21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

Thời của khủng hoảng toàn cầu

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Continue reading “Thời của khủng hoảng toàn cầu”

Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ

external

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin hai nhà báo Alison Parker (nữ, 24 tuổi) và Adam Ward (27 tuổi), bị một kẻ nổ súng giết hại ngay tại một cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trong chương trình chào buổi sáng của đài WDBJ ngày 28/8/2015 vừa qua. Hung thủ Vester Flanagan, cũng là một nhà báo, từng làm việc chung với các nạn nhân. Theo tin sơ bộ, Flanagan sát hại Parker và Ward là do thù hằn cá nhân. Sau khi giết hai nạn nhân, Flanagan đã tự bắn súng vào mình.

Năm 2012 người Mỹ từng hãi hùng khi nghe tin vụ thảm sát xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado vào nửa đêm hôm 20/7 làm 12 người chết và 59 người bị thương. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim. Continue reading “Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ”

20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

Magellan

Nguồn:Magellan sets out,” History.com (truy cập ngày 19/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia. Continue reading “20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”

Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu

05062012_economy_snail_article

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “A Tale of Two Theories”, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại gây thất vọng. Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sản xuất toàn cầu sẽ tăng 4% vào năm 2015. Bây giờ thì Quỹ dự đoán mức tăng 3,3% cho năm nay – gần giống mức tăng trưởng của năm 2013 và 2014, và thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000-2007 đến hơn một phần trăm.

Trong khu vực Eurozone, tăng trưởng trong quý gần đây nhất không ấn tượng. Nhật quay về vùng âm. Brazil và Nga đang suy thoái. Thương mại toàn cầu đã chậm lại. Và việc kinh tế Trung Quốc chậm lại kèm theo những biến động thị trường mùa hè này đã tạo thêm những bất ổn.

Sự thật thì vẫn có những điểm sáng: Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh đang vượt quá mong đợi. Nước Mỹ đang phục hồi vững chắc. Châu Phi thì khá khả quan. Nhưng nhìn chung rất khó để phủ nhận rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu sức bật. Continue reading “Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”

Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18

Hai-Van-Pass

Nguồn:  Li Tana, “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the 17th and 18th Century”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 29, No. 1 (Mar., 1998), pp. 111-121.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. Quyển sách của bà, “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Bài dưới đây viết về vương quốc của họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay người Phương Tây gọi là Cochinchina. Chỉ trong vòng 200 năm, nó đã kiểm soát phần diện tích bằng ba phần năm lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay. Những trải nghiệm của việc mở rộng biên giới về phía nam này có vẻ như đặt vấn đề về hình ảnh của một Việt Nam rất khác so với vùng lãnh thổ phía bắc khi đó, mở ra cánh cửa đến một thế giới khác, thế giới mà trong đó sự đa dạng được chấp nhận và tận dụng cho sự phát triển của chính Việt Nam. Continue reading “Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18”

Hợp tác (Cooperation)

Cooperation

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane, sự hợp tác diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác. Sự hợp tác không đồng nghĩa với sự hài hòa. Sự hài hòa đòi hỏi sự đồng nhất hoàn toàn của các lợi ích. Sự hợp tác diễn ra trong bối cảnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau.

Mong muốn của mỗi chủ thể dựa trên những nhận định của họ về lợi ích. Việc lợi ích tương đồng nhiều hay ít tác động đến việc các chủ thể có hợp tác với nhau hay không. Khi lợi ích tương đồng các quốc gia dễ dàng hợp tác cùng nhau hơn, và khó hợp tác hơn khi lợi ích cách biệt nhau. Continue reading “Hợp tác (Cooperation)”

18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ

Capitol-1

Nguồn:Capitol cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 17/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1793, George Washington đã đặt viên đá đầu tiên cho Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ), trụ sở nhánh lập pháp của chính phủ Mỹ. Tòa nhà mất gần một thế kỷ để hoàn thành do nhiều kiến trúc sư đến rồi đi và bị phóng hỏa trong cuộc tấn công của quân Anh. Tòa nhà được trưng dụng trong thời gian diễn ra Nội chiến. Ngày nay, Điện Capitol, với mái vòm bằng gang nổi tiếng và bộ sưu tập nhiều tác phẩm nghệ thuật Mỹ quan trọng, là một phần của khu liên hợp Capitol, bao gồm sáu tòa nhà văn phòng Quốc hội và ba tòa nhà Thư viện Quốc hội, tất cả đều được xây dựng trong thế kỷ 19 và 20.

Trước năm 1791, là một quốc gia non trẻ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa có thủ đô cố định, và Quốc hội nhóm họp tại tám thành phố khác nhau, trong đó có Baltimore, New York, và Philadelphia. Năm 1790, Quốc hội thông qua Đạo luật Cư trú, cho phép Tổng thống Washington có quyền lựa chọn một trụ sở cố định cho chính phủ liên bang. Một năm sau đó, ông đã chọn một vùng đất do tiểu bang Maryland nhượng lại để xây dựng Đặc khu Columbia, tức Washington, D.C. như ngày hôm nay. Continue reading “18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ”

Nước Mỹ có phải là một đế quốc?

Waiting

Nguồn: Tyrone Groh & James Lockhart, “Is America an Empire?“, War on the Rocks, 17/08/2015.

Biên dịch: Lưu Ánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thuật ngữ “đế quốc” đã được sử dụng tràn lan kể từ khi nó trở thành một từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối thế kỉ 19. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất phù hợp trong việc tìm hiểu và tranh luận về lịch sử nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Một sử gia và một nhà hoạch định chính sách bước vào trong một quán bar. Trên màn hình vô tuyến, nhà báo đang tường thuật lại cuộc đảo chính ở một hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. Sử gia nhìn nhà hoạch định chính sách và nói: “Lại một ví dụ khác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Tại một màn hình khác, biên tập viên thảo luận về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Hà Lan liên quan tới các khu kinh tế ở Bắc Băng Dương, và sự lo ngại của Mỹ về vấn đề này. Một lần nữa, sử gia nhìn nhà hoạch định và nói: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện khắp mọi nơi”. Màn hình thứ ba chiếu một bộ phim tài liệu về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (quán bar này rõ ràng chẳng phải là một quán bar thể thao). Sử gia hất tay lên một cách giận dữ: “Chủ nghĩa đế quốc!”. Cuối cùng thì nhà hoạch định chính sách quay sang và nói với sử gia rằng: “Ông lúc nào cũng sử dụng cái từ đó. Nhưng tôi không nghĩ nó mang cái nghĩa mà ông đang nghĩ tới”. Continue reading “Nước Mỹ có phải là một đế quốc?”

10 điều thú vị về Hiến pháp Hoa Kỳ và Hội nghị Lập Hiến 1787

constitutionwithflag

Nguồn: Michael Grybosky, “10 Interesting Facts About the Constitution and the 1787 Convention“, Christian Post, 17/09/2013.

Biên dịch:  Hoàng Thảo Anh

Ngày 17 tháng 9 năm 1787 đánh dấu thời điểm mà 38 trong 41 đại biểu có mặt từ 13 tiểu bang (trên tổng số 55 đại biểu chính thức) tại Hội nghị Lập Hiến Philadelphia ký vào bản dự thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, chính thức hoàn thiện một trong những văn kiện quan trọng và truyền cảm hứng nhất trong lịch sử cận đại của nhân loại. Vào năm 2004, nhằm nhắc nhở công dân Hoa Kỳ về văn kiện lịch sử định hình nhà nước Hoa Kỳ ngày nay, một sửa đổi được đính kèm theo dự thảo chi tiêu thường niên (omnibus spending bill) ghi nhận 17 tháng 9 hằng năm trở thành Ngày Lập Hiến.

Sau đây là 10 sự thật thú vị về quá trình xây dựng và ký kết văn kiện này. Continue reading “10 điều thú vị về Hiến pháp Hoa Kỳ và Hội nghị Lập Hiến 1787”

Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga

RUSSIA-POLITICS/

Nguồn: Victor Davidoff, “A New Iron Curtain Is Descending Over Russia”, The Moscow Times, 09/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 28 tháng Bảy, văn phòng công tố trưởng Nga tuyên bố tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) của Mỹ là “tổ chức không được mong muốn”. Kể từ ngày đó, ngân quỹ của NED tại các ngân hàng Nga sẽ bị đóng băng, các tổ chức phi chính phủ của Nga bị cấm nhận tài trợ của NED và việc tham gia các dự án do NED tài trợ bị coi là phạm tội hình sự có thể bị phạt đến sáu năm tù giam.

Thoạt nhìn, lệnh cấm này giống như các lệnh khác trong danh sách cấm mọi thứ dài dằng dặc từ chương trình opera cùa Hà Lan đến hoa tutips. Nhưng lệnh cấm này mang tính biểu tượng mạnh mẽ thể hiện con đường đi lên rồi đi xuống mà nước này đã trải qua 30 năm qua.

Vào thời kỳ ngay trước cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev, nước Nga bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bức màn sắt khiến thông tin, công nghệ, thuốc men hoặc hàng hóa không thể lọt qua. Continue reading “Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga”

17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?

t1larg.swim.afp.gi

Nguồn: Elizabeth J.Remick & Charis Loh, “Don’t blame China’s skewed sex ratio on the one child policy”, East Asia Forum, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thập niên vừa qua, tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động: việc hàng triệu đàn ông Trung Quốc buộc phải sống độc thân do thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn đã gây ra rất nhiều hệ lụy xã hội. Quan niệm truyền thống là việc tỉ lệ giới tính chênh lệch này – một tỉ lệ giới tính khi sinh cao hơn rất nhiều so với mức tự nhiên là 105 nam trên 100 nữ – được gây ra duy nhất bởi chính sách một con của Trung Quốc. Do văn hóa truyền thống khiến các bậc cha mẹ ưa thích có con trai, nên nếu như chỉ có thể có một đứa con, đứa bé đó tốt nhất nên là con trai. Việc tỷ lệ giới tính bắt đầu chênh lệch từ khoảng năm 1985, chừng 5 năm sau khi chính sách kế hoạch hóa gia đình mới được thực thi, dường như đủ là minh chứng cho điều đó. Một kết luận logic được đặt ra là việc xóa bỏ chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Continue reading “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?”

Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman

Suleiman-I-011

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dưới sự lãnh đạo về chính trị và quân sự của Suleiman, Đế chế Ottoman đã trở thành một trong những đế chế rộng lớn nhất và kéo dài nhất lịch sử thế giới. Những chiến dịch quân sự của Suleiman đã mở rộng sự hiện diện của người Ottoman khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Ông gắn liền với sự trỗi dậy và sức mạnh của đế chế Ottoman, và là một trong những vị lãnh đạo vĩ đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với những cải cách thành công trong nông nghiệp và chính trị. Sự lãnh đạo của Suleiman là nhân tố tạo nên thời đại Hoàng kim của đạo Hồi – mà những yếu tố toán học, khoa học và nghệ thuật từ chính thời đại này đã đóng góp cho sự nổi lên của nền văn minh phương Tây. Continue reading “Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ

Trump-Sanders

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Cuộc bầu cử lãnh tụ Công Đảng tại Anh vừa qua và cuộc chạy đua tranh vé đề cử của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới hiện đang thực sự làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng chính trị hai nước này. Việc phân tích kỹ các nhân vật này cùng cương lĩnh tranh cử của họ cho thấy có nhiều điểm khá thú vị.

Trước hết, nói về câu chuyện tuổi tác: Đây là các nhân vật khá “cứng” tuổi. Nghị sĩ Jeremy Corbyn, Lãnh đạo mới được bầu của Công Đảng Anh hiện 66 tuổi (sinh năm 1949). Còn tại Mỹ ứng cử viên hiện đang dẫn đầu cuộc đua tranh vé Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa là “cụ ông” Donald Trump cũng 66 tuổi (sinh 1949) bằng tuổi với lãnh tụ Công Đảng Anh. Còn 2 ứng cử viên đang dẫn đầu cuộc đua trong Đảng Dân chủ là “cụ bà” Hillary Clinton hiện đã 68 tuổi (sinh năm 1947) và “cụ ông” Thượng nghị sỹ Bernie Sanders hiện 74 tuổi (sinh năm 1941). Continue reading “Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”