Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cứ mỗi dịp giao thừa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu trước toàn quốc từ văn phòng của ông ở Trung Nam Hải, trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã vượt qua tác động của đại dịch, và đã đạt những thành tựu to lớn trong phòng chống và kiểm soát dịch, cũng như phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói và ca ngợi cách ông xử lý COVID-19.

Thật vậy, nhờ đã chặn được coronavirus, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng dương kể từ quý hai năm 2020. “Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên một mức mới là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,3 nghìn tỷ USD),”ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình”

15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn

Nguồn: Alabama governor George Wallace shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một cuộc biểu tình ngoài trời ở Laurel, Maryland, George Wallace, thống đốc bang Alabama đồng thời là một ứng viên tổng thống, đã bị bắn bởi Arthur Bremer, 21 tuổi. Ba người khác cũng bị thương trong vụ việc, còn bản thân Wallace bị liệt vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Ngày hôm sau, trong khi thống đốc còn đang chiến đấu để giành lấy sự sống trong bệnh viện, ông đã giành được chiến thắng quan trọng ở Michigan và Maryland. Tuy nhiên, Wallace vẫn phải ở trong bệnh viện suốt nhiều tháng và chiến dịch tranh cử tổng thống thứ ba của ông đành phải đi đến hồi kết.

Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962 với một cương lĩnh phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, Wallace đã hứa với những cử tri da trắng rằng ông sẽ “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” (Segregation now! Segregation tomorrow! Segregation forever!) Tuy nhiên, lời hứa chỉ kéo dài sáu tháng. Tháng 06/1963, dưới áp lực của liên bang, ông buộc phải chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama và cho phép tuyển sinh sinh viên người Mỹ gốc Phi. Continue reading “15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn”

Vì sao không thể Hán hóa người Việt?

Tác giả: Ngọc An p/v Trần Gia Ninh

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.

Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt (Kinh) và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?

Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt (Kinh) thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ. Continue reading “Vì sao không thể Hán hóa người Việt?”

Thế giới hôm nay: 14/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nói ông đang xem xét triển khai binh sĩ để kiểm soát các vụ ẩu đả giữa người Do Thái và người Ả Rập tại các thành phố Israel vài ngày qua. Tình trạng bất ổn này xuất phát từ căng thẳng ở Jerusalem, và cuộc giao tranh sau đó ở Gaza. Cho đến nay, cuộc đấu rocket và không kích giữa Hamas và Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã làm hơn 80 người Palestine và 7 người ở Israel thiệt mạng. IDF đã hủy bỏ mọi chuyến nghỉ phép của các đơn vị chiến đấu, đồng thời gọi thêm 7.000 quân dự bị.

Hàn Quốc sẽ chi 450 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của họ trong thập niên tới. Hai hãng Samsung và Hynx hiện đang sản xuất phần lớn các chip nhớ cơ bản của thế giới. Nhưng nước này muốn vượt Đài Loan để dẫn đầu thế giới về các chip tiên tiến. Chính phủ sẽ giảm thuế, nới quy định, hạ lãi suất và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng để giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này ở trong nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/05/2021”

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Nguồn:The cult of an Elon Musk or a Jack Ma has its perks—but also perils”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Tôi đã trở thành một biểu tượng, Kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall. Tuần này, người hâm mộ ông đã bị mê hoặc bởi thông báo rằng công ty sản xuất ô tô điện của Musk, Tesla, đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào bitcoin và sẽ bắt đầu chấp nhận tiền điện tử như một hình thức thanh toán. Trước đó, một loạt các dòng tweet đầy tôn trọng từ Musk dành cho dogecoin (mà ông gọi là “tiền điện tử nhân dân”) đã khiến các nhà đầu tư nghiêm túc tranh nhau tìm hiểu thêm về một loại tiền kỹ thuật số vốn có khởi đầu như một trò đùa. Continue reading “Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái”

13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court

Nguồn: Bobby Riggs and Margaret Court face off in first “Battle of the Sexes”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời kỳ đầu của phong trào giải phóng phụ nữ, hai ngôi sao tennis Bobby Riggs và Margaret Court đã đối đầu trong một trận đấu mà người thắng cuộc sẽ được nhận 10.000 đô la. Riggs 55 tuổi, một nhà vô địch tennis từ cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, người nổi tiếng luôn hoài nghi về tài năng của phụ nữ trên sân đấu, đã gọi trận tennis này là “Trận chiến Giới tính” (Battle of the Sexes). Trận đấu, diễn ra vào Ngày của Mẹ và được phát trên sóng truyền hình quốc tế, đã được tổ chức trên sân nhà của Riggs, Câu lạc bộ Đồng quê San Vincente ở Ramona, California, phía đông bắc San Diego. Tiền thu được đã được hứa đem trao tặng cho Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Continue reading “13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court”

Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Bảy (26/12/2020), người ta xếp thành một hàng dài hướng về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để đến thăm Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch.

Hôm đó đánh dấu 127 năm ngày sinh người cha sáng lập nước Trung Hoa Cộng sản. Thi hài của ông được giữ nguyên trạng ở nhà tưởng niệm đặt ngay trung tâm quảng trường, thường được gọi là Lăng Mao Trạch Đông.

Mọi ngày địa điểm này chỉ mở cửa đón khách buổi sáng, nhưng vào sinh nhật ông nó mở cả buổi chiều. Được nhớ đến như người anh hùng thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Mao vẫn rất nổi tiếng trong dân chúng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao”

Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Peter Edwards, “What Was Australia Doing in Vietnam?”, The New York Times, 04/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 07/1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson cử hai cố vấn chủ chốt của mình, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, đến Australia và New Zealand trong một nhiệm vụ khẩn cấp. Khi ấy, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên khắp các đường phố và trong khuôn viên nhiều trường đại học Mỹ. Phe chủ chiến và chủ hòa liên tục đối đầu tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dự định từ chức, ngấm ngầm thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của mình đã thất bại.

Giữa tình trạng hỗn loạn này, Tướng William C. Westmoreland lại yêu cầu lượng quân tiếp viện đáng kể, khoảng 400.000 người vào đầu năm. Để nhận được cái gật đầu tăng quân số từ một Quốc hội ngày càng chống đối, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ như Australia và New Zealand vốn sẽ tự trang trải kinh phí, đã sẵn sàng thực hiện cam kết của mình. Như lời Clifford nói với chính phủ New Zealand, “chỉ cần một binh sĩ New Zealand cũng có thể giúp tăng thêm 50 lính Mỹ.” Continue reading “Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 12/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần 500 quả rocket đã được bắn từ Gaza vào Israel, còn lực lượng vũ trang Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào 140 mục tiêu. Đã có một khu dân cư 13 tầng ở Gaza bị sập. Xung đột bắt đầu từ thứ Hai sau nhiều ngày đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát ở Jerusalem. Truyền thông Palestine nói có 28 người chết; và ba người ở Israel cũng thiệt mạng.

Ủy ban châu Âu một lần nữa kiện AstraZeneca vì cáo buộc không cung cấp đủ vắc-xin covid-19. Hãng nói đơn kiện trước đó, được đệ hồi tháng 4, là vô nghĩa vì họ đã thực hiện “những nỗ lực hợp lý nhất” nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng. Và theo họ thì đơn kiện lần này không cần thiết. Ủy ban muốn AstraZeneca cung cấp 120 triệu liều đền bù cho tới cuối tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/05/2021”

Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?

Tác giả: Dư Thời Ngữ (Singapore) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Continue reading “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Continue reading “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

Thế giới hôm nay: 11/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Quốc phòng Israel ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực xung quanh dải Gaza. Trước đó, bảy quả tên lửa đã được bắn từ Gaza vào Israel, với nhóm phiến quân Hồi giáo Hamas lên tiếng nhận trách nhiệm. Họ cho biết chỉ đang bảo vệ Jerusalem sau khi cảnh sát Israel đụng độ với người biểu tình Palestine bên ngoài nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo. Israel đã không kích đáp trả. Bộ Y tế Gaza cho biết các cuộc không kích đã giết chết 9 người, trong đó có 3 trẻ em.

BioNTech cho biết vắc-xin covid-19 hãng phát triển cùng Pfizer có thể chống lại các biến thể virus hiện có mà không cần điều chỉnh. Tuyên bố này được đưa ra cùng lúc nhà sản xuất vắc-xin Đức tăng ước tính doanh thu 2021 từ 9,8 tỷ euro (11,9 tỷ USD) lên 12,4 tỷ euro. Họ cũng cho biết đang xây dựng một cơ sở sản xuất ở Singapore, có thể hoạt động từ năm 2023. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/05/2021”

Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Southeast Asia in the Age of Great-Power Rivalry”, Foreign Affairs, 03-04/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Khi tôi còn là một nhà ngoại giao của Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp tới ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam,” ông ấy trả lời, “phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu ông ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc thì ông ta không xứng đáng là lãnh đạo”.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, đội ngũ của ông ấy cũng nên chú ý đến điều đó. Đông Nam Á là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở những mức độ khác nhau và theo những cách riêng của mình, mỗi quốc gia trong khu vực đã áp dụng cách tiếp cận đó đối với Trung Quốc – và cả với Hoa Kỳ. Continue reading “Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn”

Thế giới hôm nay: 10/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đến nay đã có 60 người chết vì vụ nổ hôm thứ Bảy gần một trường học ở Kabul, thủ đô Afghanistan. Ngoài ra có ít nhất 165 người bị thương, phần nhiều trong số đó là các nữ sinh. Vẫn chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công này, vốn diễn ra tại một huyện là có nhiều người Hazara, một dân tộc thiểu số dòng Shia. Trước đây từng có các cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo ở khu vực này. Hiện bạo lực ngày càng gia tăng ở Afghanistan trước khi các lực lượng Mỹ và đồng minh rút quân vào tháng 9 tới.

Theo Bloomberg, nhóm hacker buộc Colonial Pipeline, hãng cung cấp nhiên liệu tinh chế lớn nhất của Mỹ, phải đóng cửa hoạt động vào thứ Sáu, đã đánh cắp gần 100 gigabyte dữ liệu từ công ty. Vụ tấn công “ransomware” (tức tấn công tống tiền dữ liệu) được tiến hành bởi nhóm tội phạm mạng DarkSide. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/05/2021”

Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan

Nguồn: Ian Buruma, “Taiwan and the Ghosts of History”, Project Syndicate, 07/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng đối mặt một cuộc chiến thảm khốc với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay không? Tổng thống Joe Biden đã vạch ra tầm nhìn của mình một cách rõ ràng vào tuần trước. Ông coi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cuộc xung đột toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, và không nghi ngờ gì nữa, Đài Loan là một trong những nền dân chủ thành công nhất châu Á.

Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Trung Quốc nã pháo vào một đảo đá gần bờ biển Đài Loan, khi Đài Loan vẫn còn là một chế độ độc tài quân sự. Nhưng mọi thứ lúc đó rất khác. Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Điều này đã thay đổi sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, và Tổng thống Jimmy Carter đã hủy bỏ hiệp ước phòng thủ vào năm 1979. Liệu Mỹ có còn sẵn sàng tham chiến vì Đài Loan hay không đã trở thành một vấn đề phụ thuộc vào khái niệm mà Henry Kissinger từ lâu đã gọi là “sự mơ hồ chiến lược”. Continue reading “Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan”

09/05/1671: ‘Đại úy Blood’ đánh cắp Vương miện Hoàng gia Anh

Nguồn: Irish adventurer “Captain Blood” steals crown jewels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1671, tại London, Thomas Blood, một người ưa mạo hiểm, nổi tiếng với biệt danh “Đại úy Blood” (Captain Blood), đã bị bắt khi cố gắng ăn cắp Vương miện Hoàng gia khỏi Tháp London.

Blood, một nghị sĩ trong thời kỳ Nội chiến Anh, đã bị mất tài sản đất đai ở Ireland sau khi chế độ quân chủ Anh được phục hồi vào năm 1660. Năm 1663, ông tự lập mưu chiếm Lâu đài Dublin từ tay những người ủng hộ Vua Charles II, nhưng âm mưu bị phát hiện và đồng bọn của Blood đã bị xử tử còn ông thì trốn thoát. Năm 1671, ông tiếp tục lập thêm một kế hoạch kỳ lạ khác nhằm đánh cắp Vương miện Hoàng gia, vừa được Charles II cho đúc lại vì hầu hết các trang sức của hoàng gia đã bị đem ra nấu chảy sau khi Charles I bị hành quyết vào năm 1649. Continue reading “09/05/1671: ‘Đại úy Blood’ đánh cắp Vương miện Hoàng gia Anh”

Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?

Nguồn: Who will run Cuba after the Castros?”, The Economist, 16/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Theo hiến pháp Cuba, Đảng Cộng sản là “lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội và nhà nước.” Điều này có nghĩa là Đảng có thể thiết lập các chính sách quốc gia. Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba – vị trí do hai anh em nhà Castro (Fidel, sau đó là Raúl) liên tiếp nắm giữ trong sáu thập niên qua – chính thức là vị trí chính trị quyền lực lớn nhất tại đảo quốc này. Tại Đại hội lần thứ tám của Đảng, khai mạc ngày 16 tháng 4, Miguel Díaz-Canel, hiện là chủ tịch nước và nguyên thủ quốc gia của Cuba, có thể sẽ thay thế Raúl Castro làm bí thư thứ nhất và lãnh đạo đảng. Đó có phải là sự kết thúc của một kỷ nguyên? Continue reading “Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?”

08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân

Nguồn: Militia Act establishes conscription under federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, Quốc hội Mỹ đã thông qua phần thứ hai của Đạo luật Dân quân (Militia Act), yêu cầu mọi công dân nam da trắng tự do, đang cư trú tại các bang, trong độ tuổi từ 18 đến dưới 45, phải ghi danh tham gia lực lượng dân quân.

Sáu ngày trước đó, Quốc hội đã trao cho tổng thống quyền tập hợp lực lượng dân quân. Sự kiện Nổi dậy Shay (Shay’s Rebellion) – một cuộc biểu tình chống lại việc đánh thuế và truy tố vì nợ ở miền tây Massachusetts vào năm 1786-1787 – lần đầu tiên đã khiến nhiều người Mỹ tin rằng chính phủ liên bang nên được trao quyền để dập tắt nổi loạn tại tiểu bang. Việc Quốc hội Lục địa, chiếu theo Các Điều khoản Hợp bang, không có khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng này là động lực chính cho việc lật đổ chính phủ một cách hòa bình và dẫn đến việc soạn thảo một Hiến pháp Liên bang mới. Continue reading “08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Thế giới hôm nay: 07/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối này đã “sẵn sàng thảo luận” về các đề xuất tạm thời bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin covid-19. Mỹ, Anh và EU trước đó đã chặn một đề xuất đang thảo luận ở WTO về việc đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ để thúc đẩy sản xuất và phân phối toàn cầu, cho đến khi chính quyền Biden ra dấu hiệu đổi ý vào hôm qua. Tin này đã làm giảm giá cổ phiếu của các hãng vắc-xin. Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, vẫn ủng hộ giữ lại quyền sỡ hữu.

Lần đầu tiên trong lịch sử 11 năm của mình, Moderna có lợi nhuận quý. Nhà sản xuất vắc-xin covid-19 này ghi nhận thu nhập ròng là 1,2 tỷ đô la trong ba tháng đầu năm 2021. Doanh thu vắc-xin chiếm tới 1,7 tỷ đô la trong tổng doanh thu 1,9 tỷ đô la, tăng vọt so với chỉ 8 triệu đô la của năm trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2021”