Thế giới hôm nay: 14/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nỗ lực giữ lại thế đa số ở quốc hội sau vòng đầu của cuộc bầu cử lập pháp ngày 12 tháng 6 vừa qua. Liên minh trung dung của ông, Ensemble, đạt gần ngang số phếu với liên minh cánh tả cực đoan của Jean-Luc Mélenchon, NUPES. Vòng hai sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 6.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Tổ chức phi chính phủ này cho biết họ có bằng chứng cho thấy quân Nga đã giết hàng trăm thường dân ở Kharkiv khi pháo kích bừa bãi và sử dụng đạn chùm, một loại vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế. Trong khi đó trên thực địa, Nga đã phá hủy cây cầu cuối cùng còn lại nối Severodonetsk với một thành phố khác ở miền đông Ukraine, khiến không còn có thể sơ tán dân thường, một quan chức Ukraine cho biết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/06/2022”

Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?

Nguồn: Charles Edel, “A Fault Line in the Pacific“, Foreign Affairs, 03/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mối nguy từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên các đảo quốc Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng mà hầu hết người Mỹ chú ý đến Quần đảo Solomon là vào giữa Thế chiến II, khi Mỹ và Nhật Bản có một trận hải chiến kéo dài trên vùng biển và vùng trời xung quanh Guadalcanal. Trận chiến cam go đó đã có tác động mang tính chiến lược rất lớn – chặn đứng bước tiến của Nhật vào Nam Thái Bình Dương, đảm bảo rằng các quốc gia đồng minh như Australia và New Zealand không bị các thế lực thù địch bao vây hoặc cắt đứt nguồn tiếp tế, đảo ngược thế trận ở Thái Bình Dương, cũng như cung cấp căn cứ để phát động cuộc phản công chống lại kẻ thù toàn trị. Nhắc đến hàng trăm hòn đảo nhỏ trải dài trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giải thích với công chúng Mỹ rằng, dù chúng có thể “chỉ là những chấm nhỏ trên hầu hết các bản đồ … nhưng chúng bao phủ một khu vực chiến lược rộng lớn.” Continue reading “Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cô con gái ‘có kỷ luật’

Ngay từ đầu, câu chuyện cá nhân của Putin dường như luôn tràn ngập những điều tưởng tượng. Ông có một cuốn tiểu sử chính thức – được xuất bản vào năm 2001, khi ông lần đầu tiên nắm quyền với tư cách là nhà dân chủ thế hệ tiếp theo – để làm nổi bật hình ảnh người đàn ông gia đình cứng rắn nhưng anh hùng của mình. Trong đó, ông kể câu chuyện về việc đích thân cứu cả nhà, giữa lúc đang khỏa thân, khi một phòng tắm hơi bị hư hỏng đã thiêu rụi căn biệt thự bằng gỗ của họ. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)”

Thế giới hôm nay: 13/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã đạt đồng thuận về một thỏa thuận kiểm soát súng. Đề xuất này sẽ cung cấp nguồn lực cho các bang nhằm ngăn những người bị coi là nguy hiểm không được tiếp cận súng. Nó cũng sẽ tăng tài trợ cho chăm sóc sức khỏe tâm thần và khiến mua súng khó khăn hơn cho người dưới 21 tuổi. Với sự ủng hộ của mười đảng viên Cộng hòa, đề xuất nhiều khả năng sẽ được thông qua tại Thượng viện. Tổng thống Joe Biden cho biết thỏa thuận lẽ ra nên tiến xa hơn, nhưng cũng đủ hàm chứa “các bước quan trọng và đúng hướng.”

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã yêu cầu Mỹ “ngừng bôi nhọ và ngăn chặn Trung Quốc,” đồng thời tuyên bố triển vọng cải thiện quan hệ song phương là tùy thuộc vào thiện chí của Mỹ. Trước đó cũng tại thượng đỉnh Shangri-La ở Singapore, ông Ngụy nói Trung Quốc sẽ “không ngần ngại tiến hành chiến tranh” nếu bất kỳ ai muốn chia tách Đài Loan khỏi đại lục. Đáp lại, người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin cáo buộc Trung Quốc có “cách tiếp cận cưỡng bức và hung hăng hơn đối với yêu sách lãnh thổ của mình.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/06/2022”

12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York

Nguồn: One million people demonstrate in New York City against nuclear weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một đám đông cực lớn và đa dạng đã xuống đường tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân và chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Đến cuối ngày, ước tính số lượng người tham dự đã lên đến hơn một triệu người, khiến đây trở thành cuộc biểu tình giải trừ quân bị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mỹ và Liên Xô đã chạy đua vũ trang kể từ Thế chiến II, và Chiến tranh Lạnh trở nên ‘đặc biệt nóng’ vào đầu thập niên 1980. Nhậm chức vào năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan là người kiên trì ủng hộ Mỹ xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phản đối kịch liệt ý tưởng về các hiệp ước giải trừ quân bị. Continue reading “12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York”

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

Nguồn: Francis Fukuyama: „Putin ist leichtsinnig ein großes Risiko eingegangen. Die Chinesen sind nicht so dumm“, WELT, 10/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới? Continue reading “Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy”

11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama

Nguồn: University of Alabama desegregated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, khi phải đối đầu lực lượng Vệ binh Quốc gia, Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đã chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama ở Tuscaloosa, và cho phép hai sinh viên người Mỹ gốc Phi nhập học.

George Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962, theo một cương lĩnh tranh cử dựa trên phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, ông đã hứa với những người ủng hộ da trắng của mình: “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” Continue reading “11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama”

Thế giới hôm nay: 10/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba người đàn ông, gồm hai công dân Anh và một người Maroc, đã bị các lực lượng thân Nga ở Ukraine tuyên án tử hình. Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một nước cộng hòa tự xưng tại vùng tranh chấp ở phía đông Ukraine, cáo buộc những người này phạm tội làm lính đánh thuê. Được biết hai người Anh đang phục vụ trong quân đội Ukraine khi bị bắt. Chính phủ Anh yêu cầu đối xử với họ theo luật tù binh chiến tranh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết “trận chiến tàn bạo” ở Severodonetsk sẽ quyết định số phận của vùng Donbas, tiền tuyến hiện nay của cuộc chiến. Khoảng 15.000 dân thường được cho là vẫn còn mắc kẹt ở Severodonetsk và thành phố Lysychansk gần đó. Trong khi ấy, thị trưởng Mariupol cho biết cứ mỗi dãy nhà bị san phẳng tại đây người ta lại tìm ra 100 xác chết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2022”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên những người thân cận với nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả các thành viên trong gia đình ông, bí mật về cuộc sống riêng tư của vị tổng thống đang dần bị hé lộ.

Vladimir Putin không thích những kẻ tọc mạch.

Đó là năm 2008, và Tổng thống Nga, khi ấy 56 tuổi, sau 8 năm đứng trên đỉnh cao quyền lực, đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Villa Certosa xa hoa ở xứ Sardinia. Bên cạnh là đồng minh thân cận nhất của ông ở Tây Âu, Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Ý nổi tiếng là đi theo chủ nghĩa khoái lạc, người chia sẻ với ông nhiều sở thích, từ những chuyện đùa thô tục, đến những đồ trang trí lộng lẫy và khối tài sản kếch xù. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)”

09/06/1893: 23 người chết trong vụ sập Nhà hát Ford, nơi Lincoln bị ám sát

Nguồn: 23 die in collapse of Ford’s Theatre, site of Lincoln assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, tại Washington, D.C., nội thất của Nhà hát Ford đã sụp đổ, gây ra cái chết của 23 người. Tòa nhà – nơi Tổng thống Lincoln bị ám sát vào ngày 15/04/1865 – là nơi làm việc của hàng trăm nhân viên văn thư do Bộ phận Hồ sơ và Lương hưu của Bộ Chiến tranh tuyển dụng. Cuộc điều tra sau đó đã xác định nguyên nhân thảm kịch là do một cột dầm đã bị tác động trong quá trình đào tầng hầm cho một nhà máy đèn điện.

Các nhân viên cứu hộ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, điên cuồng tìm kiếm nạn nhân và dọn dẹp các mảnh vỡ. Những người sống sót nhớ lại những tiếng la hét của đồng nghiệp. Một nhân chứng cho biết các cựu binh Nội chiến làm việc trong tòa nhà là những người “hoảng loạn và điên rồ nhất.” Trong lúc hoảng loạn, một số nhân viên đã nhảy từ tầng 2, dùng mái hiên để đỡ họ rơi xuống. Continue reading “09/06/1893: 23 người chết trong vụ sập Nhà hát Ford, nơi Lincoln bị ám sát”

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Will Teaching Aggressors a Lesson Deter Future Wars?,” Foreign Policy, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Continue reading “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

Thế giới hôm nay: 09/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk của Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine hiện chỉ kiểm soát vùng ngoại ô của Severodonetsk, thành phố công nghiệp đang là tiền tuyến trong cuộc chiến tranh với Nga. Ông Serhiy Haidai cho biết thành phố bị pháo kích không ngừng, đồng thời dự đoán Nga sẽ tăng cường bắn phá Lysychansk gần đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel giai đoạn 2005-2021 đã bảo vệ các quyết sách của bà trước Vladimir Putin. Bà Merkel đã bị chỉ trích vì thúc đẩy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nhằm kết nối Đức và Nga; bà cho rằng thương mại với Nga “không thể bị bỏ qua.” Bà giữ nguyên quan điểm phản đối kế hoạch đưa Gruzia và Ukraine vào NATO hồi năm 2008, vì làm vậy chẳng khác gì một “lời tuyên chiến”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2022”

Thế giới hôm nay: 08/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói “thế bế tắc không phải là một lựa chọn” trong cuộc chiến tranh với Nga, và Ukraine phải giành lại “toàn bộ” lãnh thổ của mình. Ông cũng cho biết NATO nên mời Ukraine tham gia, dù trước đó chính ông thừa nhận Ukraine không thể trở thành thành viên của liên minh này. Nga kịch liệt phản đối việc Ukraine trở thành thành viên NATO.

Ngân hàng Thế giới hạ 1,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống 2,9%. Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” của ngân hàng cảnh báo thế giới đang bước vào “thời kỳ tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng” sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga “làm trầm trọng” suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2022”

Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh

Nguồn: Erik Lin-Greenberg và Theo Milonopoulos, “Boots on the Ground, Eyes in the Sky”, Foreign Affairs, 30/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vệ tinh thương mại đã làm đảo lộn xung đột như thế nào?

Vài ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước Nghị viện Châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Cùng ngày hôm đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã lên Twitter để đưa ra một lời cầu xin hướng đến nhóm đối tượng cụ thể hơn – nhưng không kém phần khẩn cấp — là các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị của các công ty vệ tinh thương mại. Cụ thể, Fedorov đã kêu gọi một số công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao “theo thời gian thực” cho các lực lượng vũ trang Ukraine để hỗ trợ họ chống lại cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh”

07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California

Nguồn: Ronald Reagan nominated for governor of California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, cựu diễn viên Ronald Reagan đã nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa cho chức thống đốc California. Ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 cùng năm và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 02/01/1967. Nhiệm kỳ thống đốc “Tiểu bang Vàng” của Reagan đã mang lại cho ông sự tín nhiệm trong vai trò nhà lãnh đạo chính trị, mở đường cho chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.

Reagan sinh ra ở Illinois và từng có thời gian làm công nhân xây dựng, nhân viên cứu hộ, và phát thanh viên trước khi trở thành diễn viên. Vị trí lãnh đạo chính trị đầu tiên của ông là chủ tịch Nghiệp đoàn Diễn viên Điện ảnh (1947-1952). Thật ra, ban đầu ông là thành viên Đảng Dân chủ, nhưng do ngày càng không hài lòng với các chính sách Kinh tế Mới (New Deal) nên đã chuyển sang Đảng Cộng hòa vào năm 1960. Continue reading “07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California”

Thế giới hôm nay: 07/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Với tỉ lệ 211-148, đảng Bảo thủ đã không đạt đủ phiếu cần để miễn nhiệm ông Johnson khỏi vị trí lãnh đạo đảng. Song nó gây nhiều thiệt hại cho ông. Ít nhất 54 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã gửi thư mật để kích hoạt cuộc bỏ phiếu. Một cuộc khảo sát các đảng viên Bảo thủ của trang web ConservativeHome cũng cho thấy đa số ủng hộ việc loại bỏ ông Johnson. Jeremy Hunt, người được coi là ứng cử viên kế nhiệm ông Johnson, đã cho biết sẽ bỏ phiếu chống lại thủ tướng, tương tự là Douglas Ross, lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Scotland.

Trong một chuyến công tác hiếm hoi ra ngoài thủ đô Kyiv, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm hai thành phố gần tiền tuyến ở vùng Donbas. Cụ thể, ông đã đến Lysychansk ngay phía nam của Severodonetsk, nơi quân Ukraine đang giao tranh ác liệt, và Soledar. Người Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công trên toàn bộ khu vực trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2022”

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent,” Nikkei Asia, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Continue reading “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

Thế giới hôm nay: 06/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk cho biết Severodonetsk hiện đã bị chia đôi “ít nhiều” giữa quân đội Ukraine và Nga. Có thông tin cho thấy 70% thành phố chiến lược này đã bị Nga chiếm, nhưng Ukraine đã phản công. Trong khi đó, thủ đô Kyiv ghi nhận vài vụ nổ vào đầu giờ sáng Chủ nhật.

Emmanuel Macron nhấn mạnh Vladimir Putin không nên bị “làm nhục” ở Ukraine, dù ông cũng nói tổng thống Nga đã mắc sai lầm “lịch sử” khi xâm lược nước láng giềng. Tổng thống Pháp, người đã dành hàng trăm giờ nói chuyện với Putin, muốn để ngỏ khả năng ngoại giao nhằm kết thúc chiến tranh. Đáp lại, ngoại trưởng Ukraine nói ông Macron có thể làm bẽ mặt nước Pháp và chỉ có “đưa Nga về đúng vị trí của họ” mới đem lại hòa bình. Sau đó, ông Putin đe dọa sẽ tấn công các mục tiêu tới nay chưa bị nhắm đến nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2022”

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Continue reading “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS

Nguồn: First scientific report on AIDS is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) đã xuất bản một bài nghiên cứu trong Báo cáo Hàng tuần về Bệnh tật và Tử vong (Morbidity and Mortality Weekly Report, MMWR) trong đó mô tả năm trường hợp nhiễm trùng phổi hiếm gặp, PCP, ở những người đồng tính nam vốn trẻ tuổi, khỏe mạnh ở Los Angeles. Dù lúc đó người ta vẫn chưa hiểu rõ, nhưng bài báo này đã mô tả những ảnh hưởng của bệnh AIDS. Ngày nay, báo cáo của MMWR thường được coi là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng AIDS. Continue reading “05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS”