Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump

89473380

Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”

Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn. Continue reading “Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump”

11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn

10-10

Nguồn: Bill Clinton marries Hillary Rodham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, William Jefferson Clinton và Hillary Rodham đã kết hôn tại Little Rock, Arkansas.

Bill và Hillary gặp vào năm 1972, khi cả hai đều là sinh viên ngành luật tại Đại học Yale và cùng tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của George McGovern (1972). Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng tới sống tại Arkansas, nơi Clinton đắm mình trong chính trị và hành nghề luật sư, cho đến khi ông quyết định ra tranh cử Thống đốc bang vào năm 1978. Ông đã giành chiến thắng và trở thành người trẻ tuổi nhất nước Mỹ từng giữ chức Thống đốc bang. Năm 1992, ông ra tranh cử Tổng thống, đối đầu với Tổng thống đương nhiệm – ứng viên Đảng Cộng hòa George H.W. Bush. Một lần nữa, Clinton lại thắng và ở tuổi 46, ông trở thành vị Tổng thống trẻ nhất kể từ khi John F. Kennedy nhậm chức vào năm 43 tuổi. Continue reading “11/10/1975: Bill Clinton và Hillary Rodham kết hôn”

Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh

brexiteers

Nguồn: Robert Harvey, “Theresa May and the Three Brexiteers”, Project Syndicate, 25/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Brexit có nghĩa là Brexit,” Thủ tướng mới của nước Anh, bà Theresa May, đã tuyên bố như vậy. Vậy hẳn là: những mong ước của cử tri, thể hiện bởi sự chênh lệnh trong cuộc bỏ phiếu dù có nhỏ như thế nào đi nữa, cũng phải được tôn trọng, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý không có chỗ trong bản hiến pháp bất văn bản của nước Anh mà lại, rất sáng suốt, được dựa trên nền dân chủ nghị viện mang tính đại diện.

Nguyên Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý này nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn trong Đảng Bảo thủ của ông, đã tính toán sai đến mức chính phủ của ông không lên kế hoạch cho trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu. Hai tháng sau, sương mù tan dần và một lối thoát cho mê cung Brexit có thể được nhìn thấy. Continue reading “Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh”

Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ

glob

Nguồn: Dani Rodrik, “Put Globalization to Work for Democracies,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một sinh viên Trung Quốc từng mô tả cho tôi chiến lược toàn cầu hóa của đất nước cậu. Trung Quốc, cậu nói, mở một ô cửa sổ với nền kinh tế thế giới, nhưng cũng phủ một tấm màn lên đó. Đất nước đã có bầu không khí tươi mới cần thiết – gần 700 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực kể từ đầu những năm 1980 – nhưng lũ muỗi cũng không thể vào được.

Trung Quốc đã hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Đối với nhiều người, đây là sự kỳ diệu của toàn cầu hóa. Continue reading “Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ”

10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô

10-10-1954-viet-minh-take-control-in-the-north

Nguồn: Viet Minh take control in the north, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Việt Minh chính thức giải phóng Hà Nội và nắm quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, là một tổ chức Cộng sản được Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1941, nhằm xây dựng lực lượng chống lại thực dân Pháp và quân phiệt Nhật.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945, người Pháp đã cố gắng tái thiết lập chế độ thuộc địa. Việt Minh phát động một cuộc chiến tranh du kích lâu dài và đẫm máu nhằm chống lại thực dân Pháp – đó chính là Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Continue reading “10/10/1954: Việt Minh giải phóng thủ đô”

Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?

handshake

Nguồn:What is the origin of the handshake“, History, 08/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình. Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo. Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung.” Continue reading “Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?”

Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?

maoalive

Nguồn:Abide with Mao’, The Economist, 10/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Trung Quốc vẫn còn phải chật vật để quên dần vị Lãnh tụ vĩ đại của họ.

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về cải cách tại Trung Quốc, với nhan đề Chôn cất Mao (Burying Mao). Ai mà lại phản đối điều đó? Mục đích cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình dường như là để đưa Trung Quốc thoát khỏi kỷ nguyên thống trị của Mao, với đầy những bạo lực, thương vong và đau khổ. Thế nhưng, với lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày Mao qua đời diễn ra trong tháng 9 này, một nhà Trung Quốc học giờ đây sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi lựa chọn một tựa sách tương tự. Mao vẫn sống (Mao Unburied) có lẽ mới là nhan đề phù hợp. Continue reading “Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?”

09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình

09-10-1975-sakharov-wins-peace-prize

Nguồn: Sakharov wins Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, nhà vật lý Liên Xô Andrei Dmitriyevich Sakharov, người tạo ra quả bom hydro đầu tiên của Liên Xô, đã được trao giải Nobel Hòa bình nhằm công nhận những đóng góp của ông trong cuộc đấu tranh chống lại “sự lạm dụng quyền lực và vi phạm nhân phẩm con người dưới tất cả các hình thức.” Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô đã cấm Sakharov không được đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.

Sinh tại Moskva vào năm 1921, Sakharov theo học vật lý tại Đại học Moskva và từ tháng 6/1948 đã được tuyển dụng vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, Liên Xô cùng với Mỹ đã bắt đầu cuộc đua phát triển bom hydro, một thứ vũ khí mà về mặt lí thuyết còn mạnh hơn hàng chục lần so với hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “09/10/1975: Andrei Sakharov giành Nobel Hòa bình”

Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?

metindidoan

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua. Trước tình trạng dân chúng bị nhiều đạo sĩ dùng tà thuật mê hoặc, đắm chìm trong cơn đại hồng thủy cầu đảo, quật mồ làm bùa chú, trù yểm hại người…, vị vua lập nên triều Nguyễn đã quyết liệt vào cuộc.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự! Continue reading “Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?”

08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris

08-10-1972-possible-breakthrough-at-paris-peace-talks

Nguồn: Possible breakthrough at Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người ta đồn rằng đã có bước tiến trong các cuộc hòa đàm bí mật diễn ra trong một biệt thự bên ngoài Paris kể từ tháng 8/1969. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon, và các nhà đàm phán miền Bắc Việt Nam đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình này. Lê Đức Thọ, người vừa trở thành trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội thay cho Xuân Thủy, đã trình bày một dự thảo thỏa thuận hòa bình, trong đó đề xuất rằng hai chính quyền riêng biệt ở miền Nam Việt Nam sẽ đàm phán để tổ chức tổng tuyển cử. Đề xuất này về cơ bản đã chấp nhận các điều khoản trước đó của Mỹ, và nhờ vậy cũng loại bỏ yêu cầu trước đây của phe cộng sản về một giải pháp chính trị đi kèm với một giải pháp quân sự. Continue reading “08/10/1972: Đột phá trong đàm phán Hiệp định Paris”

Vận động hành lang (Lobbying)

lobby

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Nguồn gốc của thuật ngữ “vận động hành lang” hay “lobbying” vốn bắt nguồn từ chữ “lobby” nghĩa là khu vực sảnh hay hành lang chính của một tòa nhà. Có hai ý kiến về sự ra đời của thuật ngữ vận động hành lang trên thế giới, đó là vào những năm 1870, tổng thống thứ 18 của Mỹ Ulysses S. Grant đã sử dụng thuật ngữ này để gọi những nhà hoạt động chính trị thường chờ đợi ông ở khu vực sảnh của khách sạn Willard ở Washington D.C. nhằm tìm cách tiếp cận và trao đổi các vấn đề với tổng thống. Cũng có ý kiến khác cho rằng thuật ngữ “vận động hành lang” bắt nguồn từ những năm 1840 tại quốc hội Anh, khi công dân Anh có quyền đến hành lang quốc hội để bày tỏ những nguyện vọng của mình. Continue reading “Vận động hành lang (Lobbying)”

07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại

07-10-1960-kennedy-and-nixon-debate-cold-war-foreign-policy

Nguồn: Kennedy and Nixon debate Cold War foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở lần thứ hai trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Richard Nixon đã chuyển sự chú ý sang vấn đề chính sách đối ngoại. Có ba sự kiện trong Chiến tranh Lạnh đã gây ra cuộc đối đầu sôi nổi giữa Kennedy và Nixon. Sự kiện thứ nhất liên quan đến Cuba, đất nước mà Fidel Castro mới giành quyền kiểm soát. Nixon cho rằng hòn đảo này không phải là một “thất bại” của Mỹ, và các hành động tiếp theo của chính quyền Eisenhower là nhằm giúp nhân dân Cuba “thực hiện nguyện vọng tiến bộ thông qua sự tự do.” Kennedy đáp trả rõ ràng rằng Castro là một người cộng sản, và rằng chính quyền Đảng Cộng hòa đã thất bại trong việc sử dụng nguồn lực của Mỹ để ngăn chặn ông ta nắm quyền. Kennedy kết luận, “Người dân Cuba hôm nay đang bị mất tự do”. Continue reading “07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại”

Người Nubia là ai?

71-who-are-the-nubians

Nguồn:Who are the Nubians?”, The Economist, 18/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với những người quan sát bên ngoài, một sắc lệnh do Tổng thống Abdel-Fattah al-Sisi ban hành vào hồi tháng 11/2014 có vẻ bình thường. Với việc đặt bút ký vào sắc lệnh, Tổng thống Ai Cập đã chuyển một dải đất hầu như chưa có người ở tại miền nam Ai Cập trở thành một khu vực quân sự hạn chế tiếp cận. Vào hồi tháng 1 năm nay, quốc hội Ai Cập đã phê chuẩn sắc lệnh của ông Sisi. Tiếp theo đó là những phản ứng dữ dội. Khu vực được dành riêng cho quân đội này là một phần đất của người Nubia. Hiến pháp năm 2014 hứa hẹn rằng người Nubia, những người đã bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình nhiều thập niên trước đây, có thể trở lại đó. “Đừng quên Nubia!” một thành viên của Quốc hội đã hét lên như vậy khi ông Sisi trình bày trước hạ viện hồi tháng 2. Nhưng chính phủ Ai Cập từ lâu đã nỗ lực xóa bỏ sự khác biệt về chủng tộc nhằm mục tiêu tạo ra một Ai Cập đồng nhất. Vậy, người Nubia là ai? Continue reading “Người Nubia là ai?”

Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc

china-soe-1

Nguồn: Yao Yang, “SOS for China’s SOEs”, Project Syndicate, 22/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang

Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay đã là đề tài cho vô số cuộc tranh cãi, thảo luận cũng như biết bao bài báo và phân tích. Trong khi các giải pháp được đề xuất có sự khác biệt đáng kể, thì dường như có một sự đồng thuận rộng rãi rằng sự chững lại này là căn bệnh mang tính cấu trúc. Thế nhưng, trong khi những vấn đề về cấu trúc – như lợi suất trên vốn suy giảm hay sự gia tăng về bảo hộ kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu – đúng là những yếu tố đang ngáng đường tăng trưởng, thì một yếu tố khác cho đến nay gần như đã bị bỏ quên: Đó là chu kỳ kinh tế.

Trong nhiều thập niên, nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức hai con số và dường như miễn nhiễm trước tác động của chu kỳ kinh tế. Thực tế không phải vậy: thời kỳ chững lại kéo dài 6 năm mà Trung Quốc trải qua sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 chính xác là triệu chứng của một chu kỳ như vậy. Continue reading “Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc”

06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát

06-10-1981-the-president-of-egypt-is-assassinated

Nguồn: The president of Egypt is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã ám sát Anwar Sadat, Tổng thống Ai Cập, khi ông đang tham dự lễ duyệt binh vào ngày kỷ niệm Chiến tranh Yom Kippur. Dẫn đầu bởi Khaled el Islambouli, một trung úy trong quân đội Ai Cập có liên hệ với nhóm khủng bố Takfir Wal-Hajira, những kẻ khủng bố, tất cả đều mặc đồng phục quân đội, đã dừng lại ở trước khán đài, rồi bắn và ném lựu đạn vào đám đông quan chức chính phủ Ai Cập. Sadat đã bị bắn bốn phát và qua đời hai giờ sau đó. Mười người khác cũng thiệt mạng trong vụ tấn công. Continue reading “06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ khó tử hình binh sĩ đảo chính?

turkcoup

Tác giả: Nguyễn Thành Lĩnh

Từ một vụ án tại Việt Nam

Năm 2011, một vụ án đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam, được rùng mình nhớ đến như là vụ án dã man nhất do người chưa thành niên gây ra: Vụ án Lê Văn Luyện.  Với tính chất dã man của vụ án, rõ ràng án tử hình là điều mà dư luận mong muốn. Nhưng cuối cùng, Luyện chỉ nhận án 18 năm tù, mặc cho bản thân phạm tới 3 tội: Giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Dù là vụ án xảy ra khi mạng xã hội bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ở Việt Nam, nhưng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng, bất chấp dư luận xã hội yêu cầu sự trừng trị hà khắc hơn cho Luyện, mức án 18 năm tù vẫn được giữ nguyên. Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ khó tử hình binh sĩ đảo chính?”

Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên

north-korea-attack-00002814-story-top

Nguồn: Richard N. Haass, “The Coming Confrontation with North Korea,” Project Syndicate, 20/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tưởng tượng chúng ta đang ở năm 2020. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đề nghị một cuộc họp khẩn với Tổng thống Mỹ. Lý do: Triều Tiên đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng tới lục địa Hoa Kỳ. Tin tức này nhanh chóng lộ ra công chúng. Các cuộc họp cấp cao nhằm đưa ra phản ứng được tổ chức không chỉ ở Washington, mà còn ở Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, và cả Moskva.

Kịch bản này hiện nay có vẻ phi thực tế, nhưng nó mang tính khoa học chính trị nhiều hơn tính khoa học viễn tưởng. Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ năm (và có vẻ thành công) một thiết bị nổ hạt nhân, chỉ vài ngày sau cuộc thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo. Continue reading “Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên”

05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad

05-10-1942-stalingrad-must-not-be-taken-by-the-enemy

Nguồn: Stalingrad must not be taken by the enemy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô, đã gửi điện tín tới mặt trận chống Đức của Liên Xô tại Stalingrad, nhằm động viên lực lượng của ông giành chiến thắng. “Những phần thuộc về Stalingrad đã bị chiếm đóng nay phải được giải phóng.”

Stalingrad là chìa khóa để chiếm được Liên Xô, và chiếm được thành phố này cũng quan trọng không kém việc chiếm được chính thủ đô Moskva. Stalingrad nằm giữa nước Nga cũ và mới, là trung tâm đường sắt và đường thủy, cũng như công nghiệp và thương mại của nước Nga cũ. Bảo toàn Stalingrad là bảo vệ nền văn minh Nga trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad”

Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?

70-why-germans-are-protesting-against-free-trade

Nguồn:Why Germans are protesting against free trade“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có rất ít quốc gia giành được lợi thế từ thương mại quốc tế như Đức. Tuần trước, Viện Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức đã đạt mức cao kỷ lục 310 tỉ USD trong năm nay. Một ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh và đồng euro bị làm yếu đi bởi tình hình khó khăn của các nước láng giềng phía nam khiến cho vị thế kinh tế của Đức trở nên vững chãi. Thế nhưng, vào ngày 17/9, có khoảng 100.000 đến 250.000 người Đức đã xuống đường tại các thành phố trên toàn nước Đức để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Họ cũng sẽ phản đối CETA, một hiệp định tương tự giữa EU và Canada. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 5/2016, 59% người Đức phản đối TTIP, so với mức trung bình của EU là 34%. Con số này chỉ nằm sau tỷ lệ phản đối của nước Áo. Tại sao một quốc gia của các nhà xuất khẩu lại thận trọng với tự do hóa thương mại như vậy? Continue reading “Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?”

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu

mgid-uma-image-vh1

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp.

Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình. Continue reading “Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu”