19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ

Nguồn: First U.S. air combat mission begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tám máy bay Curtiss “Jenny” của Phi đội Không quân Số 1 (First Aero Squadron) đã cất cánh từ Columbus, New Mexico, lên đường thực hiện nhiệm vụ không chiến đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng nổ, phi đội đang hỗ trợ cho 7.000 lính Mỹ xâm lược Mexico nhằm bắt giữ nhà cách mạng người Mexico, Pancho Villa.

Ngày 09/03/1916, Villa, người phản đối việc Mỹ ủng hộ Tổng thống Mexico Venustiano Carranza, đã dẫn đầu một nhóm du kích gồm vài trăm người băng qua biên giới, tiến hành đột kích vào thị trấn Columbus, New Mexico, giết chết 17 người Mỹ. Sang ngày 15/03, theo lệnh của Tổng thống Woodrow Wilson, Chuẩn tướng John J. Pershing đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt nhắm vào Mexico để bắt giữ Villa. Bốn ngày sau, Phi đội Không quân Số 1 được cử đến Mexico để trinh sát và chuyển tiếp các thông điệp cho Tướng Pershing. Continue reading “19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ”

Ảo tưởng về vùng cấm bay

Nguồn: Richard K. Betts, The No-Fly Zone Delusion, Foreign Affairs, 10/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Ukraine, ý định tốt cũng không thể cứu vãn nổi ý tưởng tệ.

Đối mặt với cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, nhiều người Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy chính phủ của họ hỗ trợ quân sự nhiều nhất có thể cho Kyiv. Một ý tưởng được nhiều nhà quan sát và nhà bình luận nổi tiếng ủng hộ là thiết lập vùng cấm bay – nghĩa là sử dụng vũ lực (hoặc đe dọa sử dụng vũ lực) để ngăn máy bay Nga bay vào một số vùng trong không phận phía trên Ukraine, từ đó ngăn chặn các cuộc không kích của Nga nhắm vào lực lượng quân đội và dân thường Ukraine trong khu vực. Việc tạo ra một vùng cấm bay như vậy sẽ đòi hỏi kết hợp giữa thu thập thông tin tình báo hàng ngày, quan sát từ mặt đất, luân phiên tuần tra trên không với một số lượng lớn máy bay và phi công – và quan trọng nhất, là phải thực sự ngăn cản máy bay đối phương xâm nhập vào vùng trời đã được chỉ định là vùng cấm bay. Continue reading “Ảo tưởng về vùng cấm bay”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin

Nguồn: Yoshiro Ikeda, Reviving the empire: Putin follows path of Stolypin and Stalin, Nikkei Asia, 13/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga đang phản ánh lịch sử bi thảm, bị chiến tranh tàn phá của Ukraine

Một cái nhìn kỹ lưỡng hơn vào lịch sử Ukraine, vùng đất mà các cường quốc thường xuyên đụng độ, sẽ tiết lộ tham vọng khôi phục Đế chế Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong thời kỳ đế chế cho đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, người Nga, người Ukraine, và người Belarus không được phân biệt rõ ràng. Kyiv, thủ đô của Ukraine, vẫn được coi là cội nguồn của nền văn hóa Nga, kết hợp ba dân tộc kể từ thời Đại Công quốc Kyivan Rus trung cổ. Nhiều người Nga ngày nay xem Ukraine là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga. Continue reading “Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin”

15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc

Nguồn: Nazis take Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, lực lượng của Hitler đã xâm lược và chiếm đóng Tiệp Khắc – quốc gia trở thành vật tế thần trên bàn Hiệp ước Munich, một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn mục tiêu đế quốc của Đức.

Ngày 30/09/1938, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Thủ tướng Pháp Edouard Daladier, và Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã cùng nhau ký Hiệp ước Munich, định đoạt số phận của Tiệp Khắc, trao nó vào tay Đức, nhân danh hòa bình. Dù thỏa thuận chỉ giao cho Hitler khu vực Sudentenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi có 3 triệu người gốc Đức sinh sống, thực chất nó đã giao nộp cho cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã 66% sản lượng than, 70% sắt thép và 70% năng lượng điện của Tiệp Khắc. Không có những nguồn lực đó, người Tiệp trở nên vô cùng dễ bị tổn thương và phải chịu khuất phục trước người Đức. Continue reading “15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?”

Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine

Nguồn: Francis Fukuyama, Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga. Continue reading “Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine”

Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?

Nguồn: Paul Krugman, Why China Can’t Bail Out Putin’s Economy, New York Times, 07/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi quyết định xâm lược Ukraine, rõ ràng Vladimir Putin đã đánh giá sai mọi thứ. Ông đã phóng đại sức mạnh quân sự của quốc gia mình; điều mà tôi từng viết vào tuần trước, rằng Nga là một “siêu cường giả”, có sức mạnh kém hơn nhiều so với những gì chúng ta quan sát thấy, bây giờ lại càng đúng hơn nữa. Putin đánh giá thấp tinh thần và sức mạnh quân sự của Ukraine, cũng không lường trước được quyết tâm của các chính phủ dân chủ, nhất là chính quyền Biden, vốn đã làm được nhiều việc đáng chú ý trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trang bị vũ khí cho Ukraine, đến tập hợp phương Tây ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính. Continue reading “Vì sao Trung Quốc không thể cứu vãn nền kinh tế của Putin?”

13/03/2020: Breonna Taylor bị cảnh sát giết hại

Nguồn: Breonna Taylor is killed by police in botched raid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, khi chỉ vừa qua nửa đêm, Breonna Taylor, một nhân viên cấp cứu y tế người da đen 26 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết ngay tại căn hộ của mình ở Louisville, Kentucky, sau khi toán cảnh sát bất ngờ phá cửa xông vào nhà cô.

Taylor và bạn trai, Kenneth Walker, cả hai đều không có tiền án tiền sự, khi ấy đang ngủ say trên giường. Walker, người sau đó nói rằng anh sợ có kẻ đột nhập, nên đã sử dụng khẩu súng sở hữu hợp pháp của mình để bắn một phát, khiến Trung sĩ Jonathan Mattingly bị thương ở chân. Mattingly, cùng các sĩ quan Myles Cosgrove và Brett Hankison, tất cả đều là người da trắng và đang mặc thường phục, đã bắn trả tổng cộng 32 phát trong bóng tối, Taylor không may trúng đạn 06 lần. Continue reading “13/03/2020: Breonna Taylor bị cảnh sát giết hại”

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, Turkish drone success in Ukraine sets stage for Asia roadshow, Nikkei Asia, 08/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các công ty sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản, Indonesia, và Malaysia.

Một chú vượn cáo mới chào đời tại vườn thú Kiev ở thủ đô Ukraine đã được đặt tên là “Bayraktar,” theo thông báo trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Sáu của Thị trưởng Vitali Klitschko, một nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Chú vượn cáo đuôi vằn này được đặt theo tên một chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thứ mà một lần nữa được chú ý trên toàn cầu vì thành công trên chiến trường. Giống như ở Azerbaijan, Syria, và Libya, những đoạn video cho thấy Bayraktar TB-2 hạ gục xe tăng, xe bọc thép, và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Continue reading “Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á”

12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên

Nguồn: FDR broadcasts first “fireside chat” during the Great Depression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, tám ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã có bài phát biểu đầu tiên trên đài phát thanh quốc gia – còn được gọi là cuộc “trò chuyện bên bếp lửa” (fireside chat) – được phát sóng trực tiếp từ Nhà Trắng.

Roosevelt bắt đầu bài phát biểu thật đơn giản: “Tôi muốn dành vài phút nói chuyện với người dân Mỹ về ngân hàng.” Tiếp đến, tổng thống giải thích quyết định gần đây của mình là đóng cửa các ngân hàng quốc gia để ngăn chặn tình trạng rút tiền ồ ạt, do các nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng ngân hàng sụp đổ. Roosevelt cho biết, các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau, và ông cảm ơn công chúng vì đã “kiên nhẫn và bình tĩnh” trong “kỳ nghỉ ngân hàng”. Continue reading “12/03/1933: Roosevelt phát sóng chương trình “trò chuyện bên bếp lửa” đầu tiên”

Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette và Bonny Lin, China’s Ukraine Crisis, Foreign Affairs, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập được gì — và mất gì — từ việc hậu thuẫn cho Putin?

Khủng hoảng Ukraine chủ yếu là cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, còn có một người chơi khác đang lúng túng bên lề: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng duy trì thế cân bằng trong vấn đề Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi rằng chính sự bành trướng của NATO đã gây ra khủng hoảng, và cáo buộc rằng những dự đoán của Mỹ về một cuộc xâm lược chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao thay cho chiến tranh.

Nếu Bắc Kinh biết chơi đúng cách, họ sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo kinh tế của mình, và tránh được hệ quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lên Moscow – cùng lúc đó ngăn cản quan hệ với Mỹ xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đạt được bất kỳ một trong những mục tiêu này là khả thi, còn đạt được tất cả lại là điều bất khả. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc”

10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk

Nguồn: Czech diplomat Jan Masaryk dies under strange circumstances, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, chính phủ do cộng sản kiểm soát tại Tiệp Khắc báo cáo rằng Ngoại trưởng Jan Masaryk đã qua đời vì lý do tự sát. Câu chuyện về cái chết của Masaryk, một người không theo chủ nghĩa cộng sản, đã làm dấy lên nghi ngờ ở phương Tây.

Masaryk sinh năm 1886, là con trai vị tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc. Sau Thế chiến I, ông giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ mới của Tiệp. Tiếp đó, ông trở thành đại sứ tại Vương quốc Anh. Sang Thế chiến II, ông một lần nữa đảm nhận vị trí Ngoại trưởng, lần này là trong chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “10/03/1948: Cái chết kỳ lạ của Ngoại trưởng Tiệp Khắc Jan Masaryk”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Đài Loan: một di sản đáng tiếc

Di sản rắc rối nhất trong chính sách ngoại giao Trung Quốc của Nixon và Kissinger là Đài Loan. Riêng về vấn đề này, các chuyến đi của Nixon và Kissinger đã bị soi xét kỹ lưỡng ở Mỹ, không phải vì những gì chúng thu được, mà vì những gì chúng có thể đã đánh mất một cách ngây thơ.

Trong hồi ký của mình, Kissinger khẳng định rằng Đài Loan hầu như không xuất hiện trong cuộc trò chuyện của ông với Thủ tướng Chu Ân Lai. Hồ sơ giải mật về cuộc trò chuyện của họ lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác – rằng ngay từ đầu, Chu đã không ngừng ép Kissinger phải từ bỏ Đài Loan. Nếu không có một dàn xếp về Đài Loan, Chu nói rõ, sẽ không có hòa giải với Mỹ. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)”

08/03/2014: MH370 biến mất với hơn 200 người trên máy bay

Nguồn: Malaysia Airlines flight vanishes with more than 200 people aboard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, chưa đầy một giờ sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur, chuyến bay số hiệu 370 của hãng Malaysia Airlines, chở theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, đã mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu, sau đó bay chệch hướng và biến mất. Chiếc máy bay, và tất cả mọi người trên nó, không bao giờ được nhìn thấy nữa.

MH370 khởi hành từ Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur lúc 12:41 đêm, và dự kiến đến Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh lúc 6:30 sáng, theo giờ địa phương. Báo cáo vị trí tự động cuối cùng của máy bay đã được gửi đi vào lúc 1:07 sáng, và vào lúc 1:19 sáng, âm thanh cuối cùng được truyền từ buồng lái của chiếc máy bay xấu số tới các nhân viên kiểm soát không lưu: “Chúc ngủ ngon, Malaysia ba bảy không,” một thông báo không có gì khác thường. Khoảng một giờ sau thời điểm dự kiến hạ cánh xuống Bắc Kinh, Malaysia Airlines thông báo MH370 mất tích. Trước khi biến mất đầy bí ẩn, dường như máy bay không hề gặp sự cố. Không có tín hiệu cấp cứu nào được gửi đi, cũng không có báo cáo về thời tiết xấu hoặc trục trặc kỹ thuật. Continue reading “08/03/2014: MH370 biến mất với hơn 200 người trên máy bay”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

Khởi đầu cho kết thúc của Putin?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor và Erica Frantz, The Beginning of the End for Putin?, Foreign Affairs, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chế độ độc tài thường có vẻ ổn định – cho đến khi chúng không còn như thế nữa.

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine có thể xem như một thời khắc làm sáng tỏ nhiều điều. Kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã cố gắng hợp tác, hòa hợp, hoặc đàm phán với ông ta. Nhưng bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến chống lại một quốc gia mà ông cho là không có quyền tồn tại, Putin đã buộc cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận ông đúng bản chất: một nhà lãnh đạo hiếu chiến với khả năng hủy diệt đáng kể. Kết quả là đã có hàng loạt các biện pháp mới được thiết kế nhằm kiềm chế ông – từ các lệnh trừng phạt nhắm vào các thể chế tài chính Nga, đến việc cấm máy bay Nga bay qua không phận EU, đồng thời tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Ngay cả Đức, đất nước lâu nay vẫn chỉ miễn cưỡng đối đầu với Putin, cũng đã đồng ý loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT, đảo ngược lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột – vốn đã tồn tại từ lâu, và gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra thay đổi to lớn trong nhận thức quốc tế về Putin và những gì cần phải làm để đối đầu với ông ta. Continue reading “Khởi đầu cho kết thúc của Putin?”

06/03/1836: Trận Alamo kết thúc

Nguồn: The Battle of the Alamo comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1836, sau 13 ngày giao tranh gián đoạn, Trận Alamo đã đi đến kết thúc khủng khiếp, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong Cách mạng Texas. Lực lượng Mexico đã thành công trong việc tái chiếm pháo đài, trong khi gần như toàn bộ 200 lính phòng vệ Texas – bao gồm cả anh hùng biên phòng Davy Crockett – đã thiệt mạng.

Trước đó 13 ngày, vào ngày 23/02, Tướng Mexico Antonio Lopez de Santa Anna đã ra lệnh bao vây Doanh trại Alamo (gần San Antonio ngày nay), nơi bị lực lượng nổi dậy Texas chiếm đóng từ tháng 12. Một đội quân hơn 1.000 lính Mexico bắt đầu tiến đến pháo đài tạm thời và bố trí pháo binh. Continue reading “06/03/1836: Trận Alamo kết thúc”