20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II; Phần III

Thời điểm là đêm nay

Stalin nhận thức cao độ về những thực tế này, nhưng sau đó tính khí bất thường của ông đã lấn áp tất cả. “Stalin cảm thấy bồn chồn và tức giận bởi những báo cáo không ngớt (bằng miệng và văn bản) về sự xuống cấp trầm trọng trong mối quan hệ với Đức,” sĩ quan hải quân Nikolai Kuznetsov của Liên Xô hồi tưởng về giai đoạn này. “Ông ấy cảm thấy mối nguy hiểm đang cận kề,” Nikita Khrushchev nhớ lại. Thời điểm đó Khrushchev đang là bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản ở Ukraine và đã ở Moskva trong suốt tháng 6 định mệnh đó. “Đất nước chúng ta có thể xử lý chuyện này không? Quân đội của chúng ta có thể chiến thắng không?” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I

“Một kẻ đáng nể”

Hitler trẻ hơn Stalin 11 tuổi, sinh năm 1889 ở một vùng biên giới giữa hai nước Áo-Hung. Cha ông qua đời khi ông mới 13 tuổi và mẹ ông mất năm ông lên 18. (Bác sĩ người Do Thái, người đã chăm sóc mẹ ông kể lại rằng trong 40 năm hành nghề y của mình, ông chưa bao giờ thấy ai đau khổ về cái chết của mẹ mình như Hitler.) Ở tuổi 20, Hitler phải xếp hàng đi xin bánh mỳ ở Vienna, tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm của ông đã gần cạn kiệt. Ông đã 2 lần bị từ chối vào Học viện Mỹ thuật Vienna (“lý do bài vẽ hình theo mẫu không đáp ứng yêu cầu”) và ông đã cư ngụ trong những nhà tạm cho người vô gia cư đằng sau một ga xe lửa. Một người lang thang ở giường bên đã hồi tưởng lại rằng “quần áo của Hitler toàn là chấy rận, bởi vì ông đã lang thang trong nhiều ngày ở ngoài đường và trong tình trạng bẩn thỉu kinh khủng.” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp

Nguồn: Italy invades Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này vào năm 1940, quân đội của Mussolini, vốn đang chiếm Albania, đã tiếp tục xâm chiếm Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự vô cùng thảm khốc cho lực lượng của Duce (nghĩa là “Lãnh đạo”, Biệt danh của Mussolini).

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp này; thậm chí cả đồng minh của ông, Adolf Hitler, cũng bị bất ngờ, đặc biệt là vì Duce đã khiến Hitler tin rằng ông ta không có ý định như vậy. Hitler tố cáo hành động xâm lược của Duce là một sai lầm chiến lược lớn. Theo Hitler, Mussolini nên tập trung vào Bắc Phi, tiếp tục tiến vào Ai Cập. Continue reading “28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania

Nguồn: Hitler focuses East, sends troops to Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gửi các lực lượng bộ binh và không quân Đức tới Romania để bảo vệ lượng dự trữ dầu quý giá và chuẩn bị một cơ sở chiến dịch ở Đông Âu cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”

24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu

Nguồn: Operation Gomorrah is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Anh đã cho máy bay ném bom tấn công Hamburg, Đức, vào ban đêm – trong Chiến dịch Gomorrah (Operation Gomorrah). Cùng lúc đó, người Mỹ đã ném bom vào ban ngày – trong Tuần lễ Tấn công Chớp nhoáng (Blitz Week).

Đã có 167 thường dân Anh thiệt mạng trong đợt ném bom của Đức vào tháng 07. Giờ đây tình thế sẽ thay đổi. Trong đêm ngày 24/07, máy bay Anh đã thả 2.300 tấn bom cháy xuống Hamburg chỉ trong vài giờ. Sức tàn phá tương đương với những gì máy bay ném bom Đức đã thả xuống London trong 5 cuộc tấn công dữ dội nhất của họ. Hơn 1.500 thường dân Đức thiệt mạng trong vụ đột kích đầu tiên của Anh. Continue reading “24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu”

30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’

