Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép

Tác giả: Khuất Duy Lê Minh

Ngày 18/08/2017, Ban hội thẩm vụ Việt Nam, Đài Loan kiện Indonesia về các biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt và thép đã ban hành Báo cáo, kết luận việc Indonesia áp thuế lên sản phẩm thép cán nhập khẩu theo Quy định số 137.1/PMK.011/2014 (Quy định 137) không phải là biện pháp tự vệ theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ, và việc áp thuế lên mặt hàng thép cán nhập khẩu có nguồn gốc từ tất cả các nước, loại trừ 120 nước được liệt kê theo Quy định 137, là trái với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được nêu trong Điều I.1 Hiệp định GATT 1994; Indonesia cần phải điều chỉnh để tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994.

Mặc dù theo kết luận của Ban hội thẩm, Indonesia đã vi phạm các nghĩa vụ thành viên WTO, nhưng những phân tích của Ban hội thẩm trong vụ kiện có thể có một số tranh luận về khía cạnh pháp lý. Continue reading “Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép”

26/09/1960: Kennedy và Nixon lần đầu tranh luận

Nguồn: First Kennedy-Nixon debate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cuộc tranh luận giữa các ứng viên Tổng thống của hai đảng lớn đã được truyền hình trực tiếp. Hai ứng viên, John F. Kennedy, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đại diện bang Massachusetts, và Richard M. Nixon, Phó tổng thống đương nhiệm, đã gặp nhau tại một studio ở Chicago để tranh luận về các vấn đề nội bộ của Mỹ.

Kennedy đã nổi lên là người chiến thắng rõ ràng trong cuộc tranh luận đầu tiên trong số bốn cuộc tranh luận trên truyền hình này, một phần là nhờ ông thoải mái trước camera hơn Nixon. Không giống như Kennedy, Nixon có vẻ lo lắng bồn chồn và từ chối không chịu trang điểm. Continue reading “26/09/1960: Kennedy và Nixon lần đầu tranh luận”

Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom

Nguồn: Gestapo headquarters targeted in Norway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các máy bay ném bom Anh đã phá hủy trụ sở của cảnh sát Mật vụ Đức, Gestapo, tại Na Uy. Họ đã không thành công, nhưng vẫn khiến cho một số lính Đức Quốc xã thiệt mạng.

Đức xâm lược Na Uy vào tháng 04/1940, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg), nhằm đáp trả việc quân Anh đặt mìn phong tỏa vùng biển Na Uy – vốn là hành động đáp trả của Anh khi Na Uy tiến hành mua bán quặng sắt với các nước phe Trục. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng ngắn ngủi, lực lượng quân đội Anh và Pháp vốn đến Na Uy để hỗ trợ phòng thủ đã bị (Đức) đánh đuổi khỏi nước này. Đồng thời hoàng gia Na Uy cũng phải tháo chạy và thành lập một chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom”

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

Biên dịch: Trung Hiếu

Trong tất cả các đế chế từng nổi lên và thịnh vượng trên Trái Đất này, đâu là 5 đế chế hùng mạnh nhất? Làm thế nào có thể lựa chọn ra 5 đế chế trong hàng trăm đế chế từng ngự trị trong 5.000 năm qua? Bất cứ công thức nào về “5 đế chế hùng mạnh nhất” đều luôn tiềm ẩn yếu tố chủ quan, bởi lẽ tất cả các đế chế đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu xét trên nhiều tiêu chí thì có một số đế chế nổi bật hẳn lên vì chúng rất mạnh, lớn và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất. Continue reading “5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại”

Tại sao nền kinh tế Triều Tiên vẫn đang tăng trưởng?

Nguồn:Why the North Korean economy is growing”, The Economist, 27/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp các lệnh trừng phạt, triều đại của Kim Jong Un vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Triều Tiên đã trở nên ngày càng hung hăng trong năm vừa qua. Cái chết thảm khốc vào ngày 19/6 của Otto Warmbier, một sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ trong hơn một năm và sau đó rơi vào tình trạng hôn mê rồi tử vong, chỉ là sự khiêu khích mới nhất. Triều Tiên đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa cứ mỗi hai tuần kể từ đầu năm. Các lệnh trừng phạt của phương Tây và những lời hứa về hành động của Trung Quốc đã không thành công trong việc kiểm soát chương trình hạt nhân của họ. Ít được chú ý nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là việc các biện pháp trừng phạt cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng lên nền kinh tế Triều Tiên. Mặc dù việc đo lường nền kinh tế đất nước nghèo nàn này vẫn chỉ dựa trên các phỏng đoán, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nền kinh tế này có thể đang tăng trưởng từ 1% đến 5% mỗi năm. Điều gì đã giúp nền kinh tế Triều Tiên bền bỉ như vậy? Continue reading “Tại sao nền kinh tế Triều Tiên vẫn đang tăng trưởng?”

24/09/1953: Mỹ không ‘hoảng sợ’ trước vũ khí của Liên Xô

Nguồn: United States will not “cringe” before Soviet weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, trong một bài phát biểu có tính đối đầu và mỉa mai, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ không “hoảng sợ hay hãi hùng” khi đối mặt với vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Bài phát biểu của Dulles chỉ ra rằng mặc dù Chiến tranh Triều Tiên cuối cùng đã có thể kết thúc một cách hòa bình, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chính sách ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Ngoại trưởng Dulles bắt đầu bài phát biểu của mình trước Liên đoàn Lao động Mỹ bằng cách cho biết ông tin rằng hoà bình thế giới đang ở trong tầm tay họ, nhưng nó đang bị đe doạ bởi “các lãnh đạo cộng sản công khai bác bỏ những giới hạn của đạo đức.” Ông tuyên bố, “nước Mỹ không tin rằng sự cứu rỗi có thể đơn giản đạt được bằng cách nhượng bộ, và từ đó gia tăng quyền lực cũng như tính kiêu ngạo của những người vốn dĩ đã mở rộng sự cai trị của mình lên một phần ba nhân loại.” Continue reading “24/09/1953: Mỹ không ‘hoảng sợ’ trước vũ khí của Liên Xô”

Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049

Nguồn: Tanguy Struye de Swielande, “La Chine et ses objectifs géopolitiques à l’aube de 2049“, Diploweb, 03/09/2017.

Biên dịch: Hương Lan

Năm 2049, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng năm 1949, 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ nay tới thời điểm đó, Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa”, tức giành vị trí số 1 trên trường quốc tế, mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012. Để đạt được điều đó, những mục tiêu địa chính trị mà nước này nhắm tới là gì? Continue reading “Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049”

23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago

Nguồn: Chicago 8 trial opens in Chicago, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, phiên tòa xét xử tám nhà hoạt động chống chiến tranh với cáo buộc chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu tình bạo lực tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân chủ vào tháng 08/1968 tổ chức tại Chicago đã diễn ra. Các bị cáo bao gồm David Dellinger của Ủy ban Huy động Quốc gia (National Mobilization Committee, NMC); Rennie Davis và Thomas Hayden của tổ chức Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society, SDS); Abbie Hoffman và Jerry Rubin, những người thành lập Đảng Thanh niên Quốc tế (Youth International Party, “Yippies”); Bobby Seale của đảng Báo Đen (Black Panthers); và hai nhà hoạt động ít được biết đến, Lee Weiner và John Froines. Continue reading “23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago”

22/09/1975: TT Ford sống sót sau vụ ám sát thứ hai

Nguồn: President Ford survives second assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Sarah Jane Moore đã cố gắng ám sát Tổng thống Gerald Ford khi ông rời khỏi khách sạn Saint Francis ở San Francisco, California. Âm mưu ám sát này diễn ra chỉ 17 ngày sau khi một phụ nữ khác đã cố ám sát Ford trong khi ông đang trên đường đến phát biểu trước Cơ quan lập pháp California ở Sacramento.

