Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ  tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào

Photo credit: The Economist

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, ước tính sẽ lên mức 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022. Ngoài nguyên nhân nhu cầu tăng do tăng trưởng kinh tế, một số yếu tố khác cũng đã góp phần dẫn tới sự thiếu hụt này. Continue reading “Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào”

Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế

Nguồn: Leo Suryadinata, “The Papua Question: Historical Contexts and International Dimensions”, ISEAS Perspective, 31/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Giới thiệu

Ngày 19/08/2019, một cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Manokwari, tỉnh Tây Papua, Indonesia. Người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền địa phương và nhiều xe hơi, làm hư hại các cửa hàng và tài sản. Những sự cố tương tự đã tiếp diễn sau đó ở các khu vực khác của Papua và gây nhiều thương vong. Chính quyền Indonesia đã sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình và đưa Papua trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tới ngày 23 tháng 9, một cuộc bạo loạn nghiêm trọng hơn đã nổ ra ở Wamena. Các tòa nhà chính quyền, cửa hàng và xe hơi đã bị đốt cháy và những người không phải người Papua đã bị tấn công. Có tới 32 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong vụ bạo lực. Tình hình đã được kiểm soát sau khi Jakarta bổ sung 6.000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Continue reading “Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?

Tác giả: Hoàng Thị Hà | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

Kể từ khi chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do” (FOIP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra và Đối thoại an ninh 4 bên hay còn gọi là Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) được khôi phục vào cuối năm 2017, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được chú ý nhiều trong diễn ngôn về quan hệ quốc tế. Tuy vậy, ngay cả những bên đề xuất sáng kiến này cũng không có nhận thức chung hay một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này. Trong 2 năm qua, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã đưa ra những cách lý giải riêng của họ về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi họ đưa khái niệm này vào chính sách đối ngoại nước mình. Trong khi đó Trung Quốc vẫn tránh xa cuộc luận bàn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nghi ngờ đây là một chiến dịch nhằm kiềm chế Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc

Tác giả: Mustafa Izzudin | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China–Malaysia Relations and Foreign Policy. Tác giả: Abdul Razak Baginda. Abingdon, Oxon. Nhà xuất bản: Routledge, 2016. Bìa cứng: 255 trang.

Cuốn Quan hệ Trung-Mã và Chính sách Đối ngoại kết hợp lý thuyết với lịch sử để phân tích quá trình hoạch định chính sách dẫn đến bình thường hóa quan hệ Trung-Mã ngày 31 tháng 5 năm 1974, cũng như ảnh hưởng của đột phá này đến quan hệ song phương về sau. Là một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các nước đang phát triển, cuốn sách được phát triển từ luận án tiến sĩ của Baginda sử dụng phân tích nhiều tầng biến số – cấp độ cá nhân, quốc gia và hệ thống quốc tế – và kết hợp với khái niệm chính trị tương quan (linkage po litics) – các biến quốc tế ảnh hưởng đến chính trị trong nước và biến trong nước ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại như thế nào – để hiểu rõ hơn quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Malaysia. Continue reading “Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc”

Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen

Nguồn: Sam Rainsy, “The Rising Cost of Strongman Rule in Cambodia”, Project Syndicate, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 04/04/2019, một nhóm các hiệp hội nhà mua hàng quốc tế thuộc các ngành may mặc, giày dép, hàng thể thao và du lịch đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về các hành vi bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền. Trước đó, quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) rộng lớn của Campuchia, được cấp theo chương trình “All But Arms” (ABE – Mọi thứ trừ vũ khí) của EU, đã có nguy cơ bị đình chỉ vì những vi phạm đó. Các hiệp hội này cảnh báo rằng nếu Campuchia bị loại vĩnh viễn ra khỏi chương trình EBA và các thỏa thuận thương mại ưu đãi khác, các ngành hàng của họ cũng như toàn bộ nền kinh tế Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading “Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen”

Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Từ khi nhậm chức vào ngày 30/6/2016 tới nay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhiều lần bày tỏ mong muốn xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông, khôi phục đối thoại, cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc. Sự cải thiện của quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã mở ra thời kỳ và cơ hội hội mới để giành được những thành quả rõ rệt hơn trong phát triển kinh tế hiện nay. Đối thoại, hòa bình và hợp tác trở thành nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông. Cho dù có những phát ngôn về nội dung này đôi lúc trước sau có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau, nhưng không ảnh hưởng đến nhận thức chung của bên ngoài về việc Chính quyền Tổng thống Duterte đang chuyển hướng hợp tác tích cực với Trung Quốc. Philippines chủ trương làm giảm căng thẳng trên biển trong quan hệ với Trung Quốc và nội dung này đã trở thành trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Duterte. Continue reading “Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte”

ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Bilahari Kausikan | Biên dịch: Trần Quang

Đông Nam Á luôn là đấu trường cho các cuộc cạnh tranh nước lớn. Trong khoảng một thập kỷ qua, quan hệ Mỹ-Trung đã và đang là trục cạnh tranh chính, và thách thức cơ bản đối với ASEAN là khối này phải xác định cho mình lập trường như thế nào khi Mỹ và Trung Quốc dò tìm một tạm ước mới. Đây vẫn là thách thức chính. Nhưng ASEAN không nên tự dối mình rằng đó chỉ là một công việc như bình thường. Quan hệ Mỹ-Trung đã bước vào một giai đoạn mới của sự cạnh tranh cao độ trong dài hạn. Đây chính là tình hình mới.

Sự cạnh tranh vẫn luôn là một phần cố hữu trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng từ năm 1972 đến khoảng năm 2010, mặc dù đã có những giai đoạn căng thẳng, song quan hệ Mỹ-Trung nhìn chung vẫn nhấn mạnh sự can dự. Mỹ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên, cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi. Đặc trưng của quan hệ Mỹ-Trung hậu Chiến tranh Lạnh là giữa họ cùng lúc tồn tại cả sự mất lòng tin chiến lược sâu sắc lẫn sự phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử. Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Sự can dự và hợp tác sẽ không hoàn toàn chấm dứt trong tình hình mới. Nhưng nó sẽ có tính chọn lọc hơn nhiều, và giờ đây trọng tâm chung rõ ràng đã chuyển sang sự cạnh tranh. Không còn nghi ngờ gì nữa, bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence vào ngày 4/10/2018 là tín hiệu dễ hiểu và rõ ràng về cách tiếp cận mới. Continue reading “ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á

Tác giả: Rahul Mishra | Biên dịch: Đinh Nho Minh

East of India, South of China: Sino-Indian Encounters in Southeast Asia. Tác giả: Amitav Acharya. Oxford và New Delhi: Oxford University Press, 2017. Bìa cứng: 260 trang.

Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ qua. Sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á là một vấn đề được các học giả tranh cãi nhiều, đặc biệt là sau khi Ấn Độ bắt đầu chính sách “Hướng Đông” từ năm 1992 (đổi thành “Hành động Hướng Đông” năm 2014). Chính sách “Láng giềng tốt” và sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được khởi động gần đây càng đưa quan hệ Trung-Ấn vào tâm điểm.

Mặc dù đã có nhiều sách nghiên cứu về sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, hầu như toàn bộ những cuốn sách này chỉ nhìn từ phía New Delhi hoặc Bắc Kinh, hoặc cả hai. Trong bối cảnh đó, cuốn sách của Amitav Acharya mới mẻ ở chỗ nó nhìn vấn đề từ góc độ của Đông Nam Á. Vậy nên cuốn sách mới có tên Phía Đông Ấn Độ, Phía Nam Trung Quốc: Cạnh Tranh Trung-Ấn ở Đông Nam Á. Continue reading “Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á”

Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ

Nguồn: Nayan Chanda, “Vietnam’s Invasion of Cambodia, Revisited”, The Diplomat Magazine, 12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm sau khi Việt Nam tiến quân lật đổ Khmer Đỏ, rõ ràng Trung Quốc đã nổi lên trở thành người chiến thắng cuối cùng.

Sáng ngày 7 tháng 1 năm 1979, một đơn vị nhỏ của quân đội Việt Nam đã tràn vào Phnom Penh mà không phải nổ một phát súng nào, chấm dứt nền cai trị đẫm máu của Khmer Đỏ. Hành động đó cũng giáng một đòn nặng nề vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thắng của người Việt đã trở nên trống rỗng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Vài giờ trước đó, các nhà lãnh đạo Campuchia Dân chủ đã chạy trốn khỏi những đại lộ rộng lớn với những hàng dừa hai bên của thủ đô. Tiếng xe tăng và xe jeep của Việt Nam vang vọng khắp các tòa nhà bỏ hoang nơi người dân buộc phải sơ tán bốn năm trước khi Khmer Đỏ trỗi dậy nắm quyền. Một số lượng nhỏ cán bộ, binh lính và gia đình Khmer Đỏ cắm chốt trong thành phố ma đã được đưa đến nhà ga để bám vào một chuyến tàu rời đi Battambang. Continue reading “Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ”

Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á

Tác giả: Chin-Hao Huang | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China, the United States and the Future of Southeast Asia. David B. H. Denoon chủ biên. New York: New York University Press, 2017. Bìa mềm: 464 trang.

Tập sách mới nhất do David B.H. Denoon chủ biên tập hợp bài viết từ các chuyên gia nổi tiếng về an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Điểm nhấn chung của tập sách này là: khi Đông Nam Á đang trở thành một trọng tâm mới trong gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới vận động quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực?

Mức độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Ở phần giới thiệu, Denoon thừa nhận rằng “mẫu hình hành vi của các thành viên ASEAN là khá đa dạng” (trang 6). Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung. Continue reading “Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á”

Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tóm tắt: Nền kinh tế của các quốc gia ASEAN những năm gần đây luôn là điểm nóng về tăng trưởng. Chính tốc độ phát triển kinh tế đã khiến các quốc gia trong vùng khao khát đưa ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm về xã hội. ASEAN có nhiều thuận lợi trong việc hình thành nên cộng đồng an ninh khu vực, từ vị trí địa lý đến tiến trình hội nhập và cả niềm tin của các quốc gia thành viên dành cho nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức đang chờ đợi ASEAN ở phía trước. Cộng đồng an ninh ASEAN liệu có trở thành hiện thực hay không và thành công ở mức độ nào? Tất cả sẽ được phân tích trong bài viết. Continue reading “Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức”

Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?

Nguồn: Pheakdey Heng, “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum, 29/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Continue reading “Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?”

Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Diệp | Hiệu đính: Trần Quang

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines được nhiều người xem là người bạn thân mới của Trung Quốc. Suy cho cùng, lãnh đạo của Philippines đã phá bỏ vai trò lâu nay của quốc gia này như là một nhân tố luôn phản đối mạnh mẽ sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng giảm thiểu hợp tác an ninh với đồng minh  hiệp ước của mình là Hoa Kỳ.

Duterte đã cho dừng tất cả những chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, “đặt sang một bên” phán quyết của tòa trọng tài chống lại Trung Quốc ở Biển Đông để theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh. Không giống như bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào trong quá khứ, ông Duterte đã tung hô Trung Quốc hết lời, công khai thể hiện tình cảm quý mến của mình đối với Tập Cận Bình, mô tả họ như là người bảo vệ của Philippines, và còn trơ tráo kêu gọi những nước nhỏ hơn hãy “ngoan ngoãn” và “khiêm nhường” để đổi lấy lòng “nhân từ” của Trung Quốc. Continue reading “Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Năm 2017 đánh dấu cột mốc 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Đây là tổ chức quốc tế lâu đời và lớn nhất tại khu vực này với tất cả 10 nước thành viên, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đến năm 2020, theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ASEAN rất có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu.[1] Bên cạnh các mục tiêu phát triển về kinh tế, ASEAN còn là một tổ chức chính trị quan trọng tại khu vực với tham vọng giữ gìn nền hoà bình và an ninh Đông Nam Á.[2] Tuy nhiên, với vai trò này ASEAN đang hứng chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt khi đề cập đến hai vấn đề nổi bật tại khu vực là tranh chấp Biển Đông và cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Các chỉ trích tập trung vào việc ASEAN trở nên thụ động, không đưa ra được các hành động hay biện pháp giải quyết khủng hoảng hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên, và cho rằng ASEAN phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa. Continue reading “Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực”