05/12/1915: Cuộc bao vây Kut al-Amara bắt đầu

Nguồn: Siege of British-occupied Kut, Mesopotamia begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đã phát động một cuộc tấn công vào thị trấn Kut al-Amara do Anh chiếm đóng trên sông Tigris ở Mesopotamia (Lưỡng Hà), Iraq ngày nay.

Dưới sự chỉ huy của Sir John Nixon, quân đội Anh đã có được thành công ban đầu trong cuộc xâm lược Mesopotamia. Các lực lượng của tư lệnh sư đoàn tiền phương của Nixon, Sir Charles Townshend, đã tới và chiếm tỉnh Basra thuộc vung Mesopotamia, bao gồm cả thị trấn Kut al-Amara, vào cuối tháng 09/1915. Từ đó, họ cố gắng di chuyển theo sông Tigris và Euphrates về phía Baghdad, nhưng bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đánh bật lại tại Ctesiphon (hay Selman Pak) vào cuối tháng 11. Continue reading “05/12/1915: Cuộc bao vây Kut al-Amara bắt đầu”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I

“Một kẻ đáng nể”

Hitler trẻ hơn Stalin 11 tuổi, sinh năm 1889 ở một vùng biên giới giữa hai nước Áo-Hung. Cha ông qua đời khi ông mới 13 tuổi và mẹ ông mất năm ông lên 18. (Bác sĩ người Do Thái, người đã chăm sóc mẹ ông kể lại rằng trong 40 năm hành nghề y của mình, ông chưa bao giờ thấy ai đau khổ về cái chết của mẹ mình như Hitler.) Ở tuổi 20, Hitler phải xếp hàng đi xin bánh mỳ ở Vienna, tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm của ông đã gần cạn kiệt. Ông đã 2 lần bị từ chối vào Học viện Mỹ thuật Vienna (“lý do bài vẽ hình theo mẫu không đáp ứng yêu cầu”) và ông đã cư ngụ trong những nhà tạm cho người vô gia cư đằng sau một ga xe lửa. Một người lang thang ở giường bên đã hồi tưởng lại rằng “quần áo của Hitler toàn là chấy rận, bởi vì ông đã lang thang trong nhiều ngày ở ngoài đường và trong tình trạng bẩn thỉu kinh khủng.” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)”

04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ

Nguồn: Senate approves U.S. participation in United Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo 65 trên 7, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận sự tham gia đầy đủ của nước này vào Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ và đa số các nước ký khác đã phê chuẩn hiến chương của tổ chức này. Sự chấp thuận của Thượng viện có nghĩa là Mỹ có thể tham gia cùng hầu hết các quốc gia trên thế giới trong tổ chức quốc tế này, vốn có mục đích phân xử các mâu thuẫn giữa các quốc gia và ngăn chặn xâm lược quân sự. Continue reading “04/12/1945: Thượng viện đồng ý cho Mỹ vào LHQ”

Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!

Tác giả: Hồ Anh Hải

Bài viết “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế” của một nhà báo Trung Quốc đi thăm Việt Nam về đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/11/2017 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nước này.

Ở cuối bài báo trên, Thời báo Hoàn Cầu đã cho hiển thị hơn hai chục trong số hơn 2000 bình luận của bạn đọc Trung Quốc nói về bài báo đó. Hầu như toàn bộ các bình luận đều nói xấu, đả kích Việt Nam. Đọc những bình luận ấy, người ta thật khó tin rằng các công dân của một đất nước văn hiến 5.000 năm lại có thể trắng trợn chửi bới Việt Nam bằng những lời lẽ vô văn hóa với tâm địa độc ác khủng khiếp như vậy, chỉ hai tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nói những lời tốt đẹp về tình hữu nghị Trung-Việt trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng. Continue reading “Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!”

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc]. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ”

03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens

Nguồn: Civil war breaks out in Athens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Athens khi du kích cộng sản chiến đấu với lực lượng dân chủ, nhằm giành quyền kiểm soát đất nước Hy Lạp khi ấy đã được giải phóng. Đức đã tới chiếm Hy Lạp để giải cứu người Ý sau khi họ thất bại trong cuộc xâm lăng Hy Lạp, đe dọa mở đường cho quân Đồng Minh vào chiếm đóng.

Khi quân Đức đến, đã có nhiều lực lượng kháng chiến Hy Lạp tham gia chiến đấu, nhưng nổi bật nhất là hai nhóm: thứ nhất là phong trào kháng chiến do cộng sản ủng hộ gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front), và thứ hai là phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ Hy Lạp (Greek Democratic National Army). Continue reading “03/12/1944: Nội chiến nổ ra ở Athens”

Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn

Tác giả: Nhật Phương

Nói đến nước Thủy Xá 水 舍 và Hỏa Xá 火 舍 chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có mối quan hệ bang giao ra sao với triều Nguyễn? Qua tìm hiểu Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia – Đà Lạt, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc về hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá, mà thực tế ngày nay chính là vùng đất Tây Nguyên – một phần lãnh thổ của Việt Nam.

 Vị trí của nước Thủy Xá và Hỏa Xá

Theo Mộc bản sách Đại Nam thực lục thì nước Thủy Xá và Hỏa Xá xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi, cắt đất từ núi Thạch Bi trở về phía Tây ban cho. Nước có độ hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao, Thủy vương ở phía Đông núi, Hỏa vương ở phía Tây núi. Bản triều ta thời sơ quốc cho là địa giới giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người đến nước đó ban cho các phẩm vật. Continue reading “Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn”

02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế

Nguồn: Napoleon crowned emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, tại Nhà thờ Notre Dame ở Paris, Napoléon Bonaparte đã được trao vương niệm trở thành Napoléon I, người Pháp đầu tiên giữ danh hiệu Hoàng đế trong vòng một nghìn năm. Đức Giáo Hoàng Pius VII trao cho Napoléon chiếc vương miện mà nhà chinh phục châu Âu 35 tuổi đã tự tay đặt lên đầu mình.

Napoléon, sinh ra ở đảo Corsica, là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông nhanh chóng nổi lên trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Đến năm 1799, Pháp đã ở trong tình trạng chiến tranh với hầu hết các nước châu Âu, và Napoléon vừa về nước sau chiến dịch Ai Cập để tiếp nhận quyền lực từ chính phủ Pháp và cứu nước ông khỏi sụp đổ. Continue reading “02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế”

01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát

Nguồn: Sergey Kirov murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Sergey Kirov, lãnh đạo Cách mạng Nga và là thành viên cấp cao của Bộ chính trị, đã bị đảng viên Đảng Cộng sản Leonid Nikolayev bắn chết tại văn phòng của ông ở Leningrad. Nguyên nhân có thể là do sự xúi giục của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

Dù vai trò đích xác của Stalin trong vụ ám sát đối thủ chính trị Kirov còn chưa rõ ràng, nhưng ông đã sử dụng vụ giết người này làm cái cớ để loại bỏ nhiều đối thủ của mình trong Đảng Cộng sản, cũng như trong chính phủ, lực lượng vũ trang và giới trí thức. Continue reading “01/12/1934: Sergey Kirov bị ám sát”

Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn: Francis Fukuyama, What Is Populism?”, American Interest, 28/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.

Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ. Continue reading “Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?”

30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH

Nguồn: McNamara warns Johnson that communists are gaining strength in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã báo cáo trong một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson rằng chính quyền miền Nam của Nguyễn Cao Kỳ “vẫn còn tồn tại, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, hoặc tạo ra các hành động.”

Ông nói rằng việc Việt Cộng tuyển mộ lực lượng thành công, cùng với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt, tiếp tục cho thấy “kẻ thù có thể sẽ tăng cường sức mạnh tương đương 110 tiểu đoàn hiện tại lên hơn tương đương 150 tiểu đoàn vào cuối năm 1966.” Continue reading “30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH”

Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương

Nguồn: Magellan reaches the Pacific, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1520, sau khi vượt qua eo biển nguy hiểm ở phía dưới Nam Mỹ (mà hiện được đặt theo tên ông), thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã tiến vào Thái Bình Dương cùng với ba chiếc tàu, trở thành nhà thám hiểm người Châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Ngày 20/09/1519, Magellan khởi hành từ Tây Ban Nha với nỗ lực tìm ra tuyến đường biển phía Tây đến Quần đảo Gia vị (tức Moluccas) giàu có  thuộc Indonesia ngày nay. Là chỉ huy của năm tàu và 270 người, Magellan đã giong buồm tới Tây Phi và sau đó đến Brazil, nơi ông tìm kiếm dọc bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển đưa mình tới Thái Bình Dương. Continue reading “28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw

Nguồn: Hindenburg celebrates Warsaw campaign, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Tổng Tư lệnh Đức Paul von Hindenburg đã đưa ra lời tuyên bố chiến thắng tại các chiến trường của Mặt trận phía Đông, tuyên dương chiến dịch của quân đội mình chống lại các lực lượng của Nga tại thành phố Warsaw, Ba Lan.

Ngày 01/11, Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh của tất cả các binh sĩ Đức trên Mặt trận phía Đông; tham mưu trưởng của ông là Erich Ludendorff, người đã hỗ trợ ông giành được một vài chiến công trước đó chống lại các lực lượng Nga ở Đông Phổ. Continue reading “27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw”

Nước Mỹ trong mắt người Pháp

 

 Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày nay, các tin tức về nước Mỹ luôn tràn ngập báo, đài, mạng khắp thế giới, tới mức dân chúng các nước biết về các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiều hơn biết về các nghị sĩ hoặc các nhà lãnh đạo của chính nước mình. Nhưng không dễ có được cái nhìn tổng quát về nước Mỹ, bởi lẽ đất nước này quá rộng lớn, nhất là quá đa dạng, đa nguyên, và sôi động, biến đổi, sáng tạo từng giờ từng phút. Để hiểu nước Mỹ thì không những chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng, mà cần đọc những cuốn sách do các nhà thông thái viết. Dường như người Pháp, chứ không phải người Mỹ, viết được những cuốn sách hay nhất về nước Mỹ. Continue reading “Nước Mỹ trong mắt người Pháp”

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese task force leaves for Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”

Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ. Continue reading “26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”