27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba

Nguồn: TV Marti begins broadcasting to Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, chính phủ Mỹ đã bắt đầu TV Marti, một chuỗi các chương trình phát thanh – truyền hình tới nước Cuba cộng sản. Dự án này tiếp tục đánh dấu thêm một thất bại trong việc làm suy yếu chế độ của nhà lãnh đạo Fidel Castro.

TV Marti đã được thành lập dưới sự bảo trợ của Voice of America, hệ thống phát thanh – truyền hình của Mỹ thành lập từ thập niên 1940 để đưa tin và tuyên truyền khắp thế giới, cụ thể là hướng tới các quốc gia cộng sản. Thành viên mới của “kho vũ khí tuyên truyền” này, TV Marti, là kết quả chủ yếu từ sự vận động hành lang dữ dội của các nhóm lợi ích người Mỹ gốc Cuba, cùng một số nghị sĩ và dân biểu ở nam Florida và New Jersey (các khu vực có đông dân số người Mỹ gốc Cuba.) Các chương trình của TV Marti đã cố gắng để cung cấp cho người dân Cuba một cái nhìn chính xác về cuộc sống tại Mỹ. Continue reading “27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba”

Trại David được đặt tên như thế nào?

Nguồn:How did Camp David gets its name?”, History, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nằm khoảng 60 dặm về phía bắc của Washington DC, trong Công viên Núi Catoctin ở Maryland, Trại David trở thành một nơi nghỉ dưỡng cho các tổng thống Hoa Kỳ kể từ đầu những năm 1940. Được gọi chính thức với cái tên Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, khu trại này ban đầu được gọi là Shangri-La bởi Franklin Roosevelt, tổng thổng đầu tiên đến thăm nơi này. Vào những năm 1950, Tổng thống Dwight Eisenhower đổi tên nơi nghỉ dưỡng của mình thành Trại David, theo tên cháu trai mình. Continue reading “Trại David được đặt tên như thế nào?”

Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?

Nguồn: Mohamad Bazzi, “Could shooting off his mouth be shooting himself in the foot?”, Reuters, 13/02/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump phê phán chính quyền Obama vì đã “quá nhẹ nhàng” với Iran và đã cho phép Iran tăng cường sức mạnh ở Trung Đông.

Trump hứa sẽ “xoá bỏ” thoả thuận tháng 7 năm 2015 giữa Iran với Mỹ và năm cường quốc khác, theo đó Iran phải hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại phía Mỹ và các cường quốc sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những tuần đầu tiên trong cương vị Tổng thống, Donald Trump nhiệt tình thể hiện rằng ông sẽ có một cách tiếp cận quyết liệt hơn với Iran, nước mà Trump gọi là “quốc gia khủng bố số một thế giới” trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?”

26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước

Nguồn: Israel-Egyptian peace agreement signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin đã ký một hòa ước mang tính lịch sử, kết thúc ba thập niên thù địch giữa Ai Cập và Israel, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước.

Chưa đầy hai năm trước đó, trong một động thái chưa từng có của một nhà lãnh đạo Ả Rập, Sadat đã đến Jerusalem để tìm kiếm một giải pháp hòa bình vĩnh viễn với nước láng giềng Do Thái sau hàng chục năm xung đột. Chuyến thăm của Sadat, trong đó ông đã gặp Thủ tướng Begin và phát biểu trước Quốc hội Israel, đã khiến phần lớn thế giới Ả Rập phẫn nộ. Continue reading “26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran

Nguồn: Soviets announce withdrawal from Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau một tình huống cực kỳ căng thẳng đầu Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tuyên bố rằng họ sẽ rút quân khỏi Iran trong vòng sáu tuần. Khủng hoảng Iran là một trong những cuộc “thử lửa” đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô trong thế giới thời hậu Thế chiến II.

Khủng hoảng Iran đã bắt đầu từ trong Thế chiến II. Năm 1942, Iran đã ký một thỏa thuận mà theo đó quân Anh và Liên Xô được phép vào đất nước giàu dầu mỏ này để bảo vệ nước này khỏi bị tấn công bởi quân Đức. Quân Mỹ cũng sớm xuất hiện tại Iran. Hiệp ước 1942 đã quy định tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rút quân trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc chiến tranh. Continue reading “25/03/1946: Liên Xô tuyên bố rút khỏi Iran”

24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu

Nguồn: North Vietnamese launch “Ho Chi Minh Campaign”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt đã chính thức bắt đầu. Dù Hiệp định Paris 1973 đã quy định ngừng bắn, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục giữa quân Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Bắc Việt ở miền Nam. Tháng 12/1974, Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn đánh vào một tỉnh có phòng vệ yếu là Phước Long, nằm ở phía bắc của Sài Gòn, dọc theo biên giới Campuchia. Họ đã chiếm thành công tỉnh lị Phước Bình vào ngày 06/01/1975.

Tổng thống Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ hỗ trợ họ nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, khi phe cộng sản chiếm được Phước Long, Nixon đã từ chức vì Vụ Watergate. Còn người kế nhiệm ông, Gerald Ford, thì không đủ sức thuyết phục một Quốc hội vốn đang thù địch thực hiện đúng lời hứa của Nixon với Sài Gòn. Continue reading “24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu”

Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Price of Empire,” Project Syndicate, 20/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Người Ấn Độ không hay nhắc lại quá khứ thuộc địa của đất nước mình. Dù là vì sức mạnh quốc gia hay là vì văn minh còn yếu, Ấn Độ lâu nay luôn không muốn lưu giữ sự oán hận nào đối với nước Anh về 200 năm nô dịch, bóc lột, và khai thác thực dân. Nhưng sự trầm tĩnh của người Ấn Độ về quá khứ không loại bỏ được những gì đã diễn ra.

Sự rút lui hỗn loạn của Anh khỏi Ấn Độ năm 1947, sau hai thế kỷ cai trị, kéo theo một cuộc chia cắt bạo lực và thù nghịch dẫn đến sự trỗi dậy của Pakistan. Nhưng điều đó xảy ra một cách lạ kỳ khi không hề có một sự oán giận nào với nước Anh. Ấn Độ đã chọn ở lại trong khối Thịnh vượng chung trong vai trò một nước cộng hòa thành viên và duy trì quan hệ thân mật với vị lãnh chúa cũ của mình. Continue reading “Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?”

23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh

Nguồn: OK enters national vernacular, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1839, chữ “O.K.” đã xuất hiện lần đầu trên tờ Boston Morning Post. Hai kí tự này là viết tắt của “oll korrect,” một tiếng lóng phổ biến của “all correct” (chính xác) vào thời điểm đó. Kể từ đây, OK dần trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của người Mỹ.

Cuối những năm 1830, giới trẻ và trí thức thường thích đánh vần sai từ vựng một cách cố ý, sau đó họ viết tắt chúng lại và sử dụng như tiếng lóng khi nói chuyện với nhau. Cũng như thanh thiếu niên ngày nay có tiếng lóng của riêng mình, dựa trên biến dạng của các từ thông dụng, chẳng hạn như “kewl” là “cool”, hay “DZ” là “these”, những nhóm nhỏ của thập niên 1830 cũng có hàng loạt tiếng lóng được viết tắt. Các chữ viết tắt phổ biến bao gồm “KY” là viết tắt của “know yuse” (không sử dụng), “KG” là viết tắt của “know go” (không đi), và “OW” là viết tắt của “oll wright” (ổn thôi). Continue reading “23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam

Nguồn: Westmoreland to depart South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thông báo việc bổ nhiệm Tướng William Westmoreland làm Tham mưu trưởng Lục quân; và Tướng Creighton Abrams sẽ thay thế ông làm Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tháng 06/1964, Westmoreland trở thành người đứng đầu Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV) và theo đó phụ trách tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Continue reading “22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980

Nguồn: Carter tells U.S. athletes of Olympic boycott, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ rằng: để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979, Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympics năm 1980 tại Moskva. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

Tháng 12/1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đang trong tình trạng không ổn định. Mỹ liền phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ đình chỉ đàm phán [cắt giảm] vũ khí với Liên Xô, lên án các hành động của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, và đe dọa sẽ tẩy chay Olympics được tổ chức tại Moskva vào năm 1980. Khi Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Carter đã thực hiện quyết định tẩy chay Thế vận hội. Continue reading “21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980”

Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?

Nguồn:Why does Inauguration Day fall on January 20?”, History, 12/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều quốc gia, một nhà lãnh đạo dân cử mới sẽ lên nắm chính quyền trong vòng vài tuần hoặc – như trường hợp của Anh Quốc – thậm chí là vào ngày ngay sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, có thể sẽ mất hơn 11 tuần giữa ngày Bầu cử và Lễ nhậm chức nhằm cho phép vị tổng thống mới có thời gian để lựa chọn nội các cũng như kế hoạch cho chính quyền mới. Kết quả là một thời kỳ chuyển giao dài (hay còn được gọi là “lame-duck period”), nhưng trước đây khoảng thời gian này đã có lúc kéo dài thậm chí còn lâu hơn. Continue reading “Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?”

Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo

Nguồn: Nerve gas attack on Tokyo subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong giờ cao điểm buổi sáng tại Tokyo, Nhật Bản, năm nhóm khủng bố (mỗi nhóm gồm hai người) đến từ giáo phái Aum Shinrikyo, đã đón các chuyến tàu điện ngầm riêng biệt. Họ gặp nhau tại ga Kasumigaseki và bí mật thả khí sarin gây chết người vào không khí. Những kẻ khủng bố sau đó đã uống thuốc giải độc sarin và trốn thoát trong khi các hành khách, bị khói làm cho mù mắt và thiếu không khí, vội vã tìm lối thoát.

Đã có 12 người chết tại hiện trường, 5.500 người khác được điều trị tại bệnh viện, một số người thậm chí đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hầu hết những người sống sót đã hồi phục, nhưng một số nạn nhân đã vĩnh viễn bị tổn thương mắt, phổi, và hệ tiêu hóa. Một ủy ban từ Thượng viện Mỹ sau đó ước tính rằng nếu khí sarin lan rộng hơn tại ga Kasumigaseki, điểm trung chuyển của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, thì hàng chục ngàn người có thể đã chết. Continue reading “20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?

Nguồn:Why China wants to go to Mars”, The Economist, 22/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chạy đua vào không gian đang chuyển sang châu Á.

Tuần trước, Ấn Độ đã thiết lập một kỷ lục thế giới bằng cách phóng 104 vệ tinh từ một tên lửa duy nhất. Thành tựu này đã thêm dầu vào “cuộc chạy đua vào không gian” của châu Á chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc công bố một danh sách rút gọn gồm tám tên gọi có thể được đặt cho con tàu vũ trụ lên sao Hỏa đầu tiên của mình, dự kiến ​​sẽ phóng vào năm 2020. Từ những khái niệm mang tính tinh thần (như “Truy Mộng” hay “Thiên Vấn”) đến những sinh vật tưởng tượng (như “Phụng Tường”, hay “Thăng Long”), chúng thể hiện những kỳ vọng lớn mà giới lãnh đạo đất nước dành cho sứ mạng này.

Ban giám khảo, những người đã lựa chọn những cái tên cuối cùng từ một danh sách gồm 35.900 mục, sẽ phải công bố sự lựa chọn của mình vào ngày 24/4, Ngày Vũ trụ chính thức của đất nước. Sự phô trương này cách hàng năm ánh sáng so với cung cách bí mật mà chương trình không gian của Trung Quốc đã từng có. Quốc gia này tuyên bố một tầm nhìn mới đầy tham vọng để thăm dò không gian, một tầm nhìn mà các tổ chức phương Tây cũng dè dặt. Khi mà phần lớn thế giới dường như đang bận rộn với các vấn đề trần thế hơn, tại sao Trung Quốc lại thiết tha với việc gửi tàu thăm dò vào hệ mặt trời đến như vậy? Continue reading “Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?”

18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk

Nguồn: Lon Nol ousts Prince Sihanouk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trên đường trở về Campuchia sau khi đến thăm Moskva và Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo Campuchia, trong một cuộc đảo chính không đổ máu được thực hiện bởi Lon Nol (trong ảnh), một trung tướng thân phương Tây và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với Phó Thủ tướng là Hoàng thân Sisowath Sirik Matak. Họ đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer.

Sihanouk đã cố gắng duy trì tính trung lập của Campuchia, nhưng phe cộng sản Khmer Đỏ, được hỗ trợ bởi đồng minh Bắc Việt Nam, đã tiến hành một cuộc chiến rất hiệu quả chống lại các lực lượng của chính phủ Campuchia. Continue reading “18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk”