Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?

Nguồn: Turkey’s row with America over Russian military hardware”, The Economist, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quốc gia có đội quân lớn nhất trong khối NATO một lần nữa lại mâu thuẫn với nhau. Vào ngày 17 tháng 7, Nhà Trắng đã chính thức hủy việc bán 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này được đưa ra để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ mua một hệ thống phòng không và tên lửa của Nga, được gọi là S-400. Hệ thống này đi kèm với radar, trung tâm chỉ huy và bệ phóng tên lửa riêng, được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 12 tháng 7. Mỹ lo ngại rằng radar của hệ thống có thể được Nga sử dụng để do thám bất kỳ máy bay chiến đấu nào mà Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?”

27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: British attempt to bargain with Turks over Kut, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ba sĩ quan Anh, trong đó có vị Đại uý nổi tiếng T.E. Lawrence (được biết đến với tên gọi Lawrence xứ Arabia), cố gắng lập kế hoạch tháo lui cho hàng ngàn binh sĩ Anh đang bị bao vây tại thành phố Kut-al-Amara ở Lưỡng Hà (Mesopotamia) thông qua một cuộc đàm phán bí mật với chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ tháng 12/1915, quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Đức ở Kut bao vây, trên sông Tigris ở Basra, Lưỡng Hà (Iraq ngày nay). Bốn lần nỗ lực đẩy lùi quân địch chỉ khiến họ phải hứng chịu con số thương vong 23.000 người, gần gấp đôi quân số còn lại của trung đoàn. Kiệt sức, thiếu thốn và đau đớn vì bệnh tật, những binh sĩ của Townshend đã sắp sửa phải đầu hàng thì bộ chỉ huy khu vực của Anh quyết định vận dụng ngoại giao. Continue reading “27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ”

25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli

Nguồn: Allies begin invasion of Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, một tuần sau khi cuộc tấn công của hải quân Anh-Pháp vào Dardanelles kết thúc trong thất bại, phe Hiệp Ước đã tiếp tục triển khai một cuộc đổ bộ quy mô lớn lên Bán đảo Gallipoli, vùng đất do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở phía bắc Dardanelles.

Tháng 01/1915, hai tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến I về phía phe Liên minh Trung tâm, Nga đã kêu gọi Anh bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công của quân đội Ottoman ở vùng Caucasus. Lord Kitchener, Bộ trưởng Chiến tranh Anh Quốc, nói với Churchill, Bộ trưởng Hải quân, rằng không có đội quân nào sẵn sàng giúp đỡ người Nga và nơi duy nhất họ có thể hỗ trợ là tại Dardanelles, để ngăn chặn quân đội Ottoman di chuyển về phía đông đến Caucasus. Đô đốc Thứ nhất của Hải quân Hoàng gia, John Fisher, chủ trương tiến hành một chiến dịch chung giữa bộ binh và hải quân. Continue reading “25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”

Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”

Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ khó tử hình binh sĩ đảo chính?

turkcoup

Tác giả: Nguyễn Thành Lĩnh

Từ một vụ án tại Việt Nam

Năm 2011, một vụ án đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam, được rùng mình nhớ đến như là vụ án dã man nhất do người chưa thành niên gây ra: Vụ án Lê Văn Luyện.  Với tính chất dã man của vụ án, rõ ràng án tử hình là điều mà dư luận mong muốn. Nhưng cuối cùng, Luyện chỉ nhận án 18 năm tù, mặc cho bản thân phạm tới 3 tội: Giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Dù là vụ án xảy ra khi mạng xã hội bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam, nhưng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng, bất chấp dư luận xã hội yêu cầu sự trừng trị hà khắc hơn cho Luyện, mức án 18 năm tù vẫn được giữ nguyên. Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ khó tử hình binh sĩ đảo chính?”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ

erdogan11

Nguồn: Shlomo Avineri, “The Strange Death of Turkish Secularism”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hậu quả của cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên một câu hỏi căn bản: liệu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tiếp tục theo đuổi con đường chuyên chế của mình, có lẽ là kèm với một sự báo thù, hay ông sẽ giang tay ra với các đối thủ và nỗ lực hàn gắn rạn nứt sâu sắc trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ?

Vẫn chưa thể kết luận được điều gì, nhưng nếu đánh giá từ các ví dụ lịch sử trước đây, thì những thử thách khắc nghiệt đối với các nhà lãnh đạo chuyên chế hay bán chuyên chế lại thường dẫn đến việc củng cố chế độ, chứ không phải là một sự ôn hòa lớn hơn. Và những động thái của Erdogan kể từ khi cuộc đảo chính thất bại – các quyết định bắt giữ hàng loạt và thanh trừng hàng ngàn binh sĩ, thẩm phán, cảnh sát và giáo viên được ban bố gần như ngay lập tức – dường như đã xác nhận kịch bản bi quan hơn trong hai kịch bản nói trên. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ”

‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức

erdogan

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Ngày xưa ở Việt Nam (hay cả ở Liên Xô nữa?!) câu cửa miệng là “đừng đùa với chính quyền Xô-viết” để chỉ một thái độ ứng xử của người dân, của xã  hội đối với chính quyền nhân dân. Hàm ý là đừng có “nhờn” với chính quyền “chuyên chính vô sản” hay “chính quyền nhân dân” trong một số vấn đề có tính nguyên tắc của quyền lực nhà nước như “cách mạng” hay “phản cách mạng” ở thời kỳ đầu mới giành được chính quyền.

Ngày nay ở Đức người ta chỉ cần bớt đi hai chữ “Xô-viết” để nói đừng có đùa với quyền lực nhà nước, dù đó là nhà nước tư bản tôn trọng tự do cá nhân. Continue reading “‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức”

Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

turkcoup

Nguồn: Dani Rodrik, “Turkey’s Baffling Coup”, Project Syndicate, 17/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc binh biến tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù thành công hay thất bại – đều theo một xu hướng có thể lường trước được ở nước này. Các nhóm chính trị – điển hình là những nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo – vốn bị các quân nhân nước này xem là đi ngược lại với tư tưởng về một nhà nước Thổ Nhĩ Kì thế tục của Kemal Atatürk, đang ngày càng nắm nhiều quyền lực. Căng thẳng leo thang thường đi kèm với bạo lực trên đường phố. Sau đó quân đội can thiệp và thực hiện thứ mà họ khẳng định là quyền hiến định nhằm khôi phục lại trật tự cũng như các nguyên tắc của một nhà nước thế tục. Continue reading “Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ

thonhikydaochinh

Nguồn:After the coup, Turkey turns against America”, The Economist, 18/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí các quan chức chính phủ cáo buộc Mỹ dính líu vào âm mưu đảo chính.

Từ những năm 1960, bất cứ khi nào các tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy nắm quyền lực, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm. Sau cuộc đảo chính bất thành vào ngày 15 tháng 7 của một nhóm các tướng lĩnh cấp trung và các sĩ quan cấp thấp, phản xạ cũ lại xuất hiện trở lại. Bộ trưởng Lao động của Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, tuyên bố rằng Mỹ đứng đằng sau các nỗ lực lật đổ vị Tổng thống theo chủ nghĩa Hồi giáo của đất nước, Recep Tayyip Erdogan. (Ông mơ hồ trích dẫn những “hoạt động” của các tạp chí Mỹ giấu tên làm bằng chứng.) Các phương tiện truyền thông ủng hộ chính phủ thì sử dụng các thuyết âm mưu. Trong một bài báo trên nhật báo Yeni Safak, Aydin Unal, một nghị sĩ Đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan, cho rằng các sĩ quan quân đội Mỹ đã tham gia vào đảo chính. Trong những thập niên trước, những cáo buộc như thế có thể bị bỏ qua. Nhưng lần này chúng là một phần của một cuộc khủng hoảng ngoại giao ngày càng nghiêm trọng hơn. Continue reading “Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ”

Tại sao thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ lại gây tranh cãi?

EU-Turkish

Nguồn:Why the EU­Turkey deal is controversial“, The Economist, 11/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 20/03/2016, Liên minh Châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn dòng người tị nạn đang tìm cách nhập cư vào châu Âu. Theo thỏa thuận, bất kỳ “người di cư bất thường mới” nào đến Hy Lạp sau ngày đó sẽ được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, các nước thành viên EU sẽ chấp nhận một người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ cho mỗi một người được gửi trả lại, và tăng tốc việc tự do hóa thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 04/04, nhóm người di cư đầu tiên, khoảng 200 người, chủ yếu là người Pakistan và Afghanistan, đã được gửi từ Hy Lạp trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi khoảng 43 người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được tái định cư ở các nước châu Âu. Tại sao thỏa thuận này lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ lại gây tranh cãi?”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”