01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam

26-09-1945

Nguồn: First American soldier killed in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn. Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Continue reading “26/09/1945: Lính Mỹ đầu tiên chết tại Việt Nam”

25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon

25-09-1969-congressional-opponents-of-nixon

Nguồn: Congressional opponents of Nixon Vietnam policy renew opposition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thượng nghị sĩ Charles Goodell (một nhà hoạt động chính trị độc lập của Đảng Cộng hòa, đến từ New York) đã đề xuất dự luật yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và cấm sử dụng ngân sách do Quốc Hội cấp để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau ngày 01/12/1970. Continue reading “25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon”

22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ

lincoln

Nguồn: “Lincoln issues Emancipation Proclamation“, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành bản sơ bộ của Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (Emancipation Proclamation), giải phóng cho hơn 3 triệu nô lệ da đen ở Mỹ, đồng thời tuyên bố Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ.

Khi Nội chiến nổ ra vào năm 1861, chỉ ít lâu sau lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Lincoln vẫn duy trì quan niệm rằng đây là cuộc chiến để khôi phục chính quyền Liên bang miền Bắc (the Union), chứ không phải về chế độ nô lệ. Thế nên, ông tránh việc ban hành ngay một tuyên ngôn chống chế độ nô lệ, bất chấp sự thúc giục của những người theo chủ nghĩa bãi nô và các đảng viên Cộng hòa cấp tiến, cũng như niềm tin của cá nhân ông rằng chế độ nô lệ là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Thay vào đó, Lincoln đã có những bước đi thận trọng, cho đến khi ông nhận được ủng hộ rộng rãi của công chúng đủ để đề xuất một bản tuyên ngôn như vậy. Continue reading “22/09/1862: TT Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ”