08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”

06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri

Nguồn: President Monroe signs the Missouri Compromise, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1820, Tổng thống James Monroe đã ký Thỏa ước Missouri, còn được gọi là Dự luật Thỏa ước năm 1820, để đưa Missouri gia nhập vào Liên bang Hoa Kỳ. Dự luật này nhằm cân bằng số lượng các bang theo chế độ nô lệ và các bang tự do ở Mỹ, cho phép Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ, còn Maine gia nhập như một bang tự do. Bên cạnh đó, dự luật cũng cấm chế độ nô lệ ở Lãnh thổ Louisiana phía bắc vĩ độ 30°36’. Continue reading “06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri”

05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara

Nguồn: Iconic photo of Che Guevara taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong khoảnh khắc trước khi bị bắn chết bởi một người lính của chính phủ Bolivia, nhà cách mạng Ernesto “Che” Guevara đã nói với người xử tử mình “Bắn đi tên hèn nhát! Ngươi chỉ có thể giết chết một người đàn ông thôi!” Guevara qua đời một thời gian ngắn sau đó, vào ngày 09/10/1967 ở tuổi 39, nhưng ông đã đúng khi khẳng định rằng đây không phải là dấu chấm hết cho di sản của mình. Ngày nay, di sản đó gần như luôn gắn liền với một bức ảnh duy nhất, Guerrillero Heroico, mà một số người đã gọi là bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới.

Bức ảnh đó được chụp vào ngày 05/03/1960, bảy năm trước khi Guevara qua đời, tại một đám tang dành cho các công nhân thiệt mạng trong một vụ nổ ở cảng Cuba, mà chính phủ cách mạng Fidel Castro đã đổ lỗi là do người Mỹ tiến hành. Guevara, một vị tướng trong cuộc cách mạng, đồng thời là bộ não đứng sau chế độ Castro, đã đứng nhìn chăm chú khi Fidel phát biểu đầy phẫn nộ tại đám tang. Continue reading “05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara”

03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk

Nguồn: Treaty of Brest-Litovsk concluded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại thành phố Brest-Litovsk, ngày nay nằm ở Belarus giáp biên giới Ba Lan, Nga đã ký hiệp ước với các nước Liên minh Trung tâm, chấm dứt việc tham gia Thế chiến I.

Việc Nga bước chân vào chiến tranh thế giới cùng với các đồng minh, Pháp và Anh, đã khiến họ phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trước người Đức, chỉ được bù đắp phần nào bằng những chiến thắng liên tiếp trước Áo-Hung. Thất bại trên chiến trường càng làm gia tăng bất mãn trong phần lớn dân số Nga, đặc biệt là những công nhân và nông dân nghèo khổ, dẫn tới sự phản đối chế độ Sa hoàng Nicholas II. Continue reading “03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk”

02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc

Nguồn: Pioneer 10 launched to Jupiter, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1972, tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trên thế giới Pioneer 10 đã được phóng từ Mũi Canaveral, Florida để thực hiện sứ mệnh đến sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Tháng 12/1973, sau khi vượt qua vành đai tiểu hành tinh và khoảng cách 620 triệu dặm thành công, tàu Pioneer 10 đã đến sao Mộc và gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên chụp cận cảnh hành tinh khí khổng lồ này. Continue reading “02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc”

01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu

Nguồn: Salem Witch Hunt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, tại làng Salem, Thuộc địa vịnh Massachusetts, ba cô gái Sarah Goode, Sarah Osborne và Tituba, một nô lệ da đỏ đến từ Barbados, đã bị buộc tội hành nghề phù thủy bất hợp pháp. Cuối ngày hôm đó, Tituba, nhiều khả năng bị ép cung, đã thú nhận tội lỗi, từ đó châm ngòi cho việc chính quyền tìm kiếm thêm nhiều phù thủy Salem.

Rắc rối trong cộng đồng Thanh giáo nhỏ bé này bắt đầu một tháng trước đó, khi Elizabeth Parris, 9 tuổi và Abigail Williams, 11 tuổi, lần lượt là con gái và cháu gái, của Mục sư Samuel Parris, thường xuyên ngất xỉu và mắc phải các bệnh tật bí ẩn khác. Một bác sĩ kết luận rằng bọn trẻ đang chịu tác động của phù thủy, và hai nạn nhân cũng làm chứng cho chẩn đoán của bác sĩ. Continue reading “01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”

28/02/1844: Tổng thống Tyler suýt chết trong vụ nổ tàu USS Princeton

Nguồn: Tyler narrowly escapes death on the USS Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1844, Tổng thống John Tyler đã du ngoạn trên sông Potomac cùng 400 người khác bằng tàu khu trục hơi nước mới USS Princeton của Hải quân Hoa Kỳ mà không hề biết rằng ông sắp gặp nguy hiểm. Tham dự ngày hôm đó có các chức sắc chính trị và quan khách của họ, bao gồm David Gardiner, một người thuộc giới thượng lưu New York, và hai cô con gái của ông. Vừa góa vợ cách đó không lâu, Tyler (54 tuổi) đã phải lòng con gái út của Gardiner là nàng Julia 20 tuổi xinh xắn. Tyler đã cầu hôn Julia nhưng cô chưa trả lời. Continue reading “28/02/1844: Tổng thống Tyler suýt chết trong vụ nổ tàu USS Princeton”

27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ

Nguồn: Supreme Court defends women’s voting rights, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, tại Washington, D.C., Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quyền bầu cử cho phụ nữ, đã được tám thành viên Tối cao Pháp viện nhất trí tuyên bố hợp hiến. Tu chính án thứ 19, trong đó tuyên bố rằng “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc loại bỏ bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào vì lý do giới tính,” là sản phẩm của hơn bảy thập niên mít-tinh, kiến nghị, và hàng loạt những cuộc biểu tình của phụ nữ và những người ủng hộ họ. Continue reading “27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ”

26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội

Nguồn: Christopher Marlowe is baptized, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1564, nhà thơ, nhà soạn kịch Christopher Marlowe đã được làm lễ rửa tội tại Canterbury, Anh – đúng hai tháng trước ngày sinh của nhà soạn kịch William Shakespeare.

Marlowe là con trai của một thợ đóng giày ở Canterbury và là một học sinh thông minh. Ông từng giành được học bổng của các trường danh tiếng và tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học Xã hội ở Cambridge vào năm 1584. Các nhà sử học tin rằng Marlowe từng là gián điệp cho Nữ hoàng Elizabeth khi còn ở Cambridge. Năm 1587, khi ông gần như bị từ chối cấp bằng thạc sĩ thì các cố vấn của nữ hoàng đã can thiệp, đề nghị cho ông nhận bằng và bóng gió nói về những sứ mệnh ông đã làm để phục vụ nhà nước. Continue reading “26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ

Nguồn: Zimmermann Telegram presented to U.S. ambassador, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917 – trong Thế chiến I, chính quyền Anh đã trao cho Walter H. Page, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh, một bản sao của “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) – một bức điện được mã hóa gửi bởi Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann cho Đại sứ Đức tại Mexico là Bá tước Johann von Bernstorff.

Trong bức điện do tình báo Anh chặn được và giải mã vào đầu tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Mỹ, có thể đề nghị Mexico tham gia cuộc chiến và trở thành đồng minh của Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ”

23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên

Nguồn: Children receive first polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, một nhóm trẻ từ Trường Tiểu học Arsenal ở Pittsburgh, Pennsylvania, đã được tiêm loại vaccine phòng bại liệt mới do Tiến sĩ Jonas Salk phát triển.

Mặc dù không tàn khốc như dịch hạch hay cúm, bại liệt là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, thường xuất hiện trong những đợt bùng phát kinh hoàng và dường như không thể ngăn chặn. Tấn công các tế bào thần kinh và đôi khi là hệ thần kinh trung ương, bại liệt khiến cho cơ bắp suy yếu, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Continue reading “23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên”

22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia

Nguồn: Suharto takes full power in Indonesia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1967, Tổng thống Indonesia lúc bấy giờ là Sukarno đã chính thức chuyển giao mọi quyền hành pháp cho nhà độc tài quân sự, Tướng Haji Mohammad Suharto, còn bản thân chỉ giữ lại vị trí Tổng thống trên danh nghĩa. Continue reading “22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia”

21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành

Nguồn: Washington Monument dedicated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, Đài tưởng niệm Washington, được xây để tưởng nhớ người anh hùng của Cách mạng Mỹ và cũng là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã được khánh thành ở Washington, D.C.

Công trình bằng đá cẩm thạch cao 169m được đề xuất lần đầu vào năm 1783, và Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí trong bản quy hoạch thủ đô liên bang mới cho đài tưởng niệm này. Sau khi George Washington mất vào năm 1799, kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm “Cha đẻ của nước Mỹ” từng được thảo luận nhưng không có ý tưởng nào được tiến hành. Continue reading “21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành”

20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật

Nguồn: Pilot O’Hare becomes first American WWII flying ace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trung úy Edward O’Hare đã cất cánh từ hàng không mẫu hạm Lexington để tham gia cuộc đột kích vào căn cứ của Nhật Bản tại Rabaul – và vài phút sau, ông trở thành “Phi công Át chủ bài” (flying ace) đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Giữa tháng 02/1942, tàu Lexington bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck, đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 01 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ. Nhiệm vụ của Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Continue reading “20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật”

19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa

AppleMark

Nguồn: Thomas Edison patents the phonograph, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1878, Thomas Edison đã được trao Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 200.521 cho phát minh máy quay đĩa. Ông đã sáng chế ra thiết bị vừa có thể ghi và phát lại âm thanh đầu tiên tại phòng thí nghiệm ở New Jersey – công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của ngành âm nhạc hiện đại.

Máy quay đĩa của Edison là một phát minh được phát triển từ công việc của ông trong ngành điện thoại và điện báo. Khi đang cố gắng để khiến việc truyền đi truyền lại một tin điện báo trở nên dễ dàng hơn, Edison đã nghĩ ra cách chép lại một đoạn mã Morse thành một chuỗi các vết lõm trên cuộn giấy. Continue reading “19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa”

18/02/1930: Phát hiện Diêm Vương tinh

Nguồn: Pluto discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, Diêm Vương tinh, từng được cho là hành tinh thứ chín trong Thái Dương hệ, được nhà thiên văn học Clyde W. Tombaugh phát hiện từ Đài thiên văn Lowell ở Flagstaff, Arizona.

Sự tồn tại của một hành tinh thứ chín mà người  ta chưa biết đến lần đầu tiên được đề xuất bởi Percival Lowell, người đưa ra giả thuyết rằng sự chao đảo trong quỹ đạo của Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh là do lực hấp dẫn từ một hành tinh chưa được khám phá. Lowell đã tính toán vị trí gần đúng của hành tinh thứ chín này và tìm kiếm hơn một thập niên nhưng không thành công. Continue reading “18/02/1930: Phát hiện Diêm Vương tinh”

17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương

Nguồn: French and British battle in the Indian Ocean, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1782, tác động quốc tế của cuộc Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ đã trở nên rõ ràng khi hải quân Pháp – đồng minh của Mỹ – đã bắt đầu một chuỗi các trận đánh trong suốt 14 tháng với hải quân Anh ở Ấn Độ Dương.

Từ ngày 17/02 đến ngày 03/09/1782, Đô đốc Pierre Andre de Suffren de Saint-Tropez của Pháp, hay còn được gọi là Bailli de Suffren, và Phó Đô đốc Sir Edward Hughes của Anh – tổng tư lệnh ở khu vực Đông Ấn (gồm Nam Á và Đông Nam Á) – đã tham gia vào bốn trận đánh lớn ở khu vực Ấn Độ Dương, gồm: Trận Sadras (17/02), Trận Providien (12/04), Trận Negapatam (06/07) và Trận Trincomalee (03/09). Continue reading “17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương”