21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ

Nguồn: Hawaii becomes 50th state, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1959, nước Mỹ hiện đại tiếp nhận được ngôi sao cuối cùng của mình khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký tuyên bố công nhận việc Hawaii gia nhập vào Liên bang với tư cách là tiểu bang thứ 50. Tổng thống cũng ban lệnh tạo ra một lá cờ Mỹ gồm 50 ngôi sao được sắp xếp thành các hàng so le: năm hàng sáu sao và bốn hàng năm sao. Lá cờ mới này chính thức trở thành quốc kỳ nước Mỹ vào ngày 04 tháng 07 năm 1960.

Những người định cư đầu tiên được biết đến của Quần đảo Hawaii là những người Polynesia đến đây vào thế kỷ thứ tám. Vào đầu thế kỷ 18, các thương nhân người Mỹ đã đến Hawaii để khai thác nguồn tài nguyên gỗ đàn hương của quần đảo này, vốn rất có giá trị ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Continue reading “21/08/1959: Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ”

20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles

Nguồn: President Wilson appears before the Senate Foreign Relations Committee, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1919, trong một động thái khác với thông lệ, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để tranh luận nhằm ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp ước Versailles, hòa ước chấm dứt Thế chiến I.

Trước đó, vào ngày 08 tháng 07, Wilson đã trở về từ Paris, Pháp, nơi các điều khoản của hiệp ước đã được thảo luận trong sáu tháng đầy căng thẳng. Hai ngày sau, ông đến trước Thượng viện Hoa Kỳ để trình bày Hiệp ước Versailles, bao gồm cả hiệp ước về Hội Quốc Liên (League of Nations), tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế mà Wilson đã hình dung trong bài phát biểu nổi tiếng “Mười Bốn Điểm” (Four Fourteen Points) của ông năm 1918 và đã đấu tranh rất kiên quyết ủng hộ nó ở Paris. “Liệu các ngài có dám từ chối nó?”, ông hỏi các thượng nghị sĩ, “và làm tan nát trái tim của cả thế giới không?” Continue reading “19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles”

18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người

Nguồn: Yangtze River peaks in China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, nước sông Dương Tử ở Trung Quốc đã dâng cao đến đỉnh trong trận lụt khủng khiếp đã giết chết 3,7 triệu người, trực tiếp và gián tiếp, trong vài tháng sau đó. Đây có lẽ là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất của thế kỷ 20.

Sông Dương Tử chảy qua miền nam Trung Quốc, một trong những khu vực đông dân nhất trên Trái Đất. Người dân ở khu vực này, hầu hết sống trong nghèo khó, phụ thuộc vào con sông để lấy nước sinh hoạt và làm nông. Vào tháng 04, lưu vực sông đã bắt đầu nhận được lượng mưa trên mức trung bình. Khi những cơn mưa xối xả xuất hiện vào tháng 07, thảm họa đã đến. Nước từ sông Dương Tử tràn ngập khắp một khu vực rộng 500 dặm vuông. Nước dâng cao đã buộc 500.000 người phải rời khỏi nhà vào đầu tháng 8. Continue reading “18/08/1931: Lụt sông Dương Tử giết chết 3,7 triệu người”

17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

16/08/1896: Phát hiện vàng ở Yukon, Canada

Nguồn: Gold discovered in the Yukon, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1896, trong khi câu cá hồi gần sông Klondike thuộc Lãnh thổ Yukon của Canada, George Carmack được cho là đã phát hiện ra quặng vàng trên một đáy sông nhỏ. Phát hiện may mắn của ông đã gây ra cơn sốt vàng lớn cuối cùng ở miền Tây nước Mỹ.

Hy vọng kiếm được tiền từ các vụ phát hiện vàng được đồn thổi ở Alaska, Carmack đã đi tới khu vực này từ California vào năm 1881. Sau khi không tìm được gì, ông đi về phía bắc tới vùng Lãnh thổ Yukon biệt lập, ngay bên kia biên giới Canada. Vào năm 1896, một nhà thám hiểm khác, Robert Henderson, đã nói với Carmack về việc tìm thấy vàng ở một nhánh của sông Klondike. Carmack đi tới khu vực này với hai người bạn đồng hành là người Mỹ bản địa, được biết đến với tên gọi Skookum Jim và Tagish Charlie. Continue reading “16/08/1896: Phát hiện vàng ở Yukon, Canada”

15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức

Nguồn: Japan gives ultimatum to Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, chính phủ Nhật đã gửi tối hậu thư tới Đức, yêu cầu tất cả các tàu Đức phải rút khỏi vùng biển của Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời giao lại quyền kiểm soát Thanh Đảo – căn hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức, nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – cho người Nhật trước trưa ngày 23/08.

Ngày 06/08 trước đó, một ngày sau khi Anh tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Ngoại trưởng Anh, Sir Edward Gray, đã kêu gọi hỗ trợ từ hải quân Nhật trong việc săn lùng các tàu buôn Đức có vũ trang. Nhật Bản vui vẻ đồng ý, xem chiến tranh chính là cơ hội tuyệt vời để theo đuổi tư lợi ở Viễn Đông. Như lời chính khách Nhật Bản Inoue Karou, “cuộc chiến là sự trợ giúp của thượng đế cho sự hưng thịnh của vận mệnh nước Nhật.” Do đó, người Nhật vội vã thực hiện thỏa thuận liên minh năm 1902 của họ với Anh, đưa ra tối hậu thư vào ngày 15/08. Continue reading “15/08/1914: Nhật ra tối hậu thư cho Đức”

14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ

Nguồn: Blackout hits Northeast United States, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 2003, một sự cố đã làm mất điện trên khắp miền đông Hoa Kỳ và một số khu vực của Canada. Bắt đầu lúc 4:10 chiều giờ phía Đông, 21 nhà máy điện đã ngừng hoạt động chỉ sau ba phút. Năm mươi triệu người đã bị ảnh hưởng, bao gồm các cư dân của New York, Cleveland và Detroit, cũng như Toronto và Ottawa, Canada. Mặc dù các công ty điện lực đã có thể khôi phục nguồn điện tại một số khu vực sau ít nhất hai giờ, nhưng điện vẫn bị cắt ở những nơi khác trong hơn một ngày. Continue reading “14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ”

13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha

Nguồn: Aztec capital falls to Cortés, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1521, sau một cuộc bao vây kéo dài ba tháng, lực lượng Tây Ban Nha dưới quyền của Hernán Cortés đã chiếm được Tenochtitlán, thủ đô của Đế chế Aztec. Lính của Cortés đã san bằng thành phố và bắt giữ Cuauhtemoc, Hoàng đế Aztec.

Thành Tenochtitlán được lập vào năm 1325 bởi một bộ tộc săn bắn và hái lượm lang thang trên các hòn đảo ở Hồ Texcoco, nay là khu vực gần Thành phố Mexico. Chỉ trong vòng một thế kỷ, nền văn minh này đã phát triển thành Đế chế Aztec, phần lớn là nhờ hệ thống nông nghiệp tiên tiến. Họ sớm thống trị miền trung Mexico và khi Hoàng đế Montezuma II lên ngôi vào năm 1502 thì đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất, mở rộng hơn về phía nam, đến tận Nicaragua ngày nay. Continue reading “13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha”

12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex

Nguồn: Skeleton of Tyrannosaurus rex discovered, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1990, thợ săn hóa thạch Susan Hendrickson đã phát hiện ra ba chiếc xương khổng lồ nhô ra khỏi một vách đá gần Faith, South Dakota. Chúng hóa ra là một phần bộ xương của loài khủng long Tyrannosaurus Rex lớn nhất từng được phát hiện, một mẫu vật 65 triệu năm tuổi được đặt tên là Sue, theo tên của người phát hiện ra nó.

Thật đáng ngạc nhiên, bộ xương Sue có mức độ hoàn thiện hơn 90 phần trăm, và các mẫu xương được bảo quản cực kỳ tốt. Cơ quan nơi làm việc của Hendrickson, Viện Nghiên cứu Địa chất Black Hills, đã trả 5.000 đô la cho chủ sở hữu đất, Maurice Williams, để có quyền khai quật bộ xương khủng long. Continue reading “12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex”

11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan

Nguồn: Hussein succeeds to Jordanian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Hoàng tử Hussein đã được tuyên làm vua Jordan sau khi cha ông, vua Talal, bị Quốc hội Jordan phế truất với lý do mắc bệnh tâm thần. Hussein chính thức lên ngôi vào sinh nhật lần thứ 18 của mình, ngày 14/11/1953. Ông là vị vua lập hiến thứ ba của Jordan và là thành viên của triều đại Hashemite, được cho là dòng dõi hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad. Continue reading “11/08/1952: Hussein lên kế vị ngai vàng Jordan”

10/08/1793: Bảo tàng Louvre mở cửa cho công chúng

Nguồn: Louvre Museum opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, sau hơn hai thế kỷ đóng vai trò một cung điện hoàng gia, Louvre đã được chính phủ cách mạng Pháp biến thành một bảo tàng công cộng ở Paris. Ngày nay, Louvre là một trong những bảo tàng sở hữu kho tàng nghệ thuật đồ sộ nhất thế giới, với các tác phẩm và hiện vật đại diện cho 11.000 năm văn minh và văn hóa của loài người.

Cung điện Louvre được vua Francis I cho khởi công xây dựng vào năm 1546, tại nơi vốn là một pháo đài cũ của vua Philip II từ thế kỷ 12. Francis là một nhà sưu tầm nghệ thuật vĩ đại, và Louvre được chọn làm nơi cư ngụ của ông. Công trình này, được giám sát bởi kiến trúc sư Pierre Lescot, vẫn được tiếp tục ngay cả sau khi Francis qua đời, đến tận triều đại của các vị vua Henry II và Charles IX. Continue reading “10/08/1793: Bảo tàng Louvre mở cửa cho công chúng”

09/08/378: Người La Mã bị đánh bại tại Adrianople

Nguồn: Romans routed at Adrianople, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 378, trong một trong những trận chiến có tính quyết định nhất trong lịch sử, một đội quân La Mã lớn dưới sự chỉ huy của Valens, hoàng đế Đông La Mã, đã bị người Visigoth đánh bại trong Trận Adrianople – khu vực thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hai phần ba quân đội La Mã, bao gồm cả Hoàng đế Valens, đã bị dẫm đạp và tàn sát bởi đội quân man tộc (barbarians) cưỡi ngựa. Continue reading “09/08/378: Người La Mã bị đánh bại tại Adrianople”

08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington

Nguồn: German saboteurs executed in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Thế chiến II, sáu kẻ phá hoại người Đức bí mật đến Mỹ nhằm tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của nước này đã bị xử tử vì tội gián điệp. Hai người khác trong nhóm này, vốn đã tiết lộ âm mưu cho FBI và hỗ trợ chính phủ Mỹ săn lùng những kẻ từng là bạn hữu của họ, thì phải lãnh án tù.

Năm 1942, dưới chế độ Đức Quốc Xã của Adolf Hitler, đơn vị phòng thủ của Quân đoàn Tình báo Đức (German Military Intelligence Corps) đã khởi xướng một chương trình xâm nhập vào Mỹ nhằm phá hủy các nhà máy công nghiệp, cầu cống, đường sắt, nhà máy nước và các cửa hàng bách hóa do người Do Thái làm chủ. Đức Quốc Xã hy vọng rằng mỗi sáu tuần sẽ có từ một đến hai nhóm phá hoại có thể xâm nhập vào Mỹ thành công. Hai nhóm đầu tiên, gồm tám người Đức từng sống ở Mỹ trước chiến tranh, đã rời căn cứ tàu ngầm Đức tại Lorient, Pháp, vào cuối tháng Năm. Continue reading “08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington”

07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal

Nguồn: U.S. forces invade Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Số 1 của Hoa Kỳ bắt đầu Chiến dịch Watchtower, cuộc tấn công đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế chiến II, với việc đổ bộ lên Guadalcanal, một đảo thuộc Quần đảo Solomon.

Vào ngày 06/07/1942, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal và bắt đầu xây dựng một sân bay ở đó. Chiến dịch Watchtower là mật danh cho kế hoạch của Hoa Kỳ để chiếm Guadalcanal và các đảo xung quanh. Trong cuộc tấn công, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon. Mặc dù Nhật hoàn toàn bị bất ngờ bởi cuộc xâm nhập (thời tiết xấu đã khiến các máy bay do thám của họ phải hạ cánh), cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên các đảo Florida, Tulagi, Gavutu và Tananbogo đã gặp phải nhiều sự kháng cự ban đầu từ lực lượng phòng thủ của Nhật. Continue reading “07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal”

06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên

Nguồn: First execution by electric chair, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1890, tại nhà tù Auburn ở New York, vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên trong lịch sử đã được thực hiện đối với William Kemmler, kẻ bị kết án giết tình nhân của mình, Matilda Ziegler, bằng rìu.

Sử dụng điện giật như một phương thức hành hình nhân đạo được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Nha sĩ Albert Southwick. Southwick đã chứng kiến một người say rượu lớn tuổi “chết không đau đớn” sau khi chạm vào các thiết bị đầu cuối của một máy phát điện ở Buffalo, New York. Hình thức xử tử phổ biến thời bấy giờ là treo cổ – tội nhân sẽ bị treo lơ lửng trong vòng 30 phút trước khi chết vì ngạt thở. Continue reading “06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên”

05/08/1858: Tuyến cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương đầu tiên

Nguồn: First transatlantic telegraph cable completed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1858, sau nhiều nỗ lực không thành công, đường dây điện báo đầu tiên xuyên Đại Tây Dương đã hoàn thành, một kỳ tích đạt được phần lớn nhờ nỗ lực của thương gia người Mỹ Cyrus West Field.

Máy điện báo được phát triển đầu tiên bởi Samuel F. B. Morse, một nghệ sĩ kiêm nhà phát minh, người đã nghĩ ra ý tưởng về máy điện báo vào năm 1832. Một số nhà phát minh châu Âu đã đề xuất một thiết bị như vậy, nhưng Morse đã làm việc độc lập và đến giữa những năm 1830 đã chế tạo được một dụng cụ điện báo có thể hoạt động. Continue reading “05/08/1858: Tuyến cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương đầu tiên”

04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản

Nguồn: Henry David Thoreau’s “Walden” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tác phẩm kinh điển của Henry David Thoreau, Walden hay A Life in the Woods (Một mình sống trong rừng) ngày nay là cuốn sách phải đọc trong nhiều lớp học. Nhưng trong lần phát hành đầu tiên – vào ngày này năm 1854 – nó chỉ đạt được doanh số khiêm tốn, khoảng 300 bản mỗi năm.

Cuốn sách của nhà văn người Mỹ theo trường phái siêu việt/tiên nghiệm (transcendentalist) là câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, viết về thời gian thử nghiệm sống đơn giản của ông tại Walden Pond ở Concord, Massachusetts, bắt đầu từ năm 1845, kéo dài trong hai năm và hai tháng. Cuốn sách đi sâu khám phá quan điểm của Thoreau về tự nhiên, chính trị và triết học. Continue reading “04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản”

03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ

Nguồn: Sir Roger Casement hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Sir Roger David Casement, một nhà ngoại giao gốc Ireland, người được vua George V phong tước hiệp sĩ vào năm 1911, đã bị xử tử vì vai trò của ông trong cuộc Nổi dậy Phục sinh (Easter Rising) của Ireland

Casement là một người theo đạo Tin lành Ireland, từng giữ chức vụ trong bộ ngoại giao Anh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông đã giành được sự hoan nghênh quốc tế sau khi vạch trần các hành vi sử dụng nô lệ bất hợp pháp ở Congo và một số nơi ở Nam Mỹ. Mặc dù có gốc gác Tin Lành Ulster, Casement đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào giành độc lập cho Ireland, và sau khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã đến Mỹ, rồi đến Đức để tìm kiếm viện trợ cho một cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại Anh. Continue reading “03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ”

02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc

Nguồn: Potsdam Conference concludes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1945, Hội nghị thời chiến cuối cùng nhóm “Tam Cường” (Big Three) – Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – kết thúc sau hai tuần tranh luận căng thẳng và đôi khi gay gắt. Hội nghị đã không giải quyết được hầu hết các vấn đề quan trọng lúc bấy giờ và do đó tạo tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ bắt đầu ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.

Cuộc gặp tại Potsdam là hội nghị thứ ba giữa các nhà lãnh đạo nhóm Tam Cường. Liên Xô được đại diện bởi Joseph Stalin, Anh bởi Winston Churchill và Hoa Kỳ bởi Tổng thống Harry S. Truman. Đây là lần đầu tiên Truman tham dự cuộc gặp của nhóm. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người qua đời vào tháng 04/1945, đã tham dự hai hội nghị đầu tiên tại Tehran vào năm 1943 và Yalta vào tháng 2/1945. Continue reading “02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc”