04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik

04-10-1957-sputnik-launched

Nguồn: Sputnik launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên Xô mở đầu “Kỷ nguyên Không gian” (Space Age) bằng việc phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Con tàu vũ trụ tên là Sputnik, có nghĩa là “vệ tinh” trong tiếng Nga, đã được phóng vào lúc 10:29 tối, theo giờ Moskva, từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 22 inch (55,8 cm), nặng 184 pound (83,5 kg), và có thể bay một vòng quanh Trái Đất hết 1 giờ 36 phút. Vệ tinh này có vận tốc 18.000 dặm/giờ, với quỹ đạo hình elip, trong đó điểm cực viễn cách Trái Đất 584 dặm và điểm cực cận cách 143 dặm. Continue reading “04/10/1957: Liên Xô phóng thành công Vệ tinh Sputnik”

Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông

syria-lebanon-1

Nguồn: Ishac Diwan, “How to Help the Middle East,” Project Syndicate, 08/09/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ở Li-băng ngày nay, mọi triệu chứng của tình trạng hỗn loạn hiện thời của Trung Đông đều dễ thấy. Những người tị nạn mới đến từ Syria và Iraq gia nhập cùng những người tị nạn Palestine vốn ở nơi này từ lâu. Đất nước này chưa có tổng thống trong hai năm qua, do những phe phái chính trị đối lập nhau được hậu thuẫn bởi Iran và Ả Rập Saudi, hai quốc gia ngày càng thù địch, đang làm suy yếu nền quản trị trong nước. Tham nhũng chính trị lan tràn. Rác thải không phải lúc nào cũng được thu dọn.

Nhưng Li-băng cũng cho thấy những dấu hiệu của khả năng phục hồi. Các nhà đầu tư và doanh nhân đang mạo hiểm bắt đầu những ngành kinh doanh mới. Các nhóm xã hội dân sự đang đề xuất và thực hiện những sáng kiến hữu ích. Người tị nạn được đến trường. Các đối thủ chính trị đang hợp tác với nhau để giảm thiểu những rủi ro an ninh, còn các lãnh đạo tôn giáo thì ủng hộ việc cùng chung sống và sự khoan dung. Continue reading “Li-băng và lời giải cho vấn đề xung đột ở Trung Đông”

Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

03/10/1932: Iraq giành độc lập

03-10-1932-iraq-wins-independence

Nguồn: Iraq wins independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, sau khi Iraq chính thức trở thành thành viên Hội Quốc Liên, Anh cũng chấm dứt nhiệm vụ của mình tại các quốc gia Ả Rập. Vậy là Iraq giành được độc lập sau 17 năm bị người Anh thống trị và hàng thế kỷ bị cai trị bởi người Ottoman.

Người Anh giành được Iraq từ đế chế Ottoman của người Thổ trong Thế chiến I và được Hội Quốc Liên ủy nhiệm để “quản lý” nước này vào năm 1920. Năm 1921, một chế độ quân chủ do Hashemite đứng đầu đã được dựng nên, dưới sự bảo hộ của Anh, và sau đó, vào ngày 03/10/1932, Vương quốc Iraq giành độc lập. Continue reading “03/10/1932: Iraq giành độc lập”

Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini

burkiniban

Nguồn: Ian Buruma, “The Battle of the Burkini”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây đã có nhiều phản ứng về việc một số phụ nữ Hồi giáo khi tắm nắng tại các bãi biển ở Pháp mặc một loại trang phục đặc biệt che kín đầu (nhưng không che mặt) và phần lớn cơ thể. Loại trang phục đó được gọi là “burkini”, do Aheda Zanetti, một người phụ nữ Úc gốc Lebanon, thiết kế vào năm 2004 với mục đích giúp những người phụ nữ dù có theo luật Hồi giáo nghiêm khắc nhất cũng có thể bơi lội hoặc chơi thể thao nơi công cộng. Lúc đó Zanetti chẳng thể nào ngờ được phát minh của mình lại có thể gây nên một cuộc tranh cãi trên cấp độ quốc gia. Continue reading “Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini”

Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore

lee

Nguồn: Stephan Ortmann, “Singapore’s Succession Struggles,” East Asia Forum, 24/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi ông Lý Hiển Long bị ngất trong bài phát biểu thường niên về chính sách hôm 21 tháng 8, không chỉ người dân Singapore mà các lãnh đạo trên thế giới đều bàng hoàng. Dù ông đã bình phục nhanh chóng và kết thúc bài phát biểu của mình sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, sự cố này đã thu hút sự chú ý về vấn đề kế nhiệm lãnh đạo ở một đất nước từ lâu đã có nền chính trị dễ đoán và ít thay đổi.

Trong khi Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Để duy trì mức độ kiểm soát này, PAP đã chuyển giao thành công quyền lực cho thế hệ tiếp theo gồm các nhà lãnh đạo được “chọn mặt gửi vàng.” Nhưng hiện tại, việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo vẫn chưa rõ ràng dù đương kim thủ tướng đã 64 tuổi. Continue reading “Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore”

02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc

02-10-1944-warsaw-uprising-ends

Nguồn: Warsaw Uprising ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khởi nghĩa Warsaw đã kết thúc khi những người còn sống sót của phe nổi dậy Ba Lan đầu hàng trước quân Đức.

Hai tháng trước đó, việc Hồng quân Liên Xô áp sát chuẩn bị giải phóng Warsaw đã kích thích lực lượng kháng chiến Ba Lan tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Phe nổi dậy, gồm những người ủng hộ chính phủ dân chủ Ba Lan đang lưu vong ở London, hy vọng có thể giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Liên Xô “giải phóng” nó. Người Ba Lan sợ rằng nếu họ thất bại trong việc chiếm thành phố thì những “kẻ xâm lược” Liên Xô sẽ thiết lập một chế độ cộng sản thân Liên Xô ở Ba Lan. Continue reading “02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc”

Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946

fontainebleau

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết giữa Phính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) và Chính phủ Pháp là chủ trương sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Tuy nhiên, phía Pháp luôn trì hoãn thi hành những điều khoản đã ký và thường xuyên vi phạm Hiệp định. Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin ở vịnh Hạ Long bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Hai bên đã thống nhất ba điểm: Tháng 4-1946 sẽ có một phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu Pháp và Việt; Sau phiên họp trù bị, nửa cuối tháng 5-1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH sang Pháp để tiến hành thương thảo tại Paris. Continue reading “Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946”

01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)

maozedong

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều nhà lãnh đạo “xuất sắc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đóng góp vào Tư tưởng Mao Trạch Đông, chứ không phải riêng mình Chủ tịch Mao. Continue reading “Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)”

30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc

30-09-1949-berlin-airlift-ends

Nguồn: Berlin Airlift ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau 15 tháng, với hơn 250.000 chuyến bay, cuộc không vận Berlin đã chính thức kết thúc. Đợt không vận này là một trong những chiến dịch hậu cần lớn nhất trong lịch sử hiện đại, và là một trong những sự kiện quan trọng của giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 6 năm 1948, Liên Xô bất ngờ chặn toàn bộ các lối đường bộ dẫn vào Tây Berlin, những con đường vốn nằm hoàn toàn trong vùng chiếm đóng của họ ở Đức. Đó là một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc Mỹ, Anh và Pháp – những nước khác đang chiếm đóng Đức – phải chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô liên quan đến số phận nước Đức thời hậu chiến. Continue reading “30/09/1949: Cuộc không vận Berlin kết thúc”

Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?

69-how-britains-post-referendum-economy-is-faring

Nguồn:How Britain’s post-referendum economy is faring“, The Economist, 20/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 vừa qua, nền kinh tế của Anh vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Chỉ số FTSE 250, chỉ số chứng khoán chủ đạo của quốc gia này, đang ở mức cao hơn trước cuộc trưng cầu. Đồng bảng Anh, sau một vài ngày rớt giá ngay sau cuộc bỏ phiếu, đã ổn định. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rất ít người ủng hộ Brexit cảm thấy hối tiếc về lá phiếu của mình: thật vậy, nhiều người trong số họ bây giờ lập luận rằng các dự báo trước cuộc trưng cầu về tình hình kinh tế ảm đạm đã bị thổi phồng, và một số thậm chí còn phát hiện sự khởi đầu của một “sự bùng nổ kinh tế hậu Brexit”. Vậy thực tế là gì? Continue reading “Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh

29-09-1965-hanoi-announces-that-downed-pilots-will-be-treated-as-war-criminals

Nguồn: Hanoi announces that downed pilots will be treated as war criminals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Hà Nội đã công bố bức thư mà họ gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ, trong đó nói rằng vì không có tuyên bố tình trạng chiến tranh chính thức nên các phi công Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam sẽ không được hưởng các quyền lợi của tù nhân chiến tranh (prisoners of war – POWs) và sẽ bị coi là tội phạm chiến tranh. Continue reading “29/09/1965: Hà Nội coi phi công Mỹ là tội phạm chiến tranh”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?

obor

Nguồn: Junhua Zhang, “What’s driving China’s One Belt, One Road initiative?East Asia Forum, 02/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ năm 2013, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) đã trở thành tâm điểm ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Bản chất của OBOR là thúc đẩy liên kết khu vực và xuyên lục địa giữa Trung Quốc với lục địa Á-Âu. “Một vành đai” và “Một con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển” được đề xuất của Trung Quốc. Khả năng kết nối bao gồm năm lĩnh vực quan tâm chính: phối hợp chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường sắt và đường cao tốc), thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính, và quan hệ nhân dân. Trong số này, xây dựng cơ sở hạ tầng là đặc điểm nổi bật của Con đường tơ lụa mới. Continue reading “Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”