Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam

Nguồn: The Philippines agrees to send troops to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố rằng ông sẽ gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam, để đáp lại lời kêu gọi thành lập đội quân “nhiều lá cờ” tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Continue reading “28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam”

09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines

Nguồn: Teddy Roosevelt establishes a naval base in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã thiết lập một căn cứ hải quân ở Philippines tại Vịnh Subic, trên lãnh thổ giành được từ Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Năm 1898, một tàu chiến hải quân Mỹ, tàu U.S.S. Maine, đã phát nổ khi neo đậu ở Cuba. Những kẻ hiếu chiến ở Mỹ đổ lỗi cho Tây Ban Nha về vụ nổ có lẽ là tình cờ này, và chiến tranh giữa hai quốc gia nhanh chóng bùng nổ. Roosevelt rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley, đăng ký vào kỵ binh Hoa Kỳ và ngay lập tức được điều tới vùng Caribbe, nơi ông nhận được sự ngưỡng mộ từ những người đồng hương vì tinh thần lãnh đạo đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Continue reading “09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines”

Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Diệp | Hiệu đính: Trần Quang

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines được nhiều người xem là người bạn thân mới của Trung Quốc. Suy cho cùng, lãnh đạo của Philippines đã phá bỏ vai trò lâu nay của quốc gia này như là một nhân tố luôn phản đối mạnh mẽ sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng giảm thiểu hợp tác an ninh với đồng minh  hiệp ước của mình là Hoa Kỳ.

Duterte đã cho dừng tất cả những chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, “đặt sang một bên” phán quyết của tòa trọng tài chống lại Trung Quốc ở Biển Đông để theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh. Không giống như bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào trong quá khứ, ông Duterte đã tung hô Trung Quốc hết lời, công khai thể hiện tình cảm quý mến của mình đối với Tập Cận Bình, mô tả họ như là người bảo vệ của Philippines, và còn trơ tráo kêu gọi những nước nhỏ hơn hãy “ngoan ngoãn” và “khiêm nhường” để đổi lấy lòng “nhân từ” của Trung Quốc. Continue reading “Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines”

Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Joint Philippines-China plan rife with challenges“, The Straits Times, 19/04/2018.

Biên dịch: Mỹ Anh

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Philippines mới đây đã củng cố thêm bằng một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Chủ đề này được ông Tập và Tổng thống Duterte thảo luận tại cuộc gặp song phương, bên lề Diễn đàn Bác Ngao.

Thông qua đàm phán về một thỏa thuận phát triển chung (JDA), hai nước láng giềng hy vọng sẽ dập tắt các tranh chấp biển và rộng hơn là đặt ra nền tảng cho khuôn khổ chia sẻ tài nguyên trên toàn bộ khu vực Biển Đông rộng lớn. Continue reading “Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines

Nguồn: Marcos inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos đã chính thức tuyện thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Trong suốt 20 năm cầm quyền, chế độ Marcos đã ngày càng trở nên độc tài và tham nhũng.

Cuối thập niên 1930, khi còn là một sinh viên ngành luật, Ferdinand Marcos đã cố gắng ám sát một đối thủ chính trị của cha mình. Bị kết án vào năm 1939, đích thân ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và sau đó được tuyên trắng án. Trong thời gian Philippines bị Nhật chiếm đóng vào Thế chiến II, Marcos được cho là lãnh đạo của phong trào kháng chiến Philippines, tuy nhiên các tài liệu của chính phủ Mỹ lại cho thấy ông đóng góp rất ít vào hoạt động chống Nhật. Continue reading “30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận

duterte-us-1

Nguồn: Trefor Moss, “Behind Duterte’s Break With the U.S., a Lifetime of Resentment”, Wall Street Journal, 21/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bị thôi thúc bởi nỗi bất bình về quá khứ thuộc địa và cảm giác bị coi thường, Tổng thống Philippines đã đe dọa hủy hoại một mối quan hệ sống còn của Mỹ tại Châu Á

Trong nỗ lực giải tỏa căng thẳng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến về phía ông Obama khi cả hai người cùng dự bữa tối tại một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Lào hồi tháng 7/2016. Hai ngày trước đó, ông Duterte đã công khai lên tiếng chỉ trích tổng thống Mỹ.

Hành động này càng khiến tình hình tệ hại. Theo một quan chức Philippines có mặt tại cuộc gặp, ông Duterte không cảm thấy ông Obama đối xử với mình như một người ngang hàng, bởi ông Obama nói các công việc tiếp sau cuộc gặp sẽ do nhân viên Nhà Trắng đảm nhiệm, chứ ông sẽ không trực tiếp làm điều này. Ngày hôm sau, ông Duterte đã tẩy chay một cuộc họp nhóm với ông Obama và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á. Continue reading “Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận”

Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte

duterte

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Contradictions of Duterte’s Presidency”, East Asia Forum, 04/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhậm chức chưa đầy ba tháng, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải đối mặt với một nghịch lý quyền lực. Duterte đã tập trung đủ quyền lực chính trị để tái cơ cấu và làm hồi sinh các thể chế yếu kém của nhà nước này. Ông nhanh chóng mở rộng quyền kiểm soát lên hệ thống chính trị, biến bản thân mình thành tổng thống quyền lực nhất tại Philippines kể từ khi chế độ Ferdinand Marcos sụp đổ.

Không lâu trước đó, Duterte từng bị coi là một kẻ ngoại đạo, không có chỗ đứng trong nền chính trị dòng chính của Philippines. Giờ đây ông đang nắm thế “siêu đa số” trong quốc hội, điều theo nhiều nhà phê bình đã biến quốc hội thành cơ quan “đóng dấu” cho các quyết định của tổng thống. Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã “bẻ nanh vuốt” của một hệ thống tòa án vốn lâu nay thiếu ngân sách và yếu ớt, một cơ quan vốn đang nỗ lực nhằm kìm hãm chiến dịch chống ma túy triệt để của ông (trong đó có việc tiêu diệt tội phạm không qua xét xử – NBT). Continue reading “Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte”

Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người

duterte2

Nguồn: Duterte killed justice official, hitman tells Philippine senate”, AFP, 15/09/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông Rodrigo Duterte đã bắn chết một nhân viên Bộ Tư pháp và ra lệnh giết các đối thủ, một cựu thành viên biệt đội ám sát điều trần trước Quốc hội vào hôm thứ năm (15 tháng 9), trong một cáo buộc gây chấn động chống lại vị tổng thống Philippines.

Tay sát thủ tự xưng đã tuyên bố trước phiên điều trần ở Thượng viện rằng ông và một nhóm cảnh sát cùng cựu phiến quân cộng sản đã giết chết khoảng 1.000 người suốt 25 năm theo lệnh của ông Duterte, trong đó có một nạn nhân được vứt cho cá sấu ăn thịt.

Nhiều người trong số những người còn lại bị siết cổ, đốt cháy, phân thây, rồi đem chôn ở một mỏ đá thuộc sở hữu của một sĩ quan cảnh sát và là một thành viên của biệt đội ám sát. Những người khác bị ném xuống biển cho cá ăn. Continue reading “Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

Duterte, an ninh khu vực và Biển Đông

South-China-Sea-du

Nguồn: Shigeki Sakamoto, “Duterte, Regional Security and the South China Sea“, The Diplomat,  22/07/2016

Biên dịch: Quách Huyền

Nếu Duterte đàm phán với Trung Quốc trên quan điểm trái với quyết định của tòa trọng tài thì Philippines sẽ mất niềm tin của các đồng minh, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, gây thiệt hại cho an ninh khu vực. Ông Duterte phải hết sức thận trọng trong đàm phán các vấn đề trên biển.

