Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Keynes gt

Nguồn: Robert Skidelsky, “Keynes’s General Theory at 80”, Project Syndicate, 23/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Hai trong số các di sản của Keynes dường như vẫn còn trụ vững. Đầu tiên, Keynes phát minh ra kinh tế học vĩ mô – lý thuyết về đầu ra như một tổng thể. Ông gọi lý thuyết của mình là lý thuyết “tổng quát” để phân biệt với những lý thuyết trước đó, trong đó giả định một đầu ra duy nhất – trạng thái toàn dụng lao động. Continue reading “Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm”

Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?

putin

Nguồn: John Wight, “The Demonization of Vladimir Putin”, CounterPunch, 29/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vladimir Putin có lẽ là nhà lãnh đạo Nga được lòng dân nhất trong lịch sử. Gần đây nhất, trong báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ hồi tháng 11/2015, ông nhận được tỉ lệ ủng hộ của người dân lên tới 80%. Điều này khiến ông rõ ràng trở thành nhà lãnh đạo thế giới được lòng dân nhất hiện nay, mặc dù chúng ta thường sẽ nghĩ ngược lại bởi cái cách mà phương Tây mô tả và biến ông ta thành một con quỷ dữ.

Nghịch lý thay, lý do chính cho việc Putin được lòng dân ở Nga đến vậy cũng chính là lý do khiến ông bị chỉ trích ở Mỹ và Tây Âu – một sự thật đơn giản nhưng quan trọng, đó là: khi nhắc đến khả năng lãnh đạo và trí tuệ chính trị, Vladimir Putin chơi cờ vua, trong khi những người đồng cấp của ông ở London, Washington và Paris thì lại chơi khiêu kỳ (checquer, vốn được cho là dễ hơn nhiều so với cờ vua – NBT). Continue reading “Tại sao phương Tây ‘ác quỷ hóa’ Putin?”

Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS

propaganda

Nguồn: Irina Bokova & Sara Bloomfield, “Did Goebbels Win?”, Project Syndicate, 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại Đức vào những năm 1930, các lãnh đạo Đảng Quốc xã đã biết dùng sức mạnh của truyền thông đại chúng nhằm truyền bá lòng hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái. “Tuyên truyền,” Hitler viết, “là thứ vũ khí thực sự khủng khiếp trong tay của một chuyên gia.” Trong quá trình vươn lên nắm quyền, Đức Quốc xã đã triển khai các công nghệ truyền thông hiện đại tinh vi, gồm cả radio và phim ảnh, để giành chiến thắng trong “trận chiến tư tưởng” – và do đó định hình dư luận và hành vi của những người dân vốn có học thức trong một nền dân chủ non trẻ.

Đức Quốc xã đã bị tiêu diệt nhưng tuyên truyền thì vẫn còn, và tiềm năng của nó còn nguy hiểm bao giờ hết. Khi chúng ta kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Giải phóng Trại Tập trung Auschwitz-Birkenau (27/01/1945 – 27/01/2016), các nhóm cực đoan trên toàn thế giới đã sử dụng các công nghệ mới để kích động hận thù và tiếp tục các cuộc giết người hàng loạt và diệt chủng. Continue reading “Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp

globaleconomy

Nguồn: Christine Lagarde, “The Transitions of 2016,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại Paris và dòng người tị nạn vào châu Âu chỉ là triệu chứng mới nhất của những căng thẳng chính trị và kinh tế ở Bắc Phi và Trung Đông. Và những sự kiện này không chỉ xảy ra tại những nơi đó. Xung đột cũng đang hoành hành ở những nơi khác, và có gần 60 triệu người đang phải đi tị nạn trên toàn thế giới.

Hơn nữa, năm 2015 đã được dự báo ​​là một trong những năm nóng kỷ lục, với hiện tượng El Niño diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, gây ra những thiên tai liên quan đến thời tiết ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Và việc Mỹ bình thường hóa lãi suất, cùng với sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, đã góp phần làm gia tăng sự bất ổn và biến động kinh tế trên toàn thế giới. Thật vậy, tăng trưởng thương mại toàn cầu đang giảm mạnh, với việc giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên. Continue reading “Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”

Ván roulette của Putin ở Syria

151007165249-putin-assad-syria-exlarge-169

Nguồn: Omar Ashour, “Putin’s Syrian Roulette”, Project Syndicate, 27/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai thảm kịch gần đây – vụ một máy bay dân sự Nga rơi trên bán đảo Sinai và vụ thảm sát khủng bố ở Paris hai tuần sau đó – có vẻ như đã khiến Nga và phương Tây thống nhất với nhau rằng: Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng khi xem xét kỹ hơn các hoạt động quân sự của Nga tại Syria – chưa kể đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga – chúng ta lại thấy rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nga và phương Tây sẽ liên kết vì một mục tiêu chung.

Tất nhiên, Nga tuyên bố rằng sự can thiệp của họ vào Syria là nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo và “các nhóm khủng bố khác.” Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 90% các cuộc không kích của Nga cho đến nay đều không phải nhắm vào ISIS hay nhóm Jabhat al-Nusra – vốn được Al Qaeda bảo trợ, mà là vào các nhóm vũ trang đang chiến đấu chống lại cả ISIS và đồng minh của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thực tế, ISIS vẫn còn kiểm soát và chiếm ưu thế tại Aleppo kể từ khi các cuộc không kích bắt đầu. Continue reading “Ván roulette của Putin ở Syria”

Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc

US President Barack Obama (R) answers a question as Chinese President Xi Jinping listens following their bilateral meeting at the Annenberg Retreat at Sunnylands in Rancho Mirage, California, on June 7, 2013.Obama, with Chinese counterpart Xi Jinping by his side, called Friday for common rules on cybersecurity after allegations of hacking by Beijing. At a summit in the Calfornia desert, Obama said it was "critical" to reach a "permanent understanding" on cybersecurity. He also voiced concern over intellectual theft and urged "common rules of the road." AFP PHOTO/Jewel Samad        (Photo credit should read JEWEL SAMAD/AFP/Getty Images)

Nguồn: Philip Stephens, “China must learn how to be a great power”, Financial Times, 05/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một tàu chiến Mỹ đi qua Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối, còn các nước láng giềng của họ lại hoan nghênh. Washington tuyên bố họ đang duy trì tự do hàng hải trong bối cảnh diễn ra dự án bồi đắp đất nhằm biến các bãi đá tranh chấp thành đảo nhân tạo của Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo sẽ chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Riêng chúng ta thì được nhắc nhớ lại định mệnh buồn thảm trong ghi chép của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponnese.

Việc tàu của hải quân Mỹ đã đi vào vùng nước mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình chỉ ra sự va chạm của nhiều yêu sách chủ quyền lịch sử, địa lý và sự chuyển dịch cân bằng quyền lực, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Một số người cho rằng hiện nay có nhiều tàu ngầm ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương như đã từng có ở Bắc Đại Tây Dương. Continue reading “Trung Quốc phải học cách để trở thành cường quốc”

Chính sách tiền tệ không đủ giúp giải quyết suy thoái

9544834557_b844c48e78_b_0

Nguồn: J. Bradford DeLong, “The Tragedy of Ben Bernanke”, Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sẽ thật khó để xem cuốn hồi ký mới xuất bản của cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanke, “The Courage to Act” (tạm dịch: Dũng cảm Hành động) là một thứ gì khác ngoài một bi kịch. Đó là câu chuyện về người đàn ông vốn dĩ là người được chuẩn bị sẵn sàng nhất cho công việc của mình nhưng lại nhanh chóng bị đánh bại bởi những thử thách, rồi cứ thế bị tụt lại phía sau và chẳng thể nào bắt kịp trở lại.

Bernanke là người có công lớn khiến cú sốc tài chính năm 2007 – 2008 không dẫn đến một cuộc Đại Suy thoái thứ hai. Nhưng cách mà ông giải quyết hậu quả của nó thì lại gây thất vọng một cách đáng ngạc nhiên. Hồi năm 2000, Bernanke đã lập luận rằng một ngân hàng trung ương khi có đủ ý chí thì “luôn luôn” có thể khôi phục lại sự thịnh vượng nhờ vào nới lỏng định lượng, ít nhất là trong trung hạn. Continue reading “Chính sách tiền tệ không đủ giúp giải quyết suy thoái”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?

A man protesting the Trans-Pacific Partnership (TPP) holds a sign over U.S. Trade Representative Michael Froman (R) as he testifies before a Senate Finance Committee hearing on "President Obama's 2015 Trade Policy Agenda" on Capitol Hill in Washington January 27,  2015. The top U.S. trade official urged Congress to back the administration's trade agenda on Tuesday and said an ambitious Pacific trade pact is nearing completion.  Froman said the administration looked to lawmakers to pass bipartisan legislation allowing a streamlined approval process for trade deals, such as the 12-nation Trans-Pacific Partnership.  REUTERS/Kevin Lamarque   (UNITED STATES - Tags: POLITICS BUSINESS CIVIL UNREST) - RTR4N6JM

Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.) Continue reading “Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?”

Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?

Where-R2P-Goes-From-Here

Nguồn: Sarah Brockmeier & Philipp Rotmann, “Making R2P Work”, Project Syndicate, 9/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mười năm trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần phải có “trách nhiệm bảo vệ” người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và thanh lọc sắc tộc. Một thập niên sau đó, hồ sơ của thế giới về việc thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect – R2P) vẫn còn rất nghèo nàn. Hàng trăm ngàn người tại Iraq, Syria, Myanmar, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn đang bị đe dọa bởi những tội ác quy mô lớn. Nếu muốn R2P bảo vệ họ, chúng ta cần phải dẹp bỏ những quan điểm sai lầm phổ biến và tập trung mọi nguồn lực vào việc giải quyết những thách thức thực sự của việc bảo vệ. Continue reading “Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

Góc khuất của Hiệp định TPP

ustr_tppministers_maui900

Nguồn: Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersh, “The Trans-Pacific Free-Trade Charade”, Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà đàm phán và bộ trưởng từ Mỹ và 11 quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương gặp nhau tại Atlanta để nỗ lực hoàn thiện nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì chúng ta cần phải đưa ra một số phân tích tỉnh táo. Dường như hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất trong lịch sử khu vực này không giống như những điều chúng ta đã nghĩ.

Bạn sẽ nghe nói nhiều về tầm quan trọng của TPP đối với “thương mại tự do”. Thực tế, đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên dựa trên vận động hành lang của các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất trong mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ ràng ngay từ những vấn đề chính mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả rằng TPP không phải là về thương mại “tự do”. Continue reading “Góc khuất của Hiệp định TPP”

Thời của khủng hoảng toàn cầu

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Continue reading “Thời của khủng hoảng toàn cầu”

Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”