Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Alaska hồi cuối tháng 3, các bài viết gây chú ý bắt đầu xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.

“Tại sao đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác của Mỹ vào năm 1999?” là tiêu đề của một bài viết như vậy.

Hoa Kỳ luôn khẳng định rằng vụ ném bom 22 năm trước là một tai nạn và chiến dịch của NATO dự định ném bom một cơ sở gần đó của Nam Tư.

Nhưng những gì thực sự xảy ra đêm đó đã trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với người dân Trung Quốc. Những thông tin như vậy được tiết lộ lúc này là một hiện tượng lạ, gần như có ai đó đang cố tình tiết lộ những bí mật đằng sau vụ việc. Continue reading “Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”

20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia

Nguồn: NATO assumes peacekeeping duties in Bosnia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong một buổi lễ ngắn tại Sarajevo, Bosnia-Herzegovina, Tướng Pháp Bernard Janvier, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đã chính thức chuyển giao quyền lực quân sự ở Bosnia cho Đô đốc Mỹ Leighton Smith, chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Nam Âu.

Buổi lễ long trọng này đã dọn đường cho việc triển khai 60.000 quân NATO để thực thi Hòa ước Dayton (Dayton Peace Accords) được ký bởi các lãnh đạo của Nam Tư cũ vào ngày 14/12. Trước đó trong cùng năm, kế hoạch hòa bình do Mỹ tài trợ đã được đề xuất tại bàn đàm phán ở Dayton, Ohio, và các bên tham chiến cuối cùng cũng miễn cưỡng chấp nhận vào tháng 11, chấm dứt bốn năm xung đột đẫm máu ở Nam Tư, với hơn 200.000 người thiệt mạng. Continue reading “20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia”

01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans

Nguồn: New state declared in the Balkans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, ba tuần sau hiệp định đình chiến, cùng ngày mà quân đội phe Hiệp Ước tiến vào Đức lần đầu tiên, một quốc gia mới được tuyên bố thành lập ở Belgrade, Serbia.

Khi các đế chế Áo và Đức bị đánh bại, “Vương quốc mới của người Serbia, Croatia và Slovenia” nổi lên từ tro tàn, được ủng hộ  bởi lời hứa từ Hội Quốc Liên rằng sẽ hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số ở châu Âu. Vương quốc mới thành lập gồm khoảng 500.000 người Hungary và số người Đức tương tự, cùng hàng chục ngàn người Romania, người Albania, người Bungary và người Ý. Continue reading “01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans”

Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc

Nguồn: The impact of Czechoslovakia’s split, The Economist, 04/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một phần tư thế kỷ trước, khi sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc xung đột đẫm máu ở vùng Balkan, một quốc gia châu Âu đa dân tộc khác đã lặng lẽ chia tách làm hai. “Cuộc phân ly nhung” (Velvet Divorce), cái tên được đặt cho sự chia tách Tiệp Khắc vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, đã khơi dậy ký ức về cuộc Cách mạng Nhung không đổ máu đã lật đổ những người cộng sản của đất nước này vào năm 1989. Nó ngầm ý rằng sự chia tách này đã diễn ra một cách hòa bình thân thiện. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dân ở cả hai bên – chỉ 37% người Slovak và 36% người Séc – ủng hộ sự chia tách này. Vaclav Havel, một hình tượng cách mạng, người đã từng là tổng thống Tiệp Khắc vào thời điểm đó, đã nản lòng đến mức ông thà từ chức còn hơn là phải chủ trì cho cuộc chia tách này. Trong khi chủ nghĩa dân tộc sơ khai kích động cuộc xung đột ở Nam Tư, các vấn đề kinh tế và khả năng lãnh đạo kém cỏi mới là những nguyên nhân chính của sự phân ly ở Tiệp Khắc – một động lực đã báo trước về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Catalonia đương đại, một vùng thuộc Tây Ban Nha. Continue reading “Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc”

04/05/1980: Tito qua đời

Nguồn: Tito dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1980, Josip Broz Tito, lãnh đạo cộng sản của Nam Tư từ năm 1945, đã qua đời ở tuổi 88 tại Belgrade. Trong suốt 35 năm lãnh đạo của mình, Tito đã dẫn dắt Nam Tư theo một đường lối kết hợp giữa việc tuân thủ giáo điều chủ nghĩa Mác-xít với một mối quan hệ độc lập và thường mang tính mâu thuẫn với Liên Xô.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, Tito đã tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản khi còn là một thanh niên. Ông trở nên nổi tiếng tại Nam Tư bắt đầu từ Thế chiến II khi lãnh đạo các nhóm kháng chiến chống lại lực lượng chiếm đóng của Đức Quốc xã và tay sai người Nam Tư của họ. Continue reading “04/05/1980: Tito qua đời”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?

Nguồn:Why Macedonia still has a second name”, The Economist, 19/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Macedonia đã giành được độc lập hơn 25 năm trước. Thế nhưng tên gọi của nó vẫn chưa được quyết định.

Gần một phần tư thế kỷ qua, Macedonia, đất nước nằm ở cực nam của nước Nam Tư cũ, vẫn được Liên Hợp Quốc, EU và nhiều tổ chức khác gọi là FYROM, viết tắt của Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia trực thuộc Nam Tư cũ). Đây là một phần của một vấn đề kỳ lạ đã làm rối loạn mối quan hệ của Macedonia với nước láng giềng Hy Lạp, kể từ khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1991. Tuần trước, các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc chủ trì về một thỏa thuận có thể giúp Macedonia nhận được lời mời gia nhập NATO và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU (cả hai vấn đề hiện đều đang bị chặn bởi Hy Lạp) đã được khởi động lại sau ba năm. Cả hai bên đều bày tỏ thiện chí. Radmila Sekerinska, Bộ trưởng Quốc phòng Macedonia, mô tả các cuộc đàm phán như là một “cơ hội lớn” để giải quyết vấn đề này. Continue reading “Tại sao Macedonia vẫn được gọi là FYROM?”

21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư

Nguồn: Germans massacre men, women, and children in Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lính Đức đã bắt đầu một đợt tấn công điên cuồng, giết chết hàng ngàn thường dân Nam Tư, trong đó có nguyên một trường nam sinh.

Mặc dù đã nỗ lực duy trì sự trung lập khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng cuối cùng Nam Tư cũng phải đối mặt với việc ký một “hiệp ước hữu nghị” với Đức vào cuối năm 1940, và sau đó tham gia Hiệp ước “Trục” Ba Bên vào tháng 03/1941. Người dân Nam Tư phản đối liên minh này và một thời gian ngắn sau đó, nhóm cầm quyền gồm những người đã từng cố gắng hình thành một liên minh Nam Tư mong manh giữa các nhóm sắc tộc và các vùng sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bị lật đổ. Continue reading “21/10/1941: Đức Quốc xã tiến hành thảm sát ở Nam Tư”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”

07/04/1963: Tito được bầu làm Tổng thống suốt đời

Nguồn: Tito is made president for life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một hiến pháp mới của Nam Tư đã tuyên bố Tito là Tổng thống suốt đời của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư mới được thành lập.

Trước đây từng được biết đến với cái tên Josip Broz, Tito sinh ra trong một gia đình nông dân đông con ở Croatia vào năm 1892. Lúc đó, Croatia vẫn là một phần của đế quốc Áo – Hung. Năm 1913, Broz gia nhập quân đội đế quốc. Sau khi Thế chiến I nổ ra, ông chiến đấu chống lại Serbia, và năm 1915 thì được gửi tới mặt trận Nga, nơi ông bị bắt. Trong trại tù, ông chuyển sang đi theo phe Bolshevik, sang năm 1917 thì tham gia Cách mạng Tháng Mười. Ông còn là thành viên của Hồng Quân trong suốt Nội chiến Nga. Năm 1920, ông trở về Croatia, khi đó đã được sáp nhập vào Vương quốc Nam Tư đa sắc tộc nhưng do người Serb thống trị. Continue reading “07/04/1963: Tito được bầu làm Tổng thống suốt đời”

06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp

Nguồn: Germany invades Yugoslavia and Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, không quân Đức đã bắt đầu Chiến dịch Castigo – đánh bom Belgrade (Thủ đô Nam Tư) và cho 24 sư đoàn cùng 1.200 xe tăng tiến vào Hy Lạp.

Đợt tấn công vào Nam Tư đã diễn ra nhanh chóng và tàn bạo, một hành động khủng bố dẫn đến cái chết của 17.000 thường dân – đây là con số thương vong dân thường trong một ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Continue reading “06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp”

12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Milosevic goes on trial for war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Nam Tư, Slobodan Milosevic, đã phải ra trước Toà án Công lý Quốc tế (La Haye, Hà Lan) để bị xét xử vì tội diệt chủng và tội ác chiến tranh ở Bosnia, Croatia và Kosovo. Milosevic tự làm luật sư bào chữa cho mình trong phần lớn quá trình xét xử. Tuy nhiên, vụ án đã kết thúc mà không cần bản án nào, vì vào ngày 11/03/2006, “gã đồ tể vùng Balkan” được tìm thấy đã chết ở tuổi 64 vì một cơn đau tim ngay trong nhà tù.

Vào ngày 31/01/1946, Nam Tư (gồm Croatia, Montenegro, Slovenia, Serbia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia) trở thành một nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là lãnh tụ cộng sản Nguyên soái Tito. Tito qua đời vào tháng 05/1980 và Nam Tư, cùng với chủ nghĩa cộng sản, đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vòng 10 năm tiếp theo. Continue reading “12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”

14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm

Belgrade_Serbia_2013-08-30_0080

Nguồn:Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing”, History.com (truy cập ngày 14/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại về vụ đánh bom nhầm của NATO vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) sáu ngày trước đó. Ông Clinton hứa sẽ thực hiện một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Clinton gọi vụ đánh bom là một sự kiện bi thảm và riêng biệt, khẳng định rằng nó hoàn toàn không do cố ý, trái với những gì các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia một nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư. Ba người thiệt mạng trong vụ không kích vào đại sứ quán và 20 người khác bị thương. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm”

05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô

tito and stalin

Nguồn:Tito signs ‘friendship treaty’ with Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 040/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tito, nhà lãnh đạo đảng của Nam Tư, đã ký một thỏa thuận cho phép “quân đội Liên Xô xâm nhập tạm thời vào lãnh thổ Nam Tư.”

Josip Broz, bí danh “Tito,” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã dẫn đầu một phong trào phản công chính trị chống lại các cường quốc chiếm đóng phe Trục là Đức và Ý từ năm 1941. Được các nước Đồng Minh công nhận là nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến Nam Tư, trên thực tế, ông còn là lãnh đạo của một chiến dịch tranh giành quyền lực không chỉ có mục đích trục xuất các lực lượng phe Trục mà còn muốn giành quyền kiểm soát Nam Tư trong môi trường hậu chiến từ tay hoàng gia và các phong trào dân chủ. Continue reading “05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô”

28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM

U1398457-24

Nguồn:Yugoslavia expelled from COMINFORM,” History.com (Truy cập ngày 27/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, Liên Xô đã khai trừ Nam Tư khỏi Cục Thông tin Cộng sản Quốc tế (COMINFORM) vì lập trường của nước này về cuộc Nội chiến Hy Lạp (1946–49). Việc trục xuất này là bằng chứng cụ thể của sự chia cắt vĩnh viễn diễn ra giữa Liên Xô và Nam Tư.

Liên Xô thành lập COMINFORM vào năm 1947 nhằm điều phối các đảng cộng sản ở Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Ý, Pháp, Tiệp Khắc, Romania, và Nam Tư. Hầu hết các nhà quan sát phương Tây cho rằng tổ chức này là sự kế thừa của Quốc tế Cộng sản (vốn đã bị Liên Xô giải thể từ năm 1943 nhằm xoa dịu những đồng minh chiến tranh của Liên Xô là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh). Continue reading “28/06/1948: Nam Tư bị khai trừ khỏi COMINFORM”

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

640px-Aviano_f-15

Nguồn:NATO bombs Yugoslavia,” History.com (truy cập ngày 22/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc không kích nhằm vào Nam Tư, tấn công các căn cứ quân sự của Serbia ở tỉnh Kosovo. Cuộc tấn công của NATO nhằm đáp trả làn sóng thanh lọc sắc tộc của các lực lượng Serbia chống lại người Albania ở Kosovo hôm 20 tháng 3.

Vùng Kosovo nằm ở trung tâm đế chế Serbia cuối thời Trung Cổ, nhưng rồi rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ dưới đế chế Ottoman năm 1389 sau thất bại của người Serbia trong Trận Kosovo. Tới lúc người Serbia giành lại quyền kiểm soát Kosovo từ tay Thổ Nhĩ Kỳ năm 1913 thì số người Serbia ở lại đã bị người Albania áp đảo (về số lượng). Năm 1918, Kosovo chính thức trở thành một tỉnh của Serbia, nó tiếp tục đóng vai trò như vậy sau khi lãnh đạo cộng sản Josip Broz Tito thành lập Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư năm 1945, bao gồm các nước vùng Balkan là Serbia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Slovenia, và Macedonia. Tuy nhiên, Tito cuối cùng cũng trao quyền tự chủ cho Kosovo, và sau năm 1974, Kosovo thực tế đã tồn tại như một nhà nước độc lập, chỉ trừ cái tên. Continue reading “24/03/1999: NATO không kích Nam Tư”