Âm mưu của Moore đã bị chặn đứng bởi một người đứng xem trong đám đông, Oliver Sipple, người theo bản năng đã nắm lấy cánh tay Moore khi bà ta nâng súng lên. Bà ta cố gắng bắn một phát súng, nhưng nó đã trượt mục tiêu. Sau đó, các Đặc vụ nhanh chóng đẩy Ford vào một chiếc xe đang đợi sẵn và đưa ông đến nơi an toàn. Continue reading “22/09/1975: TT Ford sống sót sau vụ ám sát thứ hai”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập

Nguồn: 5th Special Forces Group is activated at Fort Bragg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Lực Lượng Đặc biệt số 5 của Quân lực Hoa Kỳ đã được hình thành tại Fort Bragg, North Carolina. Lực Lượng Đặc biệt này được thành lập để tổ chức và đào tạo các nhóm du kích đằng sau chiến tuyến. Tổng thống John F. Kennedy, người có lòng tin mạnh mẽ về khả năng của Lực lượng Đặc biệt trong các chiến dịch chống nổi dậy, đã tới thăm Trung tâm Chiến tranh Đặc biệt (Special Warfare Center) ở Fort Bragg để duyệt lại chương trình và cho phép Lực Lượng Đặc biệt sử dụng loại mũ đã trở thành biểu tượng của họ, Mũ nồi Xanh (Green Beret.) Continue reading “21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập”

Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?

Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?”

20/09/1881: Người thứ ba làm tổng thống Mỹ trong vòng một năm

Nguồn: Chester Arthur becomes third president to serve in one year, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, Chester Arthur đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành người thứ ba làm Tổng thống Mỹ trong năm đó.

Năm 1881 bắt đầu với việc chính trị gia đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes vẫn đang nắm chức Tổng thống Mỹ. Hayes kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên và duy nhất của mình và chính thức chuyển giao quyền điều hành chính phủ cho James A. Garfield, người đồng thời cũng là bạn thân của ông, vào tháng 03/1881. Chỉ bốn tháng sau khi nhậm chức, vào ngày 02/07, Garfield bị bắn bởi một tên sát thủ điên cuồng tên là Charles Guiteau. Continue reading “20/09/1881: Người thứ ba làm tổng thống Mỹ trong vòng một năm”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

19/09/1957: Vụ thử hạt nhân dưới lòng đất đầu tiên tại Nevada

Nguồn: Nevada is site of first-ever underground nuclear explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Mỹ đã cho nổ một vũ khí hạt nhân 1,7 kiloton trong một đường hầm dưới lòng đất tại Khu Thử nghiệm Nevada (Nevada Test Site, NTS), một trung tâm nghiên cứu rộng 1.375 dặm vuông, cách Las Vegas 65 dặm về phía bắc. Cuộc thử nghiệm, được gọi là Rainier, được tiến hành hoàn toàn dưới lòng đất và không gây ra phóng xạ. Đầu đạn W-25 cải tiến nặng 218 pound (99 kg), có đường kính 25,7 inch (65 cm) và chiều dài 17,4 inch (44 cm) đã được dùng trong thử nghiệm. Rainier là một phần trong loạt vũ khí hạt nhân và thử nghiệm an toàn vũ khí hạt nhân được gọi là Chiến dịch Plumbbob (Operation Plumbbob) tiến hành tại NTS từ ngày 28/05/1957 đến ngày 07/10/1957. Continue reading “19/09/1957: Vụ thử hạt nhân dưới lòng đất đầu tiên tại Nevada”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

18/09/1973: Carter báo cáo về việc nhìn thấy UFO

Nguồn: Carter files report on UFO sighting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống tương lai, Jimmy Carter, đã điền vào một báo cáo gửi Ủy ban Điều tra Quốc gia về Các Hiện tượng trong Không trung (National Investigations Committee on Aerial Phenomena, NICAP), trong đó ông tuyên bố mình đã chứng kiến một Vật thể bay Không xác định (UFO) vào tháng 10/1969.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1976, ứng viên đảng Dân chủ, Carter đã thể hiện niềm tin rằng ông đã nhìn thấy một UFO. Ông kể lại việc mình đứng bên ngoài chờ cuộc họp mặt Câu lạc bộ Sư tử ở Leary, Georgia, vốn sẽ bắt đầu vào khoảng 7 giờ 30 phút, thì bất ngờ phát hiện ra điều mà ông gọi là “điều ngạc nhiên nhất tôi từng thấy” trên bầu trời. Continue reading “18/09/1973: Carter báo cáo về việc nhìn thấy UFO”

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau. Continue reading “Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây”