Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?

Nguồn: Joshua Kurlantzick và Abigail McGowan, “Why Tensions in the South China Sea Are Bolstering the U.S.-Philippines Alliance,” Council on Foreign Relations, 05/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Manila đã liên minh toàn diện với Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến tranh diện rộng.

Biển Đông và nguồn cơn điểm nóng tranh chấp trong khu vực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Á, chủ yếu nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh, trong đó bao gồm Biển Đông (ở Philippines được gọi là Biển Tây Philippines). Không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến lược bởi là điểm nóng của nhiều xung đột tiềm tàng trong khu vực, là tuyến hàng hải chính và đóng vai trò quan trọng nếu chiến tranh với Đài Loan xảy ra, Biển Đông còn là một trong những nguồn tài nguyên cá phong phú nhất thế giới và có thể có trữ lượng lớn dầu chưa được khai thác. Continue reading “Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?”

Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?

Nguồn: Andrew Taffer, “The Puzzle of Chinese Escalation vs Restraint in the South China Sea,” War on the rocks, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang đáng kể trong những tháng gần đây xung quanh Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm nằm ở phía đông Quần đảo Trường Sa. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn việc cung cấp thực phẩm, nước uống, và vật tư xây dựng cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đóng trên tàu BRP Sierra Madre, một tàu chiến thời Thế chiến II đã neo đậu ở bãi cạn này kể từ năm 1999. Trong ít nhất hai sự cố kể từ tháng 3, các biện pháp cưỡng bức của phía Trung Quốc đã khiến thủy thủ Philippines bị thương. Nguy cơ leo thang là rất nghiêm trọng. Mỹ cho biết nghĩa vụ phòng thủ của họ theo Hiệp ước Phòng thủ Chung mở rộng “đến các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang, tàu công, hoặc máy bay của Philippines – bao gồm cả lực lượng Hải cảnh của nước này – ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.” Continue reading “Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?”

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: Derek Grossman, “How to Respond to China’s Tactics in the South China Sea,” Foreign Policy, 29/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang thử thách liên minh Mỹ-Philippines và chúng ta cần một chiến lược mới.

Nguy cơ xung đột vũ trang ở Biển Đông đang ở mức cao và vẫn tiếp tục gia tăng. Các hành động hung hăng không ngừng của Trung Quốc đối với Philippines – quấy rối các tàu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) được quốc tế công nhận của Manila, đáng chú ý nhất là tại Bãi Cỏ Mây và Bãi  Scarborough – đã khiến chiến tranh dễ xảy ra ở Biển Đông hơn ở bất kỳ điểm nóng nào khác trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines

Nguồn: Earthquake wreaks havoc in the Philippines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi một trận động đất mạnh 7,7 độ richter tấn công đảo Luzon ở Philippines. Trận động đất kinh hoàng đã tàn phá một phần đáng kể Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines, trong đó Thành phố Baguio là nơi bị tàn phá nặng nề nhất.

Tâm chấn của trận động đất, xảy ra lúc 4:26 chiều, nằm ở phía bắc Manila, thuộc tỉnh Nueva Ecija. Các báo cáo chỉ ra rằng rung lắc đã kéo dài gần một phút. Sụp đổ các tòa nhà là nguyên nhân chính gây thiệt hại và tử vong. Vào chiều hôm đó, việc thoát khỏi các tòa nhà cao tầng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhưng nhiều người đã bị thương, thậm chí thiệt mạng, trong vụ giẫm đạp khi mọi người cố gắng rời khỏi toà nhà. Continue reading “16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines”

Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan

Nguồn:Philippine President Marcos speaks with Nikkei Asia,” Nikkei Asia, 13/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Philippines đã giải thích căng thẳng ở Biển Đông và Đài Loan, cũng như thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản.

Chuyến thăm chính thức kéo dài năm ngày của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tới Tokyo đã mang lại những thỏa thuận kinh tế và quốc phòng mới với Nhật Bản, bao gồm 13 tỷ đô la “đóng góp và cam kết” đến từ ba tổ chức giấu tên, nhằm hỗ trợ quỹ đầu tư quốc gia của ông.

Marcos và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nhất trí củng cố quan hệ quân sự giữa Manila và Tokyo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Continue reading “Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan”

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông. Continue reading “Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte”

01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. destroys Spanish Pacific fleet in Battle of Manila Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Vịnh Manila ở Philippines, Hải đội Á Châu của Mỹ đã tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha trong trận đánh đầu tiên của Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Gần 400 thủy thủ Tây Ban Nha đã thiệt mạng, 10 tàu chiến Tây Ban Nha bị đắm hoặc bị chiếm, trong khi chỉ có 6 người Mỹ bị thương.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha thực hiện để trấn áp chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các thị trấn đầy bệnh tật, đã được mô tả sống động bằng nhiều hình ảnh trên Báo chí Mỹ và làm cho dư luận dậy sóng. Continue reading “01/05/1898: Mỹ tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha”

10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu

Nguồn: Bataan Death March begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một ngày sau khi Đảo Luzon của Philippines chính thức đầu hàng trước quân Nhật, 75.000 lính Philippines và Mỹ bị bắt trên Bán đảo Bataan đã bắt đầu một cuộc hành quân cưỡng bức tới một trại tù gần Cabanatuan. Trong hành trình khét tiếng này, được gọi là “Hành trình Chết chóc Bataan”, các tù nhân bị buộc phải hành quân 85 dặm trong vòng 6 ngày, và chỉ được ăn duy nhất một bữa trong suốt cuộc hành trình. Đến cuối hành trình, vốn liên tục chứng kiến các hành động tàn bạo của lính canh Nhật Bản, hàng trăm người Mỹ và người Philippines đã thiệt mạng. Continue reading “10/04/1942: ‘Hành trình Chết chóc’ Bataan bắt đầu”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II

Nguồn: Americans launch Operation Stalemate—at extraordinary cost, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1 của Mỹ đã đổ bộ lên Đảo Peleliu, một đảo thuộc Quần đảo Palau ở Thái Bình Dương, trong một phần của một chiến dịch lớn hơn nhằm hỗ trợ cho Tướng Douglas MacArthur, người đang chuẩn bị đổ quân vào Philippines. Cái giá mà người Mỹ phải trả cho trận đánh này là một trong những cái giá đắt nhất trong lịch sử.

Palau, một phần của Quần đảo Caroline, là một trong những quần đảo bị lấy khỏi tay Đức và trao cho Nhật, theo một điều khoản của Hiệp ước Versailles vào cuối Thế chiến I. Quân đội Mỹ vốn dĩ không quen thuộc với quần đảo này. Đô đốc William Halsey đã phản đối triển khai Chiến dịch Stalemate, trong đó gồm cả việc đưa quân Mỹ đánh vào Morotai ở Đông Ấn Hà Lan – bởi ông tin rằng MacArthur sẽ chỉ gặp phải kháng cự tối thiểu ở Philippines, nghĩa là chiến dịch này là không cần thiết, đặc biệt là khi tính đến những rủi ro có thể xảy ra. Continue reading “14/09/1944: Mỹ phát động Chiến dịch Stalemate trong Thế chiến II”

Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Hồng Quyên

Hôm 11 tháng 2, Philippines thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, đến ngày 2 tháng 6 nước này lại tuyên bố hoãn quyết định chấm dứt VFA. Điều gì uẩn khúc đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philppines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một nhân vật “tiền hậu bất nhất” khó đoán. Thế nhưng có một điều ông luôn tỏ ra kiên định trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động chính trị, đó là sự giận dữ âm ỉ từ lâu đối với phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines. Continue reading “Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?”

06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện

Nguồn: All American forces in the Philippines surrender unconditionally, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Trung tướng Hoa Kỳ Jonathan Wainwright đã cùng lính Mỹ ở Philippines đầu hàng trước quân đội Nhật Bản.

Đảo Corregidor là thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của quân Nhật tại Bataan (Tướng Wainwright đã phải chạy từ Bataan tới Corregidor). Các cuộc pháo kích và ném bom liên tiếp đã khiến quân phòng thủ của Mỹ và Philippines suy sụp. Dù trước đó đã đánh chìm thành công nhiều sà lan của Nhật khi họ tiếp cận vào bờ biển phía bắc đảo Corregidor, nhưng giờ quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn được quân Nhật thêm nữa. Continue reading “06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện”

09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines

Nguồn: Troops surrender in Bataan, Philippines, in largest-ever U.S. Surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thiếu tướng Edward P. King Jr. đã đầu hàng tại Bataan, Philippines – bất chấp mệnh lệnh của Tướng Douglas MacArthur. 78.000 quân (66.000 người Philippines và 12.000 người Mỹ), lực lượng lớn nhất của Mỹ từng phải đầu hàng trong lịch sử, đã bị người Nhật bắt làm tù binh.

Các tù binh đã bị buộc phải đi 55 dặm từ Mariveles, phía nam của bán đảo Bataan, đến San Fernando, trong sự kiện mà sau này được gọi là “Bataan Death March” (Cuộc hành quân chết chóc Bataan). Có ít nhất 600 người Mỹ và 5.000 người Philippines đã thiệt mạng vì sự tàn bạo cực độ của những kẻ bắt giữ họ, những kẻ đã bỏ đói và đánh đập họ suốt hành trình. Continue reading “09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines”

Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Minh Anh

Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT. Continue reading “Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Continue reading “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”

Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?

Nguồn: John Schaus, “What Is the Philippines-United States Visiting Forces Agreement, and Why Does It Matter?”, CSIS, 12/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 11/02/2020, Philippines tuyên bố đã thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ dự định sẽ rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm Philippines – Hoa Kỳ (VFA). Sau đây là tóm tắt nhanh về VFA và tầm quan trọng của nó.

Hỏi: VFA có phải là Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ không?

Trả lời: Không. VFA là một thỏa thuận giữa hai nước nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT). MDT được ký kết năm 1951 bởi Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công. Continue reading “Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?”

Thế giới hôm nay: 08/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng sẽ rút quân khỏi miền bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui các đồng minh người Kurd của Mỹ khỏi khu vực. Người Kurd vốn có vai trò quan trọng trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “hủy diệt và xóa sổ” nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính phủ này làm bất cứ điều gì được coi là “vượt quá giới hạn”.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ đơn kiện của Donald Trump trong nỗ lực chặn quyền truy cập vào dữ liệu hoàn thuế của ông. Quyết định này sẽ mở đường cho công tố viên trưởng quận Manhattan ra trát yêu cầu dữ liệu tám năm thuế cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống, như một phần của cuộc điều tra về các khoản thanh toán cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels. Các luật sư của ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2019”

Thế giới hôm nay: 06/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công ty cho thuê không gian văn phòng chia sẻ WeWork được cho là đã giảm mức định giá của họ xuống còn 20-30 tỷ đô la trước khi niêm yết theo kế hoạch. Đây là mức giảm mạnh từ mức định giá 47 tỷ đô la của SoftBank, một nhà đầu tư lớn, vào đầu năm nay. WeWork cũng có thể lùi ngày IPO của họ sang 2020. 12 tháng qua chứng kiến một loạt vụ niêm yết các công ty công nghệ khổng lồ mà cuối cùng đều thất bại.

Bão Dorian đã phá hủy phần lớn bờ biển Carolina của Mỹ với gió mạnh, gây mất điện và lũ lụt. Nó đã tấn công quần đảo Bahamas với sức gió lên tới 185m/h (298km/h) – cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận khi đổ vào đất liền – khiến 20 người thiệt mạng. Dorian có thể gây thiệt hại ở Mỹ từ Georgia ở phía nam lên tận Virginia ở phía bắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2019”