Ngày 22 tháng 1 năm 2013, Philippines đệ trình tranh chấp tại Trường Sa với Trung Quốc lên tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trước hành động này, vào ngày 25 tháng 8 năm 2006, Trung Quốc gửi tuyên bố lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ loại trừ các tranh chấp quy định tại điểm (a), (b) và (c), khoản 1, Điều 298 của UNCLOS khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc. Continue reading “Duterte, an ninh khu vực và Biển Đông”

Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA

pca2

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan

3 yêu cầu của Philippines

Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện ra trọng tài chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đưa ra Công hàm “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa” từ chối và trả lại bản Thông báo của Philippines, cũng như tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia vào tiến trình trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII CƯLB tiến trình trọng tài sẽ vẫn được tiếp tục và Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này. Continue reading “Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA”

12/06/1898: Philippines tuyên bố độc lập

Emilio Aguinaldo

Nguồn:Philippine independence declared”, History.com (truy cập ngày 12/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, phiến quân Philippines do Emilio Aguinaldo lãnh đạo đã tuyên bố độc lập cho Philippines sau 300 năm cai trị của Tây Ban Nha. Tới giữa tháng Tám, phiến quân Philippines và quân đội Hoa Kỳ đã lật đổ được Tây Ban Nha, nhưng hy vọng của Aguinaldo về nền độc lập đã tiêu tan khi Hoa Kỳ chính thức sáp nhập Philippines theo nội dung hiệp ước hòa bình với Tây Ban Nha.

Philippines, một quần đảo lớn nằm ngoài khơi Đông Nam Á, đã bị xâm chiếm bởi người Tây Ban Nha trong nửa sau thế kỷ 16. Sự chống đối nền cai trị của Tây Ban Nha đã bắt đầu từ các linh mục người Philippines, những người phản đối sự thống trị của người Tây Ban Nha trong các nhà thờ Công giáo La Mã trên quần đảo này. Continue reading “12/06/1898: Philippines tuyên bố độc lập”

Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?

duterte-0210

Nguồn:Why a tough-talking mayor is about to become president of the Philippines”, The Economist, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một ứng cử viên mang tính kế tục có thể đã dễ dàng thắng cử ở Philippines. Trong phần lớn sáu năm mà tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino nắm quyền, Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Ngoài tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, dòng kiều hối ổn định từ lao động ở nước ngoài cùng nhu cầu nội địa mạnh mẽ đã giúp Philippines vượt qua tình trạng nhu cầu yếu toàn cầu và giá hàng hóa cơ bản thấp một cách thành công hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Ông Aquino có vẻ sẽ rời nhiệm sở như khi ông tiếp quản nó, với một sự chuyển giao quyền lực có trật tự – một sự hiếm hoi trong lịch sử Philippines. Chất lượng quản trị và xếp hạng tín dụng đã được cải thiện trong khi đầu tư nước ngoài gia tăng, thậm chí ở cả đảo Mindanao phía Nam vốn bất ổn lâu nay, nơi mà chính phủ của ông Aquino gần hoàn tất một thỏa thuận hòa bình để kết thúc một cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập niên qua. Tất cả những gì các ứng cử viên cần phải làm là hứa hẹn với cử tri sẽ tiếp nối tất cả những chính sách đó, phải không? Continue reading “Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?”

Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự

Japan-TC90

Nguồn:Japan leasing 5 military aircraft to Philippines”, The Straits Times, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Manila s dng các máy bay này đtun tra Bin Đông trong bối cảnh tham vng lãnh th ca Bc Kinh tăng cao.

Nhật Bản sẽ cho Philippines thuê năm máy bay quân sự mà Philippines dự kiến sẽ sử dụng để tuần tra các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani “tái khẳng định việc chuyển giao” các máy bay trinh sát TC-90 trong cuộc hội đàm qua điện thoại với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong tuyên bố. Continue reading “Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự”