Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?

Nguồn:Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.

Triều Tiên chỉ toàn gây rắc rối cho Trung Quốc, quốc gia bảo trợ chính của nước này trên trường quốc tế. Một ngày trước khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, dự kiến gặp người đồng nhiệm Mỹ của mình tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên, Kim Jong Un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đã ra lệnh tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác, thể hiện thái độ khinh thị đối với cả hai vị lãnh đạo, đồng  thời trình diễn khả năng của nước mình cũng như sự sẵn sàng gây rắc rối. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?”

Tình cảnh những cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam

Nguồn: Kyle Longley, “The Grunt’s War”, The New York Times, 17/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1967, những người biểu tình thường xuyên tập trung ở Công viên Lafayette, đối diện Nhà Trắng. Họ cầm biểu ngữ, phát biểu và hô vang khẩu hiệu: “Hey, hey, L.B.J. How many babies did you kill today“ (Tạm dịch: Này này, L.B.J (Lindon B. Johnson), hôm nay ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ?)

Câu khẩu hiệu nhắc tới công cụ mà chính sách tàn bạo, phi nhân tính của Lyndon B. Johnson sử dụng: những người lính trẻ đang chiến đấu ở Việt nam. Và không có gì khó khăn để nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người phản đối chiến tranh, quả quyết rằng chính các binh sĩ Mỹ cũng là những kẻ tàn bạo  và mất nhân tính –  dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ chống lại những người lính trở về từ Việt Nam. Trong một trường hợp, một thanh niên trẻ tuổi gây gổ với người cựu chiến binh bị cụt tay tại trường Cao đẳng Colorado năm 1968. Anh ta hỏi: “Bị vậy ở Việt Nam hả?” Khi người cựu binh xác nhận, gã thanh niên đáp: “Đáng đời ông đấy.” Continue reading “Tình cảnh những cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam”

26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc

Nguồn: Reagan visits China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan đã đến Trung Quốc để gặp mặt ngoại giao với Chủ tịch Lý Tiên Niệm. Chuyến đi đánh dấu lần thứ hai một vị Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc kể từ chuyến đi lịch sử của Richard Nixon vào năm 1972.

Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã cùng chồng tới Trung Quốc, cùng với khoảng 600 nhà báo và hàng loạt mật vụ. Ngoài ra, theo BBC, còn có cả những người bảo vệ mật mã phóng tên lửa hạt nhân. Ông bà Reagan đã tới thăm các di tích lịch sử và văn hóa ở Bắc Kinh và tham dự một bữa tối được tổ chức bởi Lý Tiên Niệm. Continue reading “26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc”

Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Sáng thứ Hai giờ Bắc Kinh [24/04/2017], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Trump bàn về tình hình bán đảo Triều Tiên. Cuộc trao đổi này tiến hành vào lúc nghe nói vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên đã ở vào tình thế bức bách không thể không có hành động nào đó. Thứ Ba [25/4] là ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên, dư luận phổ biến cho rằng trước sau ngày này là thời gian nhạy cảm, Triều Tiên có thể triển khai vụ thử hạt nhân mới nhất.

Đây là lần thứ hai trong thời gian chưa đầy hai tuần lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ nói chuyện điện thoại với nhau, tần suất trao đổi cấp cao nhất như vậy là chưa từng có trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Điều đó vừa thể hiện sự thông thuận về trao đổi ý kiến ở cấp cao nhất Trung – Mỹ, vừa phản ánh sự bức bách của tình hình bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên”

Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?

Nguồn: Steven Nadler, “Donald Trump’s Unexamined Life,” Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong Euthyphro, một trong những cuộc đối thoại thời kỳ đầu của Plato, Socrates đến toà án Athens để tự biện hộ trước những cáo buộc vu khống ông làm hư hỏng giới thanh niên thành bang và không tin vào thánh thần. Ngay trước khi đến nơi, ông đã có một cuộc gặp gỡ mà nay có thể giúp ta hiểu rõ hơn điều có thể là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Khi gần đến toà, Socrates tình cờ gặp bạn mình, Euthyphro, một thanh niên cũng đến đây để tố cáo cha mình vì tội giết người. Euthyphro bảo Socrates rằng anh tin là mình đang làm điều đúng đắn vì, bất kể kẻ giết người là ruột thịt trong gia đình, bất kể nạn nhân là người thân hay người dưng, kẻ có tội phải bị trừng trị. Euthyphro nhấn mạnh rằng các thánh thần sẽ chấp thuận hành động của anh, vì anh đang làm điều mà một người ngoan đạo phải làm. Continue reading “Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?”

25/04/1983: Andropov viết thư cho một học sinh người Mỹ

Nguồn: Andropov writes to U.S. student, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Liên Xô đã công bố lá thư mà lãnh đạo Yuri Andropov đã viết cho Samantha Smith, một học sinh lớp năm ở Manchester, Maine, trong đó ông mời cô bé đến thăm đất nước của mình. Lá thư của Andropov là lời đáp lại tin nhắn Smith gửi cho ông vào tháng 12/1982, hỏi rằng liệu Liên Xô có đang lên kế hoạch bắt đầu chiến tranh hạt nhân hay không. Vào thời điểm đó, Mỹ và Liên Xô là những kẻ thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Ronald Reagan, một người chống cộng nhiệt thành, đã gọi Liên Xô là “Đế chế Ác quỷ” và kêu gọi gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng của Mỹ trước mối đe dọa từ Liên Xô. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu công khai với “Người Giao tiếp Vĩ đại” (Great Communicator, Biệt danh của Reagan,) Andropov, người kế nhiệm vai trò lãnh đạo Liên Xô từ Leonid Brezhnev vào năm 1982, lại thể hiện cách tiếp cận gần gũi, thậm chí giống như một người ông – khác biệt hoàn toàn với hình ảnh tiêu cực mà đa số người Mỹ nghĩ về Liên Xô. Continue reading “25/04/1983: Andropov viết thư cho một học sinh người Mỹ”

Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ

Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến.

Nhưng xét ở góc độ chính trị cấp cao, chính cuộc tranh đấu giữa hai kình địch là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới là điều gây chú ý nhất đối với các nhà quan sát chính trị. Cả hai người đều trẻ tuổi và đầy tham vọng, đều là những tay lèo lái xảo quyệt các âm mưu ám độc và đảo chính vốn lan tràn trong giới quân đội cầm quyền Nam Việt Nam. Continue reading “Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ”

24/04/1945: Truman được trình bày về Dự án Manhattan

mthp

Nguồn:Truman is briefed on Manhattan Project”, History.com (truy cập ngày 24/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman đã được nghe báo cáo đầy đủ chi tiết về Dự án Manhattan, dự án mà trong đó các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên. Các thông tin đã buộc Truman phải cân nhắc một quyết định quan trọng: có nên sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt đầu tiên trên thế giới hay không?

Việc bí mật phát triển bom nguyên tử của Mỹ đã bắt đầu vào năm 1939 với sự ủng hộ của Tổng thống lúc đó là Franklin Roosevelt. Dự án này bí mật đến nỗi Tổng thống Roosevelt thậm chí đã không thông báo cho vị phó tổng thống trong nhiệm kỳ thứ tư của mình là Truman về sự tồn tại của nó. Continue reading “24/04/1945: Truman được trình bày về Dự án Manhattan”

Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp

Nguồn: Zaki Laïdi, “The Coming French Revolution,” Project Syndicate, 17/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong vài tuần tới, Pháp sẽ bầu ra vị tổng thống kế tiếp. Với quyền lực hành pháp đáng kể, bao gồm thẩm quyền giải thể Quốc hội, cuộc bầu cử tổng thống tổ chức năm năm một lần là cuộc bầu cử quan trọng nhất của Pháp. Nhưng lần này rủi ro đang lớn hơn bao giờ hết.

Hai ứng cử viên dẫn đầu là Marine Le Pen của Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu và Emmanuel Macron, bộ trưởng kinh tế dưới thời Tổng thống François Hollande của Đảng Xã hội nhưng đang tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập. Nếu đúng như dự kiến, Le Pen và Macron sẽ đối đầu trong vòng hai của cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 5, thì đây sẽ là một dấu mốc chính trị lớn đối với nước Pháp: lần đầu tiên trong 60 năm các đảng chính của cả cánh tả lẫn cánh hữu đều không góp mặt trong vòng bầu cử thứ hai. Continue reading “Cuộc cách mạng sắp đến của nước Pháp”

Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?

Tác giả: Ngô Di Lân

Cuộc chiến giành ngôi vương ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn chưa ngã ngũ nhưng rõ ràng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc chưa trở thành một bá quyền thực thụ ở Châu Á, song họ đã thành công trong việc đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Biển Đông mà không bị trừng phạt. Từ các nước láng giềng Châu Á cho đến Mỹ đều phải ngầm chấp nhận rằng những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây nên một cách trái phép ở Biển Đông là “sự đã rồi”. Trong thời gian trước mắt sẽ không có bất kì thế lực nào sẵn sàng thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc đối với những hòn đảo này. Bước đầu trong đại kế hoạch “chấn hưng phục quốc” của người Trung Hoa đã thành công. Continue reading “Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)

Tác giả: Duy Tường

Xã hội Việt Nam trong thời gian nửa sau thế kỷ 18 xuất hiện một nhân vật nổi tiếng uyên thâm, học cao hiểu rộng, cốt cách phi phàm, xem thường danh lợi. Ông đã góp phần rất quan trọng giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu (1789). Vua Quang Trung đã giao cho ông trọng trách cải tổ nền văn hóa, giáo dục với mục đích đưa đất nước trở thành một quốc gia cường thịnh.

Xa lánh quan trường

Nguyễn Thiếp (tên hiệu là La Sơn phu tử, La Giang phu tử, Lam Hồng Dị Nhân, Hạnh Am, Lục Niên hầu, Lạp Phong cư sĩ…), sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723), tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc địa giới huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ban đầu ông được đặt tên là Nguyễn Minh, sau vì trùng tên húy Minh Đô vương (tức chúa Trịnh Doanh) nên đổi thành Nguyễn Thiếp. Continue reading “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)”

22/04/1994: Richard Nixon qua đời

Nguồn: Former President Richard Nixon dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, cựu Tổng thống Richard M. Nixon đã qua đời sau khi lên cơn đột quỵ bốn ngày trước đó. Trong một bài phát biểu năm 1978 tại Đại học Oxford, Nixon thừa nhận đã mắc sai lầm trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng ông tiên đoán rằng các thành tựu của mình rồi sẽ được đánh giá cao hơn. Ông nói với các cử tọa trẻ rằng: “Các bạn sẽ lại có mặt ở đây vào năm 2000, hãy xem tôi được đánh giá như thế nào vào lúc đó.”

Nixon được nhớ đến nhiều nhất vì liên quan đến vụ bê bối Watergate với tư cách là Tổng thống, và vì đã cho bức hại những người bị nghi là cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi ông còn là Thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, di sản mà Nixon để lại cũng phức tạp như cá tính của chính ông. Continue reading “22/04/1994: Richard Nixon qua đời”

21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ

Nguồn: Red Baron killed in action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên bầu trời Vauz sur Somme, nước Pháp, Manfred von Richthofen, phi công át chủ bài của Không quân Đức, người được mệnh danh là “Nam tước Đỏ” (The Red Baron/Der Rote Baron,) đã bị giết bởi phe Đồng minh.

Richthofen là con trai của một quý tộc Phổ. Năm 1915, ông chuyển từ Bộ binh sang Không quân Hoàng gia Đức (Imperial Air Service/Die Fliegertruppe.) Tính đến cuối năm 1916, với chiếc máy bay hai cánh Albatross của mình, Richthofen đã “khủng bố” bầu trời mặt trận phía tây bằng cách bắn hạ 15 máy bay địch, trong đó gồm cả máy bay của một phi công át chủ bài khác – Lanoe Hawker người Anh. Continue reading “21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ”

Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc

Nguồn: Salvatore Babones, “Taipei’s Name Game”, Foreign Affairs, 11/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ là lúc hãy để Đài Loan được là Đài Loan.

Trước tiên là một cuộc gọi điện thoại, tiếp theo là một quả bom gây sốc dư luận. Vào ngày 02/12/2016, Donald Trump xoay ngược 37 năm chính sách ngoại giao của Mỹ bằng việc nhận cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ngày hôm qua, ông còn đi xa hơn nữa, tuyên bố rằng ông không biết rằng “tại sao chúng ta (nước Mỹ) phải bị bó buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, bao gồm thương mại.”

Quan điểm chính thức của Trump vẫn chưa rõ ràng, nhưng những phát ngôn của ông cho thấy rằng về vấn đề Đài Loan, ông ta có thể ủng hộ việc thay đổi hiện trạng đã tồn tại gần bốn thập niên. Phiên bản hiện tại của chính sách Một Trung Quốc của Mỹ, cho rằng chỉ có một chính phủ hợp pháp ở Trung Quốc, đã tồn tại từ năm 1979, khi Mỹ công nhận chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh và cắt quan hệ ngoại giao với chính quyền Dân quốc ở Đài Bắc. Continue reading “Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”

20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ

Nguồn: “Fragging” on the rise in U.S. units, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Lầu Năm Góc công bố số liệu thừa nhận rằng fragging đang có xu hướng gia tăng trong quân đội. Năm 1970, 209 vụ fragging đã khiến 34 người chết, trong khi đó, vào năm 1969, 96 vụ việc kiểu này khiến 34 người thiệt mạng. Fragging là một từ lóng được dùng để mô tả việc lính Mỹ ném lựu đạn quả dứa (fragmentation hand grenades – từ đây mới sinh ra từ fragging) vào khu vực giường ngủ để giết đồng đội của mình. Họ thường nhắm vào các chỉ huy đơn vị, cán bộ, và hạ sĩ quan. Continue reading “20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ”

Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?

Nguồn:What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?

Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.

Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó? Continue reading “Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?”

Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Nguồn: Heather Stur, “Combat Nurses and Donut Dollies”, The New York Times, 31/01/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.

Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.” Continue reading “Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam”

19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu

Nguồn: The American Revolution begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, khoảng 5 giờ sáng, 700 lính Anh được giao nhiệm vụ bắt giữ các lãnh đạo và chiếm kho vũ khí của nhóm Ái quốc (Patriot) đã tiến vào Lexington, nhưng họ đã bị phục kích bởi Đại úy John Parker và 77 dân quân Mỹ, những người đang đợi họ trên bãi cỏ của thị trấn. Thiếu tá John Pitcairn của Anh đã ra lệnh cho nhóm Ái quốc, vốn đông hơn nhiều, phải giải tán. Sau một thời gian do dự, người Mỹ bắt đầu rút lui. Nhưng đột nhiên có một tiếng nổ cực lớn xuất phát từ vị trí không xác định, và một màn khói khổng lồ bao phủ khắp bãi cỏ. Khi Trận Lexington kết thúc, 8 người Mỹ đã chết hoặc sắp chết, còn 10 người khác thì bị thương. Chỉ có một lính Anh bị thương nhưng Cách mạng Mỹ thì đã chính thức bắt đầu. Continue reading “19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”