20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama

Nguồn: The U.S. invades Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Mỹ đã xâm chiếm Panama trong nỗ lực lật đổ nhà độc tài quân sự Manuel Noriega, người đã bị truy tố về tội buôn bán ma túy tại Mỹ và bị cáo buộc đàn áp nền dân chủ ở Panama và gây nguy hiểm cho người dân Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Panama (Panamanian Defense Forces, PDF) của Noriega đã nhanh chóng bị hạ gục, buộc nhà độc tài phải tìm cách tị nạn tại tòa đại sứ của Vatican ở Thành phố Panama, nơi ông đầu hàng vào ngày 03/01/1990.

Năm 1970, Noriega, một nhân vật đang nổi lên trong quân đội Panama, đã được Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tuyển dụng để hỗ trợ Mỹ chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Mỹ. Noriega đã tham gia vào buôn bán ma túy và năm 1977 bị xóa khỏi biên chế của CIA. Sau khi chính quyền Marxist của Sandinista lên nắm quyền vào năm 1979, Noriega đã được đưa trở lại đội ngũ CIA. Năm 1983, ông ta trở thành nhà độc tài quân sự của Panama. Continue reading “20/12/1989: Mỹ xâm lược Panama”

Trung Quốc che giấu quá khứ

Nguồn: Orville Schell, “China’s Cover-Up”, Foreign Affairs, Jan/Feb 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi đảng Cộng sản viết lại lịch sử

Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hủy diệt hàng chục triệu sinh mạng. Từ thắng lợi của phe cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa năm 1949, xuyên qua những biến động, nạn đói và những biến cố đổ máu trong các thời kỳ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa cho đến khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúi các bộ phận của xã hội đánh nhau với các bộ phận khác trong nhiều đợt bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Khi làn sóng man rợ này tiếp làn sóng man rợ khác quét qua đất nước Trung Hoa, hàng triệu người đã bị giết chết, hàng triệu người khác bị đưa vào các trại “cải tạo qua lao động” và bị tiêu diệt. Continue reading “Trung Quốc che giấu quá khứ”

19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Nguồn: Britain agrees to return Hong Kong to China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã ký một thỏa thuận cam kết rằng nước Anh sẽ trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997 để đổi lại các điều khoản đảm bảo mở rộng hệ thống tư bản của lãnh thổ này trong vòng 50 năm. Hồng Kông được Trung Quốc cho Anh thuê vào năm 1898, thời hạn 99 năm.

Vào năm 1839, trong Chiến tranh Thuốc Phiện lần I, Anh đã xâm lược Trung Quốc nhằm đè bẹp phe phản đối sự can thiệp của họ vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Quốc. Một trong những bước tiến đầu tiên của Anh là chiếm Hồng Kông, một hòn đảo dân cư thưa thớt ngoài khơi bờ biển đông nam Trung Quốc. Continue reading “19/12/1984: Anh đồng ý trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II; Phần III

Thời điểm là đêm nay

Stalin nhận thức cao độ về những thực tế này, nhưng sau đó tính khí bất thường của ông đã lấn áp tất cả. “Stalin cảm thấy bồn chồn và tức giận bởi những báo cáo không ngớt (bằng miệng và văn bản) về sự xuống cấp trầm trọng trong mối quan hệ với Đức,” sĩ quan hải quân Nikolai Kuznetsov của Liên Xô hồi tưởng về giai đoạn này. “Ông ấy cảm thấy mối nguy hiểm đang cận kề,” Nikita Khrushchev nhớ lại. Thời điểm đó Khrushchev đang là bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản ở Ukraine và đã ở Moskva trong suốt tháng 6 định mệnh đó. “Đất nước chúng ta có thể xử lý chuyện này không? Quân đội của chúng ta có thể chiến thắng không?” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)”

18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông

Nguồn: Japan invades Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Nhật đã đổ bộ vào Hồng Kông và tiến hành một cuộc thảm sát. Một cuộc không kích Hồng Kông, thuộc địa của Anh, đã diễn ra suốt một tuần từ ngày 17/12. Cùng lúc các sứ giả Nhật đã đến gặp Sir Mark Young, Thống đốc người Anh tại Hồng Kông. Thông điệp của các sứ giả rất đơn giản: Quân Anh chỉ đơn giản là phải đầu hàng – mọi phản kháng đều vô ích. Các sứ giả này đã bị đuổi về cùng lời phản đối: “Thống đốc và Tổng Tư lệnh Hồng Kông tuyệt đối từ chối tham gia đàm phán việc Hồng Kông đầu hàng …” Continue reading “18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ

Nguồn: France formally recognizes the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Ngoại trưởng Pháp Charles Gravier đã chính thức công nhận Mỹ là một quốc gia độc lập. Tin tức về chiến thắng áp đảo của Quân Đội Lục Địa trước vị Tướng Anh John Burgoyne ở Saratoga đã mang lại cho Benjamin Franklin đòn bẩy mới trong nỗ lực kêu gọi Pháp ủng hộ sự nổi dậy của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã thắng từ tháng 10, nhưng tin tức đã không đến được nước Pháp mãi cho đến ngày 04/12.

Franklin đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ Pháp khi ông đến nước này vào tháng 12/1776. Thất bại đáng xấu hổ của Pháp ở Bắc Mỹ trước người Anh trong Chiến tranh Bảy năm đã khiến người Pháp háo hức chờ đợi chiến thắng của Mỹ. Tuy nhiên, nhà vua Pháp miễn cưỡng ủng hộ cuộc nổi dậy một cách công khai. Thay vào đó, vào tháng 5/1776, Louis XVI đã gửi viện trợ không chính thức cho Quân đội Lục địa và nhà soạn kịch Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais đã giúp Franklin kêu gọi các khoản viện trợ cá nhân cho Mỹ. Continue reading “17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ”

Mata Hari: Vũ nữ hay điệp viên quyến rũ nhất thời đại?

Nguồn: 

Biên dịch: BBC Tiếng Việt

Nàng vũ nữ chuyển sang làm điệp viên bí mật – dù cho 100 năm đã trôi qua sau khi bị xử tử – cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Cô đem đến cho chúng ta một khái niệm mới: điệp viên quyến rũ, mà sau này ta được thấy trong nhân vật 007, Nicholas Barber viết.

Đã tròn một thế kỷ trôi qua kể từ khi Mata Hari bị đội xử bắn Pháp hành hình với tội làm gián điệp cho Đức. Nói theo cách khác, thì đã tròn một thế kỷ kể từ khi vũ nữ đồng thời là gái điếm cao cấp người Hà Lan tái sinh và trở thành huyền thoại.

Cuốn tiểu sử đầu tiên về bà được xuất bản năm 1917, chỉ vài tuần sau khi bà chết, và kể từ đó, bà đã trở thành chủ đề cho 250 cuốn tiểu sử, tiểu thuyết, bên cạnh rất nhiều các vở kịch, các loạt phim truyền hình và các phim truyện, mà đáng chú ý nhất là phim ra hồi 1931 do Greta Garbo đóng. Continue reading “Mata Hari: Vũ nữ hay điệp viên quyến rũ nhất thời đại?”

16/12/1950: Truman ban bố tình trạng khẩn cấp

Nguồn: Truman declares state of emergency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Harry S. Truman đã cho ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuyên bố rằng “Chủ nghĩa đế quốc Cộng sản” đang đe dọa người dân toàn thế giới, Truman kêu gọi người Mỹ cùng nhau xây dựng một “pháo đài của tự do” (arsenal of freedom).

Tháng 11, nguy cơ Chiến tranh Triều Tiên đã leo thang đáng kể với sự can thiệp của hàng trăm ngàn quân Trung Quốc cộng sản. Trước khi đội quân này xuất hiện trên chiến trường, lực lượng của Mỹ dường như đã đến rất gần chiến thắng tại bán đảo Triều Tiên. Continue reading “16/12/1950: Truman ban bố tình trạng khẩn cấp”

Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập

Nguồn: David Lampton, “Balancing US–China interests in the Trump–Xi era”,
East Asia Forum, 10/12/2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

Từ năm 1945 đến 2016, Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng để xây dựng các thiết chế, các liên minh và các chế độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh né một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc. Để làm được như vậy, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng sự trỗi dậy của một “chòm sao” các cường quốc mới; trong đó đáng chú ý có Trung Quốc – quốc gia mà giờ đây Hoa Kỳ phải thương lượng. Nếu Hoa Kỳ muốn lợi ích của mình được đáp ứng, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là thúc ép họ. Continue reading “Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập”

15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật

Nguồn: The Bill of Rights becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Virginia trở thành tiểu bang cuối cùng phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ trở thành luật và hoàn thành các cuộc cải cách khởi nguồn từ Tuyên ngôn Độc lập. Trước khi bang Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp, điều họ cuối cùng đã thực hiện trong tháng 02/1788, những người ủng hộ phe Liên bang đã phải hứa sẽ tạo ra một bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm sửa đổi Hiến pháp ngay khi thành lập chính phủ mới.

Các nhà phê bình Hiến pháp, chống lại phe Liên bang, những người sợ rằng một chính phủ liên bang quá mạnh sẽ chỉ trở thành một chế độ quân chủ khác, thứ họ vốn dĩ vừa mới thoát ra, tin rằng Hiến pháp đã trao quá nhiều quyền lực vào tay chính phủ liên bang bằng cách phác thảo quyền của chính phủ nhưng không mô tả quyền của các cá nhân do chính phủ quản lý. Lời hứa về một bản Tuyên ngôn Nhân quyền giúp xoa dịu quan ngại của phe chống Liên bang. Continue reading “15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật”

Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?

Nguồn:The trouble at Temple Mount”, The Economist, 17/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự rối loạn tại Núi Đền (Temple Mount) thuộc Jerusalem lại đang một lần nữa bùng lên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao “Thành phố của Hòa bình” lại dễ biến động đến vậy.

Núi Đền ở Jerusalem là một trong những mảnh đất dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu rung lên một lần nữa trong những tuần gần đây với việc các dân quân Do Thái đòi mở rộng quyền cầu nguyện, các vụ bạo loạn của người Palestine và việc giết hại nhiều người Israel trong các cuộc tấn công bằng dao hoặc xe. Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đổ lỗi cho Israel vì đã khuấy động một cuộc chiến tranh tôn giáo; Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cáo buộc ông Abbas kích động bạo lực; còn vua Abdullah II của Jordan đã rút đại sứ của mình khỏi Israel. Tại sao “Thành phố của Hoà bình” lại dễ biến động đến vậy? Continue reading “Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?”

14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam

Nguồn: Kennedy announces intent to increase aid to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong một cuộc trao đổi thư công khai với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Tổng thống John F. Kennedy đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ miền Nam, bao gồm việc mở rộng cam kết của quân đội Mỹ. Lo lắng trước những tiến bộ gần đây của phong trào nổi dậy của cộng sản tại miền Nam, Kennedy viết, “Chúng tôi sẽ nhanh chóng tăng cường hỗ trợ cho nỗ lực quốc phòng của các ông.”

Cố vấn quân sự của Kennedy, Tướng Maxwell D. Taylor, và Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia Walt W. Rostow vừa trở về từ một chuyến đi thực địa ở Sài Gòn và kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường hỗ trợ kinh tế và cố vấn quân sự cho Diệm. Sự hỗ trợ quân sự bao gồm việc các cố vấn quân sự Mỹ đào tạo chuyên sâu các đội quân tự vệ địa phương. Continue reading “14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam”

Tập Cận Bình sợ điều gì?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “What Is Xi Jinping Afraid Of?” Foreign Affairs, 08/12/2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ của Trung Quốc bất an hơn vẻ bề ngoài

Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập. Continue reading “Tập Cận Bình sợ điều gì?”

13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand

Nguồn: Tasman discovers New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan Abel Tasman đã trở thành nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tìm thấy quần đảo Nam Thái Bình Dương mà ngày nay chúng ta gọi là New Zealand. Trong nỗ lực duy nhất nhằm đặt chân lên đảo, một số thủy thủ trong đoàn của Tasman đã bị giết bởi các chiến binh từ một bộ tộc thuộc Đảo Nam (South Island), những người cho rằng tiếng kèm trumpet của người châu Âu chính là tín hiệu bắt đầu một trận chiến. Continue reading “13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand”

Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP

Nguồn: Pradumna B.Rana & Ji Xianbai, “TPP’s Resurrection: Will it Be Finally Ratified”, RSIS Commentary, 17/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 11 tháng 11, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương quyết định tiếp tục duy trì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định này chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để phản ánh sự đồng thuận mới giữa các thành viên sau 4 vòng đàm phán từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định. Liệu CPTPP có còn là một “thỏa thuận chất lượng cao” hay không? Và liệu lần này hiệp định có được phê chuẩn hay không? Continue reading “Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP”

12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng

Nguồn: Shultz calls on European allies to increase defense spending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong chuyến thăm chính thức đến Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, đa đưa ra một tuyên bố kêu gọi các đồng minh NATO của Mỹ ở Tây Âu tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng của họ. Shultz thẳng thắn thông báo với nước chủ nhà Đan Mạch rằng “điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tăng đóng góp cho NATO, đảm bảo rằng chúng ta làm mọi thứ có thể để duy trì các giá trị của mình.” Lời kêu gọi này là nhằm phản ứng trực tiếp trước Hiệp ước INF mới được ký giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

11/12/1936: Edward VIII thoái vị

Nguồn: Edward VIII abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, sau chưa đầy một năm lên ngôi, Edward VIII trở thành vị vua đầu tiên của Anh tự nguyện từ bỏ ngôi vị. Ông đã lựa chọn thoái vị sau khi chính phủ Anh, công chúng và Giáo hội Anh giáo lên án quyết định kết hôn của ông với một phụ nữ Mỹ đã ly hôn tên là Wallis Warfield Simpson.

Tối ngày 11/12, ông đã có một bài phát biểu trên sóng radio giải thích rằng, “Tôi cảm thấy mình không thể gánh vác được gánh nặng trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của một nhà vua, như tôi mong muốn, mà không có sự trợ giúp và ủng hộ của người phụ nữ mà tôi yêu.” Sang ngày 12/12, em trai của ông, Công tước xứ York, lên ngôi và trở thành Vua George VI. Continue reading “11/12/1936: Edward VIII thoái vị”

Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi. Continue reading “Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?”