Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?

Nguồn: Ricardo Lewis, “Does Chinese Civilization Come From Ancient Egypt?”, Foreign Policy, 02/09/2016.

Biên dịch: Tạp chí tri thức zeally

Vào một buổi chiều tháng 3 mát mẻ, một giáo sư địa hoá học tên Sun Weidong có bài diễn thuyết trước một đám đông khán giả gồm sinh viên, giáo sư và kể cả những người ngoài giới hàn lâm ở Đại học Khoa học và Công nghệ tại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, đông Trung Quốc. Nhưng ông giáo sư không chỉ nói về địa hoá học. Ông còn đọc to nhiều bài thơ cổ Trung Quốc, có lúc trích dẫn lại mô tả trong sử sách về địa hình của đế chế Hạ triều – thường được cho là triều đại đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa, kéo dài từ năm 2080 đến năm 1600 trước Công nguyên. “Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ,” Tư Mã Thiên viết trong công trình biên soạn lịch sử của ông vào thế kỉ I, “Sử Ký.” “Dòng nước về sau quy lại một mối và chảy ra biển.” Continue reading “Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

26/11/1922: Khám phá lăng mộ Vua Tutankhamen

Nguồn: Archaeologists enter tomb of King Tut, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1922, tại Thung lũng các vị Vua của Ai Cập, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và Huân tước Carnarvon trở thành những người đầu tiên bước vào ngôi mộ của Vua Tutankhamen trong hơn 3.000 năm. Hầm mộ được niêm phong kín của Tutankhamen vẫn còn nguyên vẹn một cách kỳ diệu, và bên trong là một bộ sưu tập hàng ngàn cổ vật vô giá, bao gồm một chiếc quan tài bằng vàng chứa xác ướp của vị vua thiếu niên. Continue reading “26/11/1922: Khám phá lăng mộ Vua Tutankhamen”

12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát

Nguồn: Cleopatra commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 30 TCN, Cleopatra, Nữ hoàng Ai Cập, tình nhân của Julius Caesar và Mark Antony, đã quyết định kết liễu mạng sống sau khi lực lượng của bà thất bại trước quân của Octavian, người trong tương lai sẽ trở thành Hoàng đế đầu tiên của Rome.

Sinh năm 69 TCN, Cleopatra trở thành Cleopatra VII, Nữ hoàng Ai Cập, sau cái chết của cha mình, Ptolemy XII, vào năm 51 TCN. Cùng lúc đó, em trai của bà được tôn phong làm vua Ptolemy XIII, và hai chị em đã cai trị Ai Cập dưới các danh hiệu vốn chỉ dành cho vợ chồng. Cleopatra và Ptolemy là thành viên của Triều đại Macedonia, những người cai trị Ai Cập kể từ sau khi Alexander Đại đế qua đời năm 323 TCN. Mặc dù không mang trong mình dòng máu Ai Cập, nhưng Cleopatra là người duy nhất trong hoàng gia đã cố gắng học tiếng Ai Cập. Để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với người dân Ai Cập, bà còn tự xưng là con gái Thần Re, Thần Mặt Trời của người Ai Cập. Cleopatra sớm xung khắc với em trai mình, và nội chiến đã nổ ra vào năm 48 TCN. Continue reading “12/08/30 TCN: Cleopatra tự sát”

02/06/2012: Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak lãnh án chung thân

Nguồn: Longtime Egyptian leader Hosni Mubarak sentenced to life in prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã bị kết tội không ngăn chặn đợt thảm sát hàng trăm người biểu tình chống chính phủ trong cuộc nổi dậy năm 2011 – sự kiện đã buộc ông phải chấm dứt gần 30 năm nắm quyền. Mubarak, khi ấy 84 tuổi, đã bị kết án tù chung thân.

Sinh ra ở Ai Cập vào năm 1928, Mubarak đã giữ chức chỉ huy lực lượng không quân Ai Cập trước khi được Tổng thống Anwar Sadat chọn làm phó Tổng thống vào năm 1975. Sau khi Sadat bị ám sát bởi các tay súng Hồi giáo trong một cuộc diễu binh ở thủ đô Cairo vào tháng 10/1981, Mubarak trở thành Tổng thống thứ tư của Ai Cập. Continue reading “02/06/2012: Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak lãnh án chung thân”

17/05/1970: Hải trình chứng minh người châu Phi cổ đại từng tới châu Mỹ

Nguồn: Heyerdahl sails papyrus boat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, nhà dân tộc học người Na Uy Thor Heyerdahl và một thủy thủ đoàn đa quốc gia đã xuất phát từ Morocco qua Đại Tây Dương trên Ra II, một chiếc thuyền buồm bằng giấy papyrus được làm theo mẫu thuyền cổ Ai Cập. Heyerdahl đã cố gắng chứng minh giả thuyết của mình rằng người dân ở các nền văn minh Địa Trung Hải đã đi thuyền đến châu Mỹ vào thời cổ đại và trao đổi văn hoá với người dân Trung và Nam Mỹ. Ra II đã đi qua 4.000 dặm hải trình đến Barbados trong vòng 57 ngày.

Sinh tại Larvik, Na Uy vào năm 1914, Heyerdahl ban đầu theo học ngành động vật học và địa lý tại Đại học Oslo. Năm 1936, ông cùng vợ đến Quần đảo Marquesas để nghiên cứu hệ thực vật và động vật ở quần đảo Thái Bình Dương xa xôi này. Ông bắt đầu bị cuốn hút bởi câu hỏi về việc làm thế nào mà người ta có thể đến sinh sống tại khu vực Polynesia. Continue reading “17/05/1970: Hải trình chứng minh người châu Phi cổ đại từng tới châu Mỹ”

12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết

Nguồn: Pyramid mystery unearthed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, một hội đồng quốc tế giám sát việc phục chế Kim tự tháp ở Ai Cập đã vượt qua được quãng thời gian thất vọng khi họ quyết định từ bỏ các kỹ thuật xây dựng hiện đại và thay bằng phương pháp mà người Ai Cập cổ đại sử dụng.

Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980. Năm 1981, công việc sửa chữa đạt thành công bước đầu tại tượng Nhân sư 4.600 năm tuổi, nhưng việc phục chế kim tự tháp nhanh chóng trở thành hành động phá hoại khi nước trong loại xi măng hiện đại khiến những tảng đá vôi liền kề bị vỡ. Ngày 12/01/1984, nhóm phục chế đã ngừng sử dụng vữa mà thay bằng hệ thống các khối liên động mà các nhà xây dựng kim tự tháp cổ xưa từng dùng. Kể từ đó, dự án được tiến hành suôn sẻ. Continue reading “12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết”

19/11/1977: Sadat đến thăm Israel

Nguồn: Sadat visits Israel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, trong một động thái chưa từng có của một nhà lãnh đạo Ả Rập, Tổng thống Ai Cập Anwar el Sadat đã đến Jerusalem để tìm kiếm một giải pháp hòa bình lâu dài với Israel sau nhiều thập niên xung đột. Chuyến thăm của Sadat, trong đó ông gặp Thủ tướng Israel Menachem Begin và phát biểu trước Quốc hội (Knesset), đã bị phỉ báng ở hầu hết các nước Ả Rập.

Mặc cho những lời chỉ trích từ các đồng minh khu vực của Ai Cập, Sadat vẫn tiếp tục theo đuổi hòa bình với Begin, và năm 1978, hai nhà lãnh đạo gặp lại nhau tại Mỹ, nơi họ đàm phán một thỏa thuận lịch sử với Tổng thống Jimmy Carter tại Trại David, Maryland. Hiệp ước Trại David (Camp David Accords), được ký vào tháng 09/1978, đã đặt nền móng cho một hiệp định hòa bình vĩnh viễn giữa Ai Cập và Israel sau ba thập niên chiến tranh. Continue reading “19/11/1977: Sadat đến thăm Israel”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập

Nguồn: Military seizes power in Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, tại Ai Cập, Hiệp hội Sĩ quan Tự do (Society of Free Officers) đã lên nắm quyền kiểm soát chính phủ sau một cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Gamal Abdal Nasser lên kế hoạch. Vua Farouk, người bị chỉ trích vì chính quyền tham nhũng và thất bại trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đầu tiên, đã bị buộc phải thoái vị và trao quyền cho Tướng Muhammad Naguib, người chỉ huy cuộc đảo chính. Continue reading “23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Trại David được đặt tên như thế nào?

Nguồn:How did Camp David gets its name?”, History, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nằm khoảng 60 dặm về phía bắc của Washington DC, trong Công viên Núi Catoctin ở Maryland, Trại David trở thành một nơi nghỉ dưỡng cho các tổng thống Hoa Kỳ kể từ đầu những năm 1940. Được gọi chính thức với cái tên Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, khu trại này ban đầu được gọi là Shangri-La bởi Franklin Roosevelt, tổng thổng đầu tiên đến thăm nơi này. Vào những năm 1950, Tổng thống Dwight Eisenhower đổi tên nơi nghỉ dưỡng của mình thành Trại David, theo tên cháu trai mình. Continue reading “Trại David được đặt tên như thế nào?”

26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước

Nguồn: Israel-Egyptian peace agreement signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin đã ký một hòa ước mang tính lịch sử, kết thúc ba thập niên thù địch giữa Ai Cập và Israel, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước.

Chưa đầy hai năm trước đó, trong một động thái chưa từng có của một nhà lãnh đạo Ả Rập, Sadat đã đến Jerusalem để tìm kiếm một giải pháp hòa bình vĩnh viễn với nước láng giềng Do Thái sau hàng chục năm xung đột. Chuyến thăm của Sadat, trong đó ông đã gặp Thủ tướng Begin và phát biểu trước Quốc hội Israel, đã khiến phần lớn thế giới Ả Rập phẫn nộ. Continue reading “26/03/1979: Israel và Ai Cập ký hòa ước”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?

Nguồn:What was the Suez Crisis?“, History, 27/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng Suez là kết quả của quyết định bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser vào tháng 7/1956 nhằm quốc hữu hóa 120 dặm Kênh đào Suez vốn trước đó được đồng kiểm soát bởi Anh và Pháp. Quyết định này một phần nhằm tài trợ cho việc xây dựng đập Aswan trên sông Nile, một dự án mà các nước phương Tây đã từ chối tài trợ. Hơn hai phần ba lượng dầu được sử dụng bởi châu Âu được vận chuyển qua tuyến đường thủy mang tính quan trọng chiến lược nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ này, và Thủ tướng Anh Anthony Eden đã thề đòi lại “con đường huyết mạch vĩ đại của đế chế.”

Continue reading “Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?”

29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu

29-10-1956-israel-invades-egypt-suez-crisis-begins

Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.

Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái. Continue reading “29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu”

Người Nubia là ai?

71-who-are-the-nubians

Nguồn:Who are the Nubians?”, The Economist, 18/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với những người quan sát bên ngoài, một sắc lệnh do Tổng thống Abdel-Fattah al-Sisi ban hành vào hồi tháng 11/2014 có vẻ bình thường. Với việc đặt bút ký vào sắc lệnh, Tổng thống Ai Cập đã chuyển một dải đất hầu như chưa có người ở tại miền nam Ai Cập trở thành một khu vực quân sự hạn chế tiếp cận. Vào hồi tháng 1 năm nay, quốc hội Ai Cập đã phê chuẩn sắc lệnh của ông Sisi. Tiếp theo đó là những phản ứng dữ dội. Khu vực được dành riêng cho quân đội này là một phần đất của người Nubia. Hiến pháp năm 2014 hứa hẹn rằng người Nubia, những người đã bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình nhiều thập niên trước đây, có thể trở lại đó. “Đừng quên Nubia!” một thành viên của Quốc hội đã hét lên như vậy khi ông Sisi trình bày trước hạ viện hồi tháng 2. Nhưng chính phủ Ai Cập từ lâu đã nỗ lực xóa bỏ sự khác biệt về chủng tộc nhằm mục tiêu tạo ra một Ai Cập đồng nhất. Vậy, người Nubia là ai? Continue reading “Người Nubia là ai?”

06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát

06-10-1981-the-president-of-egypt-is-assassinated

Nguồn: The president of Egypt is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã ám sát Anwar Sadat, Tổng thống Ai Cập, khi ông đang tham dự lễ duyệt binh vào ngày kỷ niệm Chiến tranh Yom Kippur. Dẫn đầu bởi Khaled el Islambouli, một trung úy trong quân đội Ai Cập có liên hệ với nhóm khủng bố Takfir Wal-Hajira, những kẻ khủng bố, tất cả đều mặc đồng phục quân đội, đã dừng lại ở trước khán đài, rồi bắn và ném lựu đạn vào đám đông quan chức chính phủ Ai Cập. Sadat đã bị bắn bốn phát và qua đời hai giờ sau đó. Mười người khác cũng thiệt mạng trong vụ tấn công. Continue reading “06/10/1981: Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát”

26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez

suezcan

Nguồn: Egypt nationalizes the Suez Canal”, History.com (truy cập ngày 26/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1956, cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez vốn thuộc sở hữu của người Anh và người Pháp.

Kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ xuyên qua Ai Cập, được hoàn thành bởi các kỹ sư người Pháp vào năm 1869. Trong 87 năm sau đó, con kênh chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào con kênh trong vai trò một tuyến đường vận tải biển ít tốn kém cho dầu mỏ mua từ Trung Đông. Continue reading “26/07/1956: Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez”

Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập

aca

Nguồn: Barak Barfi, “Egypt for Sale”, Project Syndicate, 15/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Ai Cập hồi tuần trước của Vua Ả Rập Saudi Salman, hai nước đã ký kết 22 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận dầu khí trị giá 22 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang hấp hối của Ai Cập. Nhưng sự trợ giúp hào phóng nào cũng có cái giá của nó: Ai Cập đã phải trả hai hòn đảo trên Biển Đỏ mà Ả Rập Saudi đã nhượng lại cho nước này vào năm 1950. Động thái này đã vạch trần luận điệu của giới lãnh đạo Ai Cập, rằng nước này vẫn là một cường quốc khu vực, chỉ là một lời nói dối. Thật vậy, Ai Cập thậm chí còn không thể xử lý được những thách thức trong nước, do dân số phát triển quá nhanh và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp mà chính phủ không có khả năng chi trả. Đây là tình thế mà các phần tử thánh chiến đang khai thác khá thành công. Vậy làm thế nào mà Ai Cập lại rơi vào hoàn cảnh này? Continue reading “Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập”