12/11/1969: Thông tin về Thảm sát Mỹ Lai được công bố

12

Nguồn: Seymour Hersh breaks My Lai story, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Seymour Hersh, một nhà báo điều tra độc lập, trong một bản tin của Dispatch News Service mà sau đó được hơn 30 tờ báo đưa lên trang nhất, đã tiết lộ phạm vi cáo trạng của Quân đội Mỹ chống lại Trung úy William L. Calley, người bị bắt sau cuộc thảm sát ở Mỹ Lai. Hersh viết: “Phía quân đội cho rằng anh ta [Calley] đã cố tình giết chết ít nhất 109 thường dân Việt Nam trong một nhiệm vụ tìm-và-diệt diễn ra hồi tháng 3/1968, tại một căn cứ Việt Cộng có tên gọi Pinkville [tên lính Mỹ dùng để gọi Mỹ Lai]”. Continue reading “12/11/1969: Thông tin về Thảm sát Mỹ Lai được công bố”

Donald Trump: Một bi kịch Mỹ

trumpvic

Nguồn: David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Chiến thắng chấn động của Trump, việc ông leo lên ghế tổng thống, là một sự kiện đáng thất vọng trong lịch sử nước Mỹ và nền dân chủ tự do. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta sẽ chia tay vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên – một con người của liêm chính, phẩm giá và tinh thần hào sảng – và chứng kiến lễ nhậm chức của một con người giả dối đã không làm gì nhiều để cự tuyệt sự ủng hộ của các lực lượng bài ngoại và thượng tôn da trắng. Không thể nào phản ứng lại thời khắc này với bất cứ điều gì khác ngoài sự ghê tởm và lo lắng sâu sắc. Continue reading “Donald Trump: Một bi kịch Mỹ”

11/11/1973: Liên Xô tẩy chay Chile tại vòng loại World Cup

11

Nguồn: Soviet Union refuses to play Chile in World Cup Soccer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Liên Xô tuyên bố rằng đội tuyển bóng đá quốc gia của nước này sẽ không tham gia thi đấu vòng loại World Cup với đội tuyển Chile vào ngày 21, nếu trận đấu được tổ chức tại Thủ đô Santiago. Nguyên nhân là vì phía Liên Xô phản đối cuộc đảo chính mới xảy ra tại Chile nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Salvador Allende. Trước đó, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế đã đặt ra thời hạn cho Liên Xô đến ngày 11 để quyết định họ có tham gia thi đấu hay không. Và với hành động từ chối này, Liên Xô đã bị truất quyền thi đấu tại World Cup 1974. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, một đội tuyển đã quyết định tẩy chay giải vì lý do chính trị. Continue reading “11/11/1973: Liên Xô tẩy chay Chile tại vòng loại World Cup”

Phong trào Năm Sao của Italia là gì?

81-italys-five-star-movement

Nguồn:Italy’s Five Star Movement“, The Economist, 24/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong gần bảy năm, Phong trào Năm Sao (Movimento 5 Stelle – M5S) của phe chủ nghĩa dân túy đã trở thành nhóm đối lập lớn nhất của Italia. Khi nước này đang tiến gần tới một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 4/12 vốn có thể dẫn đến sự sụp đổ của liên minh tả-hữu của Matteo Renzi (đương kim Thủ tướng Italia) và một đợt bất ổn chính trị mới, M5S chỉ xếp sau Đảng Dân chủ (PD) của ông Renzi một vài điểm phần trăm mà thôi.

Tại cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2013, M5S đã giành được một phần tư số phiếu bầu. Kể từ đó, đảng Forza Italia của Silvio Berlusconi – một thời là đối thủ chính của đảng PD – đã phải đứng trước nguy cơ tan rã. Một đảng cánh hữu quan trọng khác của Italia, đảng Liên đoàn phương Bắc, đã không thể gánh vác vị trí của mình; sự hấp dẫn của nó đã bị hạn chế bởi tính khu vực cũng như các quan điểm cực đoan. Trong bối cảnh này, một chính phủ M5S không còn là điều không tưởng. Vào hồi tháng Sáu, các ứng cử viên của đảng này cho ghế thị trưởng đã giành chiến thắng ở Rome và, đáng ngạc nhiên hơn (và một cách đau buồn cho đảng PD), là tại Turin, một thành trì của cánh tả. Vậy chính xác thì M5S là gì, và nó đấu tranh cho điều gì? Continue reading “Phong trào Năm Sao của Italia là gì?”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

10/11/1982: Leonid Brezhnev qua đời

10

Nguồn: Leonid Brezhnev dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, sau 18 năm làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Leonid Brezhnev đã qua đời. Cái chết của ông báo hiệu sự kết thúc của một giai đoạn ổn định nhưng trì trệ trong lịch sử Liên Xô.

Brezhnev lên nắm quyền vào năm 1964, khi cùng với Alexei Kosygin, ông đã thành công trong việc lật đổ Nikita Khrushchev. Trong 18 năm tiếp theo đó, ông tạo ra một mức độ ổn định chính trị nhất định cho Liên Xô, kể từ thời Stalin. Tuy nhiên, thời gian cầm quyền của ông cũng được đánh dấu bởi sự đàn áp mạnh mẽ các đối thủ chính trị và những người bất đồng chính kiến, bởi khoản đầu tư khổng lồ cho quân sự khiến nền kinh tế Liên Xô phá sản, và bởi một chính sách ngoại giao cực kỳ khó hiểu. Continue reading “10/11/1982: Leonid Brezhnev qua đời”

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

donald_trump_25218642186

Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.

Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó. Continue reading “Những thách thức đối ngoại của Donald Trump”

Lý giải chiến thắng của Donald Trump

trump-gettyimages

Nguồn: Janine R. Wedel, “Donald Trump and a World of Distrust”, Project Syndicate, 07/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc khủng hoảng lòng tin của công chúng với các thể chế dân chủ – trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, toà án và truyền thông – là nhân tố trung tâm dẫn đến sự thắng thế của Donald Trump và các nhân vật giống như ông trên toàn thế giới. Và chừng nào cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn thì các vị lãnh đạo như Trump vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri, bất chấp các kết quả bầu cử chung cuộc.

Cuộc hủng hoảng lòng tin này không mới. Một nghiên cứu năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hợp Quốc đặt hàng, đã cho thấy một mô hình mang tính “rộng khắp”: Trong 4 thập niên gần đây, gần như mọi nền dân chủ được coi là công nghiệp hóa và phát triển đều gặp phải sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả các đất nước từ lâu đã nổi tiếng về lòng tin công chúng như Thụy Điển và Na Uy, chỉ số lòng tin của người dân với chính phủ cũng suy giảm. Continue reading “Lý giải chiến thắng của Donald Trump”

Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái

cua-kinh-vo

Nguồn: Nazis launch Kristallnacht, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, trong một sự kiện báo hiệu trước Thảm sát Holocaust, quân Đức Quốc xã đã khởi động một chiến dịch khủng bố các cơ sở kinh doanh của người Do Thái tại Đức và Áo. Đợt tấn công, kéo dài tới ngày 10/11, sau này được biết đến với tên gọi Kristallnacht (Đêm của những cửa kính vỡ).

Hàng loạt cửa sổ của những cửa hàng của người Do Thái đã bị đập vỡ, khoảng 100 người Do Thái bị thiệt mạng, 7.500 cơ sở kinh doanh của người Do Thái bị hư hại và hàng trăm hội đường, nhà cửa, trường học, nghĩa trang bị phá hoại. Ước tính có khoảng 30.000 người Do Thái đã bị bắt giữ, nhiều người trong số này sau đó được gửi đến các trại tập trung trong vài tháng và chỉ được thả ra khi họ hứa sẽ rời khỏi nước Đức. Kristallnacht là dấu hiệu của sự leo thang các chiến dịch do Adolf Hitler khởi xướng vào năm 1933, khi ông ta lên làm Thủ tướng và tuyên bố sẽ “thanh tẩy” dân Do Thái khỏi nước Đức. Continue reading “09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái”

Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016

us-ele-2016

Nguồn: Richard N. Haass, “America After the Election,” Project Syndicate, 25/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Hoa Kỳ nổi bật vì sự thiếu nhã nhặn và những khác biệt quá lớn giữa các ứng cử viên: doanh nhân chống lại nền chính trị dòng chính Donald Trump ở phía Đảng Cộng hòa và chính trị gia bóng bảy Hillary Clinton đại diện cho Đảng Dân chủ. Cuộc cạnh tranh đã phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ và làm tổn hại danh tiếng toàn cầu của đất nước này. Không có gì ngạc nhiên khi một trong số ít điều mà người Mỹ dường như đều đồng thuận là việc chiến dịch này đã kéo dài quá lâu. Nhưng nó sẽ sớm kết thúc. Câu hỏi là: điều gì sẽ xảy đến tiếp theo? Continue reading “Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016”

Apple, EU và vấn đề chủ quyền của Ireland

ireland-apple

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Apple, Brussels, and Ireland’s Bruised Sovereignty”, Project Syndicate, 28/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù họ rõ ràng là luôn hướng về châu Âu (Europeanism), người Ireland vẫn luôn bị EU đối xử tồi tệ.

Năm 2008, khi cử tri Ireland bỏ phiếu bác bỏ Hiệp ước Lisbon, EU đã buộc họ phải bỏ phiếu một lần nữa, cho đến khi đạt được kết quả “mong đợi”. Một năm sau đó, khi các ngân hàng tư nhân Ireland khủng hoảng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chủ nợ Đức, Jean-Claude Trichet, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đương nhiệm, đã ngay lập tức “thông báo” cho chính phủ Ireland rằng ECB sẽ đóng cửa hệ thống ATM trên toàn Ireland trừ phi người nộp thuế Ireland chịu trả nợ cho người Đức. Continue reading “Apple, EU và vấn đề chủ quyền của Ireland”

08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống

08

Nguồn: John F. Kennedy elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, John F. Kennedy trở thành người trẻ nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ với chiến thắng sít sao trước Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa, Richard Nixon. Ông cũng là người Công giáo đầu tiên trở thành Tổng thống.

Chiến dịch tranh cử đã diễn ra rất khó khăn. Lần đầu tiên các ứng viên tổng thống tham gia tranh luận trên truyền hình. Nhiều nhà quan sát tin rằng sự điềm đạm và nét quyến rũ của Kennedy trong bốn cuộc tranh luận đã làm nên khác biệt trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Tuy nhiên, các vấn đề tranh luận cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử, và chính sách đối ngoại là một bất đồng lớn giữa Kennedy và Nixon. Nixon tìm mọi cách mô tả Kennedy là còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để xử lý vấn đề ngoại giao Chiến tranh Lạnh của Mỹ. (Nixon thực ra cũng chỉ lớn hơn Kennedy vài tuổi.) Continue reading “08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống”

Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới

clinton-trump-n2

Nguồn: Chris Patten, “Two Lesson for the Next US President”, Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.  Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới. Continue reading “Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới”

Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

yellen

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Is the Fed Playing Politics?,” Project Syndicate, 03/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc tranh luận gần đây với đối thủ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen có động cơ chính trị. Cụ thể, ông Trump tố Fed đang lạm dụng kích thích tiền tệ để mê hoặc cử tri và khiến họ tin rằng việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang diễn ra.

Đây không hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ, nhưng bản thân tôi lại không nhận thấy điều đó. Nếu Yellen quyết tâm đến vậy trong việc duy trì lãi suất siêu thấp thì tại sao trong những tháng gần đây bà lại liên tục tuyên bố theo hướng tăng các mức lãi suất dài hạn hơn bằng cách khẳng định Fed rất có thể sẽ nâng lãi suất nhanh hơn những kỳ vọng hiện tại của thị trường? Continue reading “Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?”

07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ

07

Nguồn: Soviet master spy is hanged by the Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Richard Sorge đã bị người Nhật treo cổ. Ông là một gián điệp, một con lai mang hai dòng máu Liên Xô – Đức, người đã sử dụng thân phận một nhà báo Đức để làm gián điệp cho Liên Xô tại Đức và Nhật Bản.

Hồi Thế chiến I, Sorge đã chiến đấu trong quân đội Đức, và sau đó giành được học vị Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Hamburg. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1919 và đến Liên Xô năm 1924. Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà tình báo Liên Xô giao cho Sorge là những năm cuối thập niên 1920, khi ông được gửi đến Trung Quốc để tổ chức một đường dây gián điệp. Continue reading “07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ”

Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ

us-election

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Race to the Ballot’s Bottom”, Project Syndicate, 01/11/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Hillary Clinton đã bị chia rẽ giữa hai mục tiêu là cố gắng bảo đảm chiến thắng lớn nhất có thể cho cá nhân bà Clinton và việc trực tiếp giúp đỡ các đảng viên Dân chủ khác đang ứng cử vào các vị trí thống đốc bang và các cơ quan lập pháp cấp thấp hơn. Câu hỏi là liệu bà Clinton có thể giúp các ứng viên cấp thấp nhiều hơn bằng cách giành chiến thắng một cách thuyết phục – và tạo đà cho họ – hay bằng cách dành thời gian và tiền  bạc để giúp đỡ từng người một.

Phe Clinton đã quyết định theo đuổi cả hai chiến lược. Trong thời gian chỉ một tuần trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống đang chạy ngang chạy dọc khắp đất nước: trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vật lộn nhằm gom đủ 270 lá phiếu của Đại cử tri đoàn để giành thắng lợi thì bà Clinton lại nỗ lực bảo đảm một chiến thắng càng lớn càng tốt – đó là giành đa số phiếu từ cả cử tri phổ thông lẫn Đại cử tri đoàn. Continue reading “Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam

06

Nguồn: General Minh takes over leadership of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, với kết quả là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Tướng Dương Văn Minh trở thành nhà lãnh đạo của miền Nam Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng (nhóm các tướng lĩnh bất đồng chính kiến, những người đã tiến hành cuộc đảo chính). Continue reading “06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam”

Tại sao người Nhật mê đọc sách?

japan-books

Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh

Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác. – Kaibara Ekken (1630-1714)

Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn. – Okakura Tenshin (1862-1913)

Tóm tắt

Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Continue reading “Tại sao người Nhật mê đọc sách?”