30/04/1789: Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu tiên

Nguồn: The first presidential inauguration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, tại thành phố New York, George Washington, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại của Cách mạng Mỹ, đã nhậm chức trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước này.

Tháng 02/1789, tất cả 69 thành viên cử tri đoàn đã nhất trí bầu Washington làm Tổng thống Mỹ đầu tiên. Sang tháng 03, Hiến pháp mới chính thức có hiệu lực, và trong tháng 04, Quốc Hội chính thức thông báo cho Washington rằng ông đã đắc cử Tổng thống. Ông đã mượn tiền để trả hết nợ nần tại Virginia và lên đường đến New York. Vào ngày 30/04, ông vượt qua sông Hudson trên một chiếc xà lan được trang trí đặc biệt. Lễ nhậm chức đã được tổ chức ở ban công của Hội trường Liên Bang (Federal Hall) tại phố Wall. Continue reading “30/04/1789: Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu tiên”

29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans

Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. Tin vào sứ mệnh thần thánh của cô, Charles đã ban cho Joan một lực lượng nhỏ. Cô dẫn đoàn quân đến Orleans, và vào ngày 29/04, trong khi đợt tấn công vòng ngoài của người Pháp đã khiến quân Anh kéo tới phía tây thành phố, thì Joan tiến vào cổng thành phía đông. Bằng việc đưa tiếp viện và binh lính vào thành phố bị bao vây, cô cũng trở thành nguồn cảm hứng để người Pháp tiến hành kháng chiến. Continue reading “29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans”

28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử

Nguồn: Benito Mussolini executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, “Il Duce” (Lãnh tụ) Benito Mussolini và người tình Clara Petacci đã bị lính cộng sản Ý bắn chết. Cả hai bị bắt gặp khi đang cố trốn sang Thụy Sĩ.

Vị cựu lãnh đạo độc tài 61 tuổi của Ý được các đồng minh người Đức đưa lên làm người đứng đầu một chính phủ bù nhìn ở miền bắc Ý trong thời kỳ mà Đức chiếm đóng nước này ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Khi quân Đồng minh tiến vào bán đảo Ý và đánh bại phe Trục, Mussolini đã xem xét các lựa chọn của mình. Continue reading “28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử”

26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc

Nguồn: Reagan visits China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan đã đến Trung Quốc để gặp mặt ngoại giao với Chủ tịch Lý Tiên Niệm. Chuyến đi đánh dấu lần thứ hai một vị Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc kể từ chuyến đi lịch sử của Richard Nixon vào năm 1972.

Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã cùng chồng tới Trung Quốc, cùng với khoảng 600 nhà báo và hàng loạt mật vụ. Ngoài ra, theo BBC, còn có cả những người bảo vệ mật mã phóng tên lửa hạt nhân. Ông bà Reagan đã tới thăm các di tích lịch sử và văn hóa ở Bắc Kinh và tham dự một bữa tối được tổ chức bởi Lý Tiên Niệm. Continue reading “26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

22/04/1994: Richard Nixon qua đời

Nguồn: Former President Richard Nixon dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, cựu Tổng thống Richard M. Nixon đã qua đời sau khi lên cơn đột quỵ bốn ngày trước đó. Trong một bài phát biểu năm 1978 tại Đại học Oxford, Nixon thừa nhận đã mắc sai lầm trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng ông tiên đoán rằng các thành tựu của mình rồi sẽ được đánh giá cao hơn. Ông nói với các cử tọa trẻ rằng: “Các bạn sẽ lại có mặt ở đây vào năm 2000, hãy xem tôi được đánh giá như thế nào vào lúc đó.”

Nixon được nhớ đến nhiều nhất vì liên quan đến vụ bê bối Watergate với tư cách là Tổng thống, và vì đã cho bức hại những người bị nghi là cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi ông còn là Thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, di sản mà Nixon để lại cũng phức tạp như cá tính của chính ông. Continue reading “22/04/1994: Richard Nixon qua đời”

21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ

Nguồn: Red Baron killed in action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên bầu trời Vauz sur Somme, nước Pháp, Manfred von Richthofen, phi công át chủ bài của Không quân Đức, người được mệnh danh là “Nam tước Đỏ” (The Red Baron/Der Rote Baron,) đã bị giết bởi phe Đồng minh.

Richthofen là con trai của một quý tộc Phổ. Năm 1915, ông chuyển từ Bộ binh sang Không quân Hoàng gia Đức (Imperial Air Service/Die Fliegertruppe.) Tính đến cuối năm 1916, với chiếc máy bay hai cánh Albatross của mình, Richthofen đã “khủng bố” bầu trời mặt trận phía tây bằng cách bắn hạ 15 máy bay địch, trong đó gồm cả máy bay của một phi công át chủ bài khác – Lanoe Hawker người Anh. Continue reading “21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ”

20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ

Nguồn: “Fragging” on the rise in U.S. units, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Lầu Năm Góc công bố số liệu thừa nhận rằng fragging đang có xu hướng gia tăng trong quân đội. Năm 1970, 209 vụ fragging đã khiến 34 người chết, trong khi đó, vào năm 1969, 96 vụ việc kiểu này khiến 34 người thiệt mạng. Fragging là một từ lóng được dùng để mô tả việc lính Mỹ ném lựu đạn quả dứa (fragmentation hand grenades – từ đây mới sinh ra từ fragging) vào khu vực giường ngủ để giết đồng đội của mình. Họ thường nhắm vào các chỉ huy đơn vị, cán bộ, và hạ sĩ quan. Continue reading “20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ”

19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu

Nguồn: The American Revolution begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, khoảng 5 giờ sáng, 700 lính Anh được giao nhiệm vụ bắt giữ các lãnh đạo và chiếm kho vũ khí của nhóm Ái quốc (Patriot) đã tiến vào Lexington, nhưng họ đã bị phục kích bởi Đại úy John Parker và 77 dân quân Mỹ, những người đang đợi họ trên bãi cỏ của thị trấn. Thiếu tá John Pitcairn của Anh đã ra lệnh cho nhóm Ái quốc, vốn đông hơn nhiều, phải giải tán. Sau một thời gian do dự, người Mỹ bắt đầu rút lui. Nhưng đột nhiên có một tiếng nổ cực lớn xuất phát từ vị trí không xác định, và một màn khói khổng lồ bao phủ khắp bãi cỏ. Khi Trận Lexington kết thúc, 8 người Mỹ đã chết hoặc sắp chết, còn 10 người khác thì bị thương. Chỉ có một lính Anh bị thương nhưng Cách mạng Mỹ thì đã chính thức bắt đầu. Continue reading “19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu”

18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ

Nguồn: Chinese students protest against government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, hàng ngàn sinh viên đã biểu tình trên khắp các đường phố Bắc Kinh để phản đối các chính sách của chính phủ và kêu gọi dân chủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Đoàn người biểu tình tiếp tục gia tăng, mãi cho đến khi chính phủ Trung Quốc tàn nhẫn đàn áp họ trong một sự kiện vào tháng 06, được biết đến với tên gọi là Thảm sát Thiên An Môn.

Giữa thập niên 1980, chính phủ cộng sản của Trung Quốc dần dần tự do hóa nền kinh tế vốn do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, với mục đích thu hút đầu tư và tăng cường thương mại với nước ngoài. Hành động này đã làm khiến nhiều công dân Trung Quốc, bao gồm nhiều sinh viên, lên tiếng kêu gọi cải cách hệ thống chính trị do cộng sản thống trị. Continue reading “18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ”

Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Amber Batura, “How Playboy Explains Vietnam,” The New York Times, 28/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khoảng giữa bộ phim Apocalypse Now có một cảnh nổi tiếng là khi con tàu chạy sông của Martin Sheen đến được một trạm cung ứng nằm sâu trong rừng rậm, trong lúc thủy thủ đoàn mua dầu diesel, nhân viên cung ứng đã cho họ những tấm vé miễn phí để xem một chương trình – “Các anh biết đấy,” anh ta nói, “những cô thỏ.” Không lâu sau, họ ngồi ở một sân khấu tạm bợ dựng quanh một bãi đáp, xem ba cô người mẫu Playboy nhảy xuống từ trực thăng và nhảy theo bài “Suzie Q.”

Cảnh phim đó là hoàn toàn hư cấu; các người mẫu Playboy gần như chưa bao giờ đến lưu diễn ở Việt Nam, và chắc chắn không phải là theo nhóm. Nhưng ngay cả khi không có cô thỏ nào thì chắc chắn tờ tạp chí vẫn có mặt ở đây. Trên thực tế, khó mà nói hết vai trò hết sức sâu sắc của tạp chí Playboy đối với hàng triệu lính và nhân viên dân sự Mỹ có mặt ở Việt Nam trong suốt cuộc chiến: để giải trí, đúng, nhưng quan trọng hơn nó còn là nguồn tin tức, và thông qua mục trao đổi thư từ dày đặc, nó còn là một nơi để tâm sự và xưng tội. Continue reading “Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam”

17/04/1790: Benjamin Franklin qua đời

Nguồn: Benjamin Franklin dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1790, chính khách, thợ in, nhà khoa học và tác giả người Mỹ, Benjamin Franklin, đã qua đời tại Philadelphia, thọ 84 tuổi.

Sinh ra tại Boston vào năm 1706. Lên 12 tuổi, Franklin theo học việc với người anh cùng cha khác mẹ – James, một thợ in và nhà xuất bản. Ông đã học nghề in, và sau đó vào năm 1723 thì chuyển đến Philadelphia làm việc sau khi xảy ra tranh chấp với anh trai. Sau một thời gian lưu trú tại London, ông bắt đầu in ấn và xuất bản báo chí cùng với một người bạn vào năm 1728. Năm 1729, công ty của Franklin giành được hợp đồng xuất bản tiền giấy của Pennsylvania và cũng bắt đầu xuất bản tờ Công báo Pennsylvania (Pennsylvania Gazette) – một trong những tờ báo nổi tiếng tại thuộc địa. Continue reading “17/04/1790: Benjamin Franklin qua đời”

16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng

Nguồn: United States resumes bombing of Hanoi and Haiphong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt, Mỹ đã mở lại đợt đánh bom Hà Nội và Hải Phòng sau bốn năm yên lặng.

Trong lần đầu tiên sử dụng B-52 không kích Hà Nội và Hải Phòng, và trong đợt tấn công đầu tiên chống lại cả hai thành phố kể từ tháng 11/1968, 18 máy bay B-52 và khoảng 100 máy bay ném bom của Hải quân và Không quân Mỹ đã tấn công bãi chứa gần bến cảng Hải Phòng. 60 máy bay khác thì đánh bom các kho xăng ở gần Hà Nội, theo sau là một đợt tấn công khác vào cuối buổi chiều. Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố rằng Mỹ sẽ ném bom các mục tiêu quân sự ở bất cứ nơi nào trên đất Việt Nam, nhằm giúp lực lượng miền Nam chống lại sự tấn công của lực lượng cộng sản. Continue reading “16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng”

15/04/1998: Pol Pot qua đời

Nguồn: Pol Pot dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Pol Pot, “kiến trúc sư” đứng sau những cánh đồng chết của Campuchia, đã qua đời vì nguyên nhân tự nhiên trong khi đang thụ án tù chung thân do chính chế độ Khmer Đỏ của ông ta tuyên phạt.

Khmer Đỏ, tổ chức do Pol Pot xây dựng trong các khu rừng của Campuchia vào những năm 1960, đã ủng hộ một cuộc cách mạng cộng sản cực đoan, nhằm xóa sạch ảnh hưởng của phương Tây ở Campuchia và thành lập một xã hội thuần nông. Năm 1970, với sự trợ giúp từ quân đội Bắc Việt Nam và lực lượng Việt Cộng, du kích Khmer Đỏ đã bắt đầu một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại lực lượng của chính phủ Campuchia, và sớm giành quyền kiểm soát gần 1/3 đất nước. Continue reading “15/04/1998: Pol Pot qua đời”

14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát

Nguồn: President Lincoln is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C., John Wilkes Booth, một diễn viên và người ủng hộ Hợp bang miền Nam (Confederate) đã khiến Tổng thống Abraham Lincoln bị thương nghiêm trọng. Vụ tấn công diễn ra chỉ năm ngày sau khi vị Tướng miền Nam, Robert E. Lee, và quân đội của ông đầu hàng tại Appomattox, chính thức chấm dứt Nội chiến Mỹ.

Booth vẫn sống ở miền Bắc trong suốt thời chiến, dù bản thân luôn ủng hộ phe miền Nam. Ban đầu, ông ta đã lên kế hoạch bắt Tổng thống Lincoln và đưa ông đến Richmond, thủ đô của Hợp bang. Tuy nhiên, vào ngày 20/03/1865, ngày dự định thực hiện vụ bắt cóc, Tổng thống lại không xuất hiện tại nơi mà Booth và sáu đồng phạm khác chờ đợi. Hai tuần sau, Richmond rơi vào tay Liên minh miền Bắc (Union). Sang tháng 04, quân đội Hợp bang đã gần như sụp đổ trên toàn miền Nam, Booth liền thực hiện một kế hoạch tuyệt vọng nhằm cứu vãn. Continue reading “14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát”

13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn

Nguồn: Soviets admit to Katyn Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Chính quyền Liên Xô đã chính thức thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn trong Thế chiến II, khiến 5.000 quan chức quân đội Ba Lan bị giết chết và được chôn trong khu mộ tập thể ở rừng Katyn. Hành động thừa nhận này là một phần trong lời hứa của Mikhail Gorbachev nhằm trở nên thẳng thắn và công bình hơn đối với lịch sử của Liên Xô.

Năm 1939, Ba Lan bị xâm lược bởi phát xít Đức từ phía Tây và bởi quân đội Liên Xô từ phía Đông. Trong mùa xuân năm 1940, hàng ngàn quan chức quân đội Ba Lan đã bị lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô bắt giữ, đưa tới rừng Katyn bên ngoài Smolensk. Họ bị thảm sát, và chôn trong một ngôi mộ tập thể. Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm vùng lãnh thổ Ba Lan mà người Liên Xô đang nắm giữ. Năm 1943, khi cuộc chiến chống Liên Xô trở nên tồi tệ, người Đức tuyên bố họ đã khai quật được hàng ngàn xác chết trong rừng Katyn. Continue reading “13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn”

12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời

Nguồn: Roosevelt dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong căn nhà của ông ở Warm Springs, Georgia, Franklin Delano Roosevelt đã qua đời vì một cơn xuất huyết não. Là người duy nhất làm Tổng thống Mỹ suốt bốn nhiệm kỳ, Roosevelt luôn được ghi nhớ –bởi bằng hữu cũng như kẻ thù – nhờ vào chính sách xã hội “Kinh tế mới” (New Deal) và vai trò lãnh đạo của ông trong thời chiến.

Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1940, với lời hứa duy trì sự trung lập của Mỹ trong các cuộc chiến ở nước ngoài: “Đừng để bất cứ người đàn ông hay phụ nữ nào phát biểu thiếu suy nghĩ hoặc nhầm lẫn rằng Mỹ đưa quân đội đến chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng và sự tuyệt vọng của người Anh gia tăng, Tổng thống đã đấu tranh để Quốc Hội thông qua Chương trình Lend-Lease (Lend-Lease Act) vào tháng 03/1941, theo đó cam kết hỗ trợ tài chính cho Anh và các đồng minh khác. Continue reading “12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”

Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ

Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times,  24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.

Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”