29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.” Continue reading “29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái”

28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp

Nguồn: Italy invades Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này vào năm 1940, quân đội của Mussolini, vốn đang chiếm Albania, đã tiếp tục xâm chiếm Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự vô cùng thảm khốc cho lực lượng của Duce (nghĩa là “Lãnh đạo”, Biệt danh của Mussolini).

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp này; thậm chí cả đồng minh của ông, Adolf Hitler, cũng bị bất ngờ, đặc biệt là vì Duce đã khiến Hitler tin rằng ông ta không có ý định như vậy. Hitler tố cáo hành động xâm lược của Duce là một sai lầm chiến lược lớn. Theo Hitler, Mussolini nên tập trung vào Bắc Phi, tiếp tục tiến vào Ai Cập. Continue reading “28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp”

23/10/1941: Liên Xô thay chỉ huy để chặn người Đức

Nguồn: Soviets switch commanders in drive to halt Germans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, tổng tham mưu trưởng của Liên Xô, Georgi K. Zhukov, đã trở thành chỉ huy các chiến dịch của Hồng quân, nhằm ngăn chặn sự tiến quân của Đức vào trung tâm Liên Xô.

Sự nghiệp quân sự của Zhukov bắt đầu kể từ Thế chiến I, khi ông phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Nga. Sau đó ông gia nhập Hồng quân vào năm 1918, dành thời gian nghiên cứu khoa học quân sự ở cả Liên Xô và Đức. Khi Thế Chiến II bùng nổ, Zhukov là chỉ huy của lực lượng Liên Xô đóng quân tại biên giới Mãn Châu và dẫn đầu cuộc phản công đánh bại cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1939. Continue reading “23/10/1941: Liên Xô thay chỉ huy để chặn người Đức”

21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư

Nguồn: Germans massacre men, women, and children in Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lính Đức đã bắt đầu một đợt tấn công điên cuồng, giết chết hàng ngàn thường dân Nam Tư, trong đó có nguyên một trường nam sinh.

Mặc dù đã nỗ lực duy trì sự trung lập khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng cuối cùng Nam Tư cũng phải đối mặt với việc ký một “hiệp ước hữu nghị” với Đức vào cuối năm 1940, và sau đó tham gia Hiệp ước “Trục” Ba Bên vào tháng 03/1941. Người dân Nam Tư phản đối liên minh này và một thời gian ngắn sau đó, nhóm cầm quyền gồm những người đã từng cố gắng hình thành một liên minh Nam Tư mong manh giữa các nhóm sắc tộc và các vùng sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bị lật đổ. Continue reading “21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức

Nguồn: Italy declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, chính phủ Ý đã tuyên chiến với cựu đồng minh phe Trục của mình, Đức, và từ đó chính thức tham gia cuộc chiến bên phe Đồng minh.

Sau khi Mussolini bị tước bỏ quyền lực và chính phủ phát xít sụp đổ vào tháng 7, Tướng Pietro Badoglio, cựu chỉ huy trưởng của Mussolini và người nắm giữ quyền lực thay thế ông, theo yêu cầu của Vua Victor Emanuel, đã bắt đầu đàm phán với Eisenhower về một thỏa thuận đầu hàng có điều kiện của Ý trước Đồng minh. Nó được hiện thực hóa vào ngày 08/09, khi chính phủ mới của Ý cho phép quân Đồng minh đổ bộ lên Salerno, miền Nam nước Ý, nhằm mục đích đánh bại quân Đức trên bán đảo. Continue reading “13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức”

12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời

Nguồn: Gen. Joseph Stilwell dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Tướng Joseph W. Stilwell, người đã chỉ huy lực lượng Mỹ và Quốc dân Đảng Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc và Miến Điện, đã qua đời ở tuổi 63.

Sinh ngày 19/03/1883 tại Palatka, Florida, sau đó tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, Stilwell đã sớm bắt đầu trở nên nổi bật trong sự nghiệp của mình. Trong Thế chiến I, ông phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh Mỹ ở Châu Âu, cũng như ở Philippines. Đồng thời ông cũng là một sinh viên theo học tiếng Trung Quốc, nhờ đó đã được bổ nhiệm vào vị trí tùy viên quân sự tại Bắc Kinh từ năm 1935 đến năm 1939. Continue reading “12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời”

06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát

Nguồn: Pierre Laval attempts suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pháp và người ủng hộ chế độ Vichy, Pierre Laval, đã cố gắng tự tử vào ngày ông bị xét xử vì tội phản quốc. Nhưng ý định này đã thất bại.

Laval từng hai lần giữ chức Thủ tướng Pháp, nhiệm kỳ thứ hai của ông là từ tháng 06/1935 đến tháng 01/1936. Tuy nhiên, ông ta đã đánh mất quyền lực của mình, chủ yếu vì hành động xoa dịu nước Ý sau khi Mussolini cùng chế độ phát xít Ý xâm lược và chiếm đóng Ethiopia vào năm 1935. Đến khi quân Đức xâm lược Pháp vào năm 1940, Laval, một kẻ cơ hội, đã nhìn thấy hy vọng tìm lại quyền lực bằng cách ủng hộ một chính phủ bù nhìn lãnh đạo bởi Henri Philippe Petain, người mà khi Laval gia nhập vào tháng 06/1940, đã tưởng thưởng bằng cách đưa ông lên làm Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng. Continue reading “06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát”

29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu

Nguồn: Babi Yar massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thảm sát Babi Yar với cái chết của gần 34.000 người Do Thái, cả đàn ông, phụ nữ lẫn trẻ em, đã bắt đầu ở vùng ngoại ô Kiev, Ukraine – đất nước đang bị quân Đức Quốc xã chiếm đóng.

Quân đội Đức đã chiếm Kiev vào ngày 19/09, và các toán lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm SS đã chuẩn bị thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo đảng Quốc xã Adolf Hitler, theo đó sẽ tiêu diệt tất cả những người Do Thái và các sĩ quan Xô Viết tại Ukraine. Continue reading “29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu”

17/09/1939: Liên Xô xâm lược Ba Lan

Nguồn: Soviet Union invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov tuyên bố rằng chính phủ Ba Lan đã không còn tồn tại, vì Liên Xô đã tuân theo điều khoản trong Hiệp ước Bất tương xâm giữa Hitler và Stalin – về việc xâm lược và chiếm đóng miền Đông Ba Lan.

Quân của Hitler đã tàn phá nghiêm trọng Ba Lan, vùng đất mà họ xâm chiếm vào ngày đầu tiên của tháng 09. Quân đội Ba Lan bắt đầu rút lui và tập hợp tại phía đông, gần Lvov, ở phía đông Galicia, cố gắng trốn tránh các cuộc tấn công liên tiếp của bộ binh và không quân Đức. Nhưng tình hình của Ba Lan càng trở nên tồi tệ hơn khi quân Liên Xô bắt đầu chiếm miền đông Ba Lan. Continue reading “17/09/1939: Liên Xô xâm lược Ba Lan”

11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania

Nguồn: Hitler focuses East, sends troops to Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gửi các lực lượng bộ binh và không quân Đức tới Romania để bảo vệ lượng dự trữ dầu quý giá và chuẩn bị một cơ sở chiến dịch ở Đông Âu cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania”

10/09/1940: Anh đáp trả đợt đánh bom Blitz của Đức

Nguồn: British War Cabinet reacts to the Blitz in kind, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau khi người dân London phải hứng chịu sự tàn phá và nỗi sợ hãi sau một loạt các vụ ném bom của quân Đức, được gọi là “Blitz,” Nội các chính phủ Anh đã ra chỉ thị cho các máy bay ném bom Anh lên đường tới Đức, rằng hãy cứ ném bom “ở bất cứ nơi đâu” nếu không thể đến được mục tiêu của mình. Continue reading “10/09/1940: Anh đáp trả đợt đánh bom Blitz của Đức”

09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto

Nguồn: Allies land at Salerno and Taranto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Chiến dịch Avalanche, cuộc đổ bộ của phe Đồng minh vào Salerno, và Chiến dịch Slapstick, cuộc đổ bộ bằng đường không của Không quân Anh vào Taranto, (hai vùng đều thuộc miền Nam nước Ý), đã được phát động.

Quân đoàn V của Mỹ dưới sự chỉ huy của Trung tướng Mark Clark đã đổ bộ dọc theo bờ biển Salerno, trong khi các đơn vị thuộc Lính Biệt kích của Anh và Mỹ (British Commando và U.S. Rangers) thì đổ bộ lên bán đảo. Salerno đã được chọn làm địa điểm đầu tiên khi đổ bộ vào bán đảo vì đây là điểm xa nhất về phía bắc mà quân Đồng minh có thể đáp máy bay từ các căn cứ ở Sicily, vốn là nơi họ đã đổ bộ và chiếm đóng. Continue reading “09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto”

04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake

Nguồn: Japanese surrender on Wake Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, 2.200 người lính Nhật cuối cùng đã chấp nhận từ bỏ vũ khí của họ – vài ngày sau khi chính phủ Nhật chính thức đầu hàng.

Đảo Wake là một trong những hòn đảo bị đánh bom trong đợt không kích trên diện rộng diễn ra cùng lúc với vụ tấn công Trân Châu Cảng. Tháng 12/1941, người Nhật đưa quân sang xâm lược, chiếm lấy hòn đảo này từ tay người Mỹ. Nhật mất 820 người, trong khi Mỹ mất 120 người. Mỹ quyết định sẽ không chiếm lại hòn đảo nhưng sẽ ngăn chặn Nhật nhận tiếp viện tại vùng chiếm đóng, tức là sẽ khiến cho họ dần dần chết đói. Continue reading “04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake”

03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức

Nguồn: Britain and France declare war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler, Anh và Pháp đã đồng thời tuyên chiến với Đức.

Nạn nhân đầu tiên của tuyên bố đó lại không phải là người Đức – mà là tàu Athenia của Anh, bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-30 của Đức, vì cho rằng con tàu Anh đã được vũ trang và rất hiếu chiến. Lúc bấy giờ có hơn 1.100 hành khách ở trên Athenia, 112 người trong số đó thiệt mạng, với 28 người là người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt đã không nao núng trước bi kịch này; ông tuyên bố rằng không ai “lại suy nghĩ không thấu đáo hoặc sai lầm khi nói rằng Mỹ đang đưa quân đội tới các chiến trường châu Âu.” Người Mỹ vẫn tiếp tục trung lập. Continue reading “03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức”

02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công

Nguồn: Navy aviator George H.W. Bush and his squadron attacked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống tương lai của nước Mỹ, George Herbert Walker Bush, khi ấy đang là phi công ném ngư lôi tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II – và phi đội của ông đã bị tấn công bởi súng chống máy bay của Nhật. Bush đã buộc phải nhảy khỏi máy bay của mình, và rơi xuống đại dương. Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, phi đội của ông Bush đang tiến hành ném bom vào một căn cứ của Nhật Bản trên đảo Chi Chi Jima ở Thái Bình Dương thì gặp phải đợt tấn công dữ dội này. Động cơ máy bay của Bush đã bốc cháy, nhưng ông đã tìm cách thả được bom và quay trở lại tàu sân bay San Jacinto trước khi phải thoát ra khỏi máy bay. Ba thành viên khác trong phi đội đã chết trong vụ tấn công. Continue reading “02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công”

22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm

Nguồn: Romania captured by the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Liên Xô đã tiến vào Jassy, đông bắc Romania, thuyết phục vua Romania ký thỏa thuận đình chiến với phe Đồng Minh và chuyển quyền kiểm soát đất nước của mình cho Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít rất giống với chính phủ Đức, bao gồm cả các luật bài Do Thái tương tự. Vua Romania, Carol II, đã giải tán chính phủ một năm sau đó, nhưng ông không thể ngăn chặn được tổ chức bán quân sự Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của lực lượng phát xít. Continue reading “22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm”

20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia

Nguồn: Roosevelt and Churchill confer, map out short- and long-term goals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã gặp nhau trên một chiếc tàu tại Vịnh Placentia, Newfoundland, để trao đổi về nhiều vấn đề, từ việc hỗ trợ Liên Xô đến đe dọa Nhật Bản nhằm đạt được hòa bình sau chiến tranh.

Khi Roosevelt và Churchill gặp nhau lần đầu tiên với tư cách là lãnh đạo của hai quốc gia, điểm chính yếu trong chương trình nghị sự của họ là viện trợ cho Liên Xô “trên quy mô khổng lồ” vì nước này đã quá tuyệt vọng trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Đức. Một tuyên bố cũng được soạn thảo, mà Roosevelt đã cho công bố dưới tên của ông, trong đó trình bày rõ ràng với người Nhật rằng bất kỳ hành động xâm lược nào khác sẽ “tạo ra tình huống mà chính phủ Mỹ buộc phải có biện pháp đối phó”, ngay cả nếu điều đó có nghĩa là “Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.” Continue reading “12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia”