nguồn: Ana Palacio, “The Indispensable American Partner,” Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước Mỹ đang chuẩn bị cho sự kiện chính trị sôi động nhất (và cũng gây mệt mỏi nhất): cuộc đua giành ghế Tổng thống. Với việc nhiệm kỳ tám năm của Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc, và Phó Tổng thống Joe Biden có vẻ sẽ không tham gia tranh cử, cuộc đua sẽ diễn ra mà không có một ứng viên đương nhiệm nào. Bởi thế, cuộc bầu cử sẽ không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về tình hình 8 năm vừa qua mà là một cuộc cạnh tranh về những ý tưởng, với chủ đề chính đang nổi lên là chính sách đối ngoại.

Các ứng cử viên tiềm năng đã khẳng định lập trường của họ về các vấn đề chính sách đối ngoại, chẳng hạn như ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa là Jeb Bush (em trai cựu Tổng thống George W. Bush – ND) đã dành hẳn một bài phát biểu về chủ đề này. Việc phía Đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ đề cử cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (bất chấp những tiết lộ gần đây về việc bà đã sử dụng tài khoản email cá nhân để xử lý các công việc của chính phủ) đã củng cố vị trí trung tâm của chính sách đối ngoại trong cuộc bầu cử. Continue reading “Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?”