Nguồn: Night of the Long Knives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, tại Đức, lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler đã ra lệnh thanh trừng đảng chính trị của mình, cho ám sát hàng trăm người phát xít mà ông tin rằng có khả năng trở thành kẻ thù chính trị trong tương lai. Các lãnh đạo của “Sư đoàn bão táp” (Sturmabteilung), với 4 triệu thành viên đã giúp đưa Hitler lên nắm quyền vào đầu những năm 1930, nay lại trở thành mục tiêu chính. Hitler lo ngại rằng một số người đã quá nghiêm túc với chiến dịch tuyên truyền “Chủ nghĩa xã hội quốc gia” mà ông đưa ra trước đó, nên họ có thể vô hiệu hóa kế hoạch đàn áp quyền của người lao động mà Hitler đề xuất nhằm giúp nền công nghiệp Đức chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Continue reading “30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’”

18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich

Nguồn: Hitler and Mussolini meet in Munich, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Benito Mussolini đã đến Munich cùng với Ngoại trưởng của mình, Bá tước Ciano, để thảo luận kế hoạch với lãnh tụ Đức Quốc Xã. Nhưng ông đã không thích những gì mình được nghe.

Xấu hổ vì Ý nhập cuộc trễ trong cuộc chiến chống lại Đồng Minh và cũng chỉ có những hoạt động khá ảm đạm, Mussolini đến gặp Hitler với quyết tâm thuyết phục đối tác phe Trục khai thác lợi thế mà ông ta đã có ở Pháp, bằng cách yêu cầu Pháp đầu hàng toàn diện và chiếm luôn phần phía nam còn đang tự do. Nhà độc tài người Ý rõ ràng muốn “có phần” trong chiến lợi phẩm, và đây là cách để nhận phần thưởng với mức rủi ro tối thiểu. Continue reading “18/06/1940: Hitler và Mussolini gặp nhau ở Munich”

29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo

Nguồn: Jews in Paris are forced to sew a yellow star on their coats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, theo lời khuyên của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels, Adolf Hitler đã ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Paris (vốn đang bị Đức chiếm đóng) phải may một ngôi sao màu vàng ở phía bên trái áo khoác của họ.

Joseph Goebbels đã xác định việc bức hại, và cuối cùng là tiêu diệt, người Do Thái là một ưu tiên cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ông ta thường ghi chép trong nhật ký những câu kiểu như: “Họ không còn là con người mà là quái thú” và “Người Do Thái … đang được di tản về phía đông. Việc hành hình khá dã man và không nên được mô tả rõ ràng ở đây. Sẽ chẳng còn nhiều người Do Thái nữa.” Continue reading “29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine

Nguồn: Hitler reoccupies the Rhineland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Locarno khi đưa quân Đức vào Rhineland, một khu vực phi quân sự dọc theo sông Rhine ở phía Tây nước Đức.

Hiệp ước Versailles, được ký  vào tháng 07/1919 – tám tháng sau khi Thế chiến I kết thúc – bao gồm các điều khoản về bồi thường chiến phí và trừng phạt hòa bình đối với nước Đức thua trận. Sau khi bị buộc phải ký hiệp ước, đoàn đại biểu Đức tại hội nghị hòa bình đã thể hiện thái độ bằng cách bẻ gãy chiếc bút họ đang dùng. Theo Hiệp ước Versailles, lực lượng quân sự Đức bị cắt giảm tới mức không đáng kể và Rhineland bị biến thành khu vực phi quân sự. Continue reading “07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine”

26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân

Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.

Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe. Continue reading “26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân”

30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Adolf Hitler is named chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg đã chọn Adolf Hitler – lãnh đạo (fÜhrer) của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã) – trở thành Thủ tướng Đức.

Năm 1932 là thời điểm mà Hitler nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ yếu là do sự thất vọng của người dân Đức trước nền kinh tế ảm đạm, cùng vết thương vẫn còn mưng mủ gây ra bởi thất bại trong Thế chiến I và những điều khoản khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles. Thế nên Hitler, một diễn giả lôi cuốn, đã khéo léo biến những bất mãn với chính quyền hậu chiến Weimar thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc xã non trẻ của mình. Trong cuộc bầu cử tháng 07/1932, Đảng Quốc xã đã giành 230 ghế, và cùng với Đảng Cộng sản, đảng lớn thứ hai, chiếm hơn một nửa số ghế trong Hạ viện (Reichstag). Continue reading “30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức”