17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp

Nguồn: British and Allied troops continue the evacuation of France, as Churchill reassures his countrymen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Anh đã tiến hành di tản khỏi Pháp theo Chiến dịch Ariel, một cuộc di tản gần giống như chiến dịch di tản khỏi Dunkirk trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu động viên trong một chương trình phát thanh quốc gia: “Dù có chuyện gì xảy ra ở Pháp … chúng ta cũng sẽ bảo vệ hòn đảo quê hương mình, và Đế Quốc Anh sẽ chiến đấu với tinh thần không chịu khuất phục cho đến khi lời nguyền Hitler được dỡ bỏ.”

2/3 nước Pháp bấy giờ đang bị quân Đức chiếm đóng, còn những binh lính nào của Anh và Đồng Minh không tham gia Chiến dịch Dynamo hay Cuộc di tản Dunkirk thì sẽ được đưa về nước. Từ Cherbourg và St. Malo, từ Brest, Nantes, Brits, Ba Lan và Canada, binh lính đã được giải cứu khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nhờ những chiếc thuyền được gửi từ Anh. Continue reading “17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp”

14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt

Nguồn: Falkland Islands War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, sau khi trải qua sáu tuần chống cự thất bại trước lực lượng người Anh, Argentina đã chính thức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Quần đảo Falkland.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cực nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được Anh tuyên bố chủ quyền. Nhà thám hiểm người Anh, John Davis, có thể đã tìm thấy quần đảo này vào năm 1592. Sang năm 1690, Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận đặt chân lên đảo. Ông đặt tên hòn đảo theo tên Tử tước Falkland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia lúc bấy giờ. Năm 1764, nhà thám hiểm người Pháp Louis-Antoine de Bougainville đã thành lập thuộc địa đầu tiên trên đảo, East Falkland, nhưng lại để mất nó vào tay người Tây Ban Nha. Năm 1765, Anh lập thuộc địa West Falkland nhưng cũng đã rời đi vào năm 1774 vì lý do kinh tế. Tây Ban Nha cũng bỏ thuộc địa của mình vào năm 1811. Continue reading “14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt”

13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1

Nguồn: Germans launch V-1 rocket attack against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, từ một vị trí gần Eo biển Manche, Đức đã phóng 10 tên lửa loại mới – V1 – sang Anh. Nhưng các tên lửa này có sức tàn phá không quá lớn.

Được thiết kế và chế tạo trong vòng một năm, V1 là loại máy bay mang bom không người lái, sử dụng động cơ phản lực xung, bay nhờ vào con quay không khí và la bàn từ trường, có khả năng mang theo một tấn chất nổ. Thật không may cho người Đức, quá trình phát nổ vẫn còn khá vụng về và thiếu chính xác, vì nó còn tùy thuộc vào tác động lên quả bom khi động cơ ngừng và bom rơi xuống đất, và thường thì chúng trật mục tiêu. Continue reading “13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1”

Thắng lợi cay đắng của Theresa May

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Theresa May’s Pyrrhic Victory”, Project Syndicate, 29/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức bầu cử của bà May trên tờ Daily Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu. Continue reading “Thắng lợi cay đắng của Theresa May”

01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh

Nguồn: The English Restoration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1660, theo lời mời của các lãnh đạo Khối Thịnh vượng chung, Charles II, vị vua lưu vong của nước Anh, đã trở về Dover để đảm nhiệm ngôi vị và chấm dứt 11 năm cai trị của chính quyền quân sự.

Là Hoàng tử xứ Wales trong thời kỳ Nội chiến Anh, Charles đã trốn sang Pháp sau khi phe Quốc hội (Parliamentarians) của Oliver Cromwell đánh bại phe Bảo hoàng (Royalists) của vua Charles I vào năm 1646. Sang năm 1649, Charles đã cố gắng cứu sống cha mình bằng cách trao cho Nghị viện một tờ giấy trắng đã có sẵn chữ ký, để họ tự quyết theo ý mình muốn. Nhưng Oliver Cromwell đã quyết tâm xử tử Charles I, và ngày 30/01/1649, nhà vua đã bị chặt đầu ở London. Continue reading “25/05/1660: Trung hưng nền quân chủ Anh”

22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu

Nguồn: The War of the Roses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1455, trong trận chiến mở màn Chiến tranh Hoa Hồng của nước Anh, lực lượng của Nhà York đã đánh bại phe Lancaster của vua Henry VI tại St. Albans, cách London 20 dặm về phía tây bắc. Nhiều quý tộc của Nhà Lancaster đã thiệt mạng, bao gồm cả Edmund Beaufort, Công tước xứ Somerset, và nhà vua đã buộc phải tuân theo mệnh lệnh của người anh họ là Richard của Nhà York. Cuộc chiến vương quyền dai dẳng giữa Nhà York, với biểu tượng hoa hồng trắng, và Nhà Lancaster, với biểu tượng hoa hồng đỏ, đã kéo dài trong 30 năm.

Cả hai dòng họ, vốn có quan hệ gần gũi, đã tuyên bố đòi ngôi báu thông qua các hậu duệ của các con trai của Edward III, vua nước Anh trong giai đoạn 1327 – 1377. Vị vua đầu tiên của Nhà Lancaster là Henry IV, lên ngôi năm 1399. Nổi loạn và vô pháp đã xuất hiện trong suốt thời trị vì của ông. Sau đó, con trai ông, Henry V, đã thành công hơn và giành chiến thắng quyết định trong Chiến tranh Trăm năm chống Pháp. Continue reading “22/05/1455: Chiến tranh Hoa Hồng bắt đầu”

19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi

Nguồn: Spanish Armada sets sail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, hạm đội khổng lồ của Tây Ban Nha, được mệnh danh là “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada), đã khởi hành từ Lisbon để thực hiện sứ mệnh giành quyền kiểm soát Eo biển Manche và đưa đội quân xâm lược của Tây Ban Nha từ Hà Lan tới Anh.

Cuối những năm 1580, vì Nữ hoàng Elizabeth đã hậu thuẫn cho phe nổi dậy Hà Lan ở tỉnh Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (Spanish Netherlands) nên vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch xâm lược nước Anh. Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha đã được hoàn tất vào năm 1587, nhưng cuộc đột kích táo bạo của Sir Francis Drake vào cảng Cadiz đã trì hoãn chuyến ra khơi của Armada mãi cho đến tháng 05/1588. Continue reading “19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi”

15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa

Nguồn: Edward Jenner tests smallpox vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1796, Edward Jenner, một bác sĩ sống ở vùng quê Gloucestershire nước Anh, đã thử nghiệm liều vaccine đầu tiên trên thế giới nhằm ngừa bệnh đậu mùa, một căn bệnh đã giết chết hàng triệu người suốt nhiều thế kỷ.

Khi còn là sinh viên y khoa, Jenner đã nhận thấy rằng: những người vắt sữa đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox.) Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở những người vắt sữa. Continue reading “14/05/1796: Edward Jenner thử nghiệm vaccine đậu mùa”

13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại

Nguồn: Mary Queen of Scots defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1568, trong trận Langside, lực lượng của Nữ hoàng Mary xứ Scotland (theo Công giáo) đã bị đánh bại bởi liên minh những người Scotland theo đạo Tin lành do James Stewart lãnh đạo. Steward vốn là quan nhiếp chính, thay cho con trai của Mary là vua James VI xứ Scotland. Trong trận chiến xảy ra ở Glasgow – một vùng ngoại ô miền nam, một đoàn kỵ binh đã được gửi đến để chiến đấu với 6.000 lính Công giáo của Mary, và họ đã chạy trốn. Ba ngày sau, Mary trốn thoát đến Cumberland, nước Anh, nơi bà xin Nữ hoàng Elizabeth I bảo vệ mình. Continue reading “13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại”

12/05/1937: Vua George VI của Anh lên ngôi

Nguồn: George VI crowned at Westminster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, tại Tu viện Westminster ở London, George VI và vợ là Elizabeth, đã được tấn phong làm vua và nữ hoàng Vương quốc Anh, theo một nghi lễ đăng quang đã có từ hơn một thiên niên kỷ trước.

George theo học tại trường Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I. Ông lên ngôi sau khi người anh trai, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward là vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngôi vị của mình, vì phải đối mặt với làn sóng chỉ trích do ông có mong muốn kết hôn với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ người Mỹ đã từng ly dị. Continue reading “12/05/1937: Vua George VI của Anh lên ngôi”

11/05/1812: Thủ tướng Anh Spencer Perceva bị ám sát

Nguồn: British prime minister assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, tại London, Spencer Perceval, Thủ tướng Anh từ năm 1809, đã bị thương gia John Bellingham bắn chết ngay tại sảnh ngoài Hạ viện. Bellingham, người trước đó đã vô cùng tức giận vì không nhận được tiền bồi thường từ chính phủ cho các khoản nợ chiến tranh phát sinh ở Nga, đã tự thú ngay lập tức.

Spencer Perceval đã có một sự nghiệp luật sư thuận lợi trước khi vào Hạ viện với tư cách là một thành viên Đảng Bảo thủ năm 1796. Là người siêng năng và có tổ chức, ông đã liên tục giữ các vị trí quan trọng trong nội các, trở thành Tổng biện lý sự vụ (Solicitor General) và Tổng chưởng lý (Attorney General) kể từ năm 1801. Continue reading “11/05/1812: Thủ tướng Anh Spencer Perceva bị ám sát”

10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh

Nguồn: Churchill becomes prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia (First Lord of the Admiralty), đã trở thành Thủ tướng Anh thay cho Neville Chamberlain, khi ông này từ chức sau thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện.

Năm 1938, Thủ tướng Chamberlain đã ký Hiệp ước Munich với lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, giao Tiệp Khắc vào tay người Đức, nhưng theo lời Chamberlain là sẽ mang lại “hòa bình trong thời đại chúng ta.” Tháng 09/1939, hòa bình tan vỡ khi Hitler xâm lược Ba Lan. Chamberlain đã tuyên chiến chống lại Đức, nhưng trong tám tháng tiếp theo, ông lại thể hiện rằng mình chưa được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ cứu châu Âu khỏi sự càn quét của Đức Quốc Xã. Continue reading “10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh”

09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO

Nguồn: West Germany joins NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, mười năm sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại trong Thế chiến II, Tây Đức chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một nhóm phòng vệ chung nhằm ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu. Hành động này đánh dấu bước cuối cùng trong việc Tây Đức tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu.

Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức và Tây Berlin; Liên Xô kiểm soát Đông Đức và Đông Berlin. Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đã công khai tuyên bố mong muốn của họ về một nước Đức thống nhất và độc lập, nhưng mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng hai phe trong Chiến tranh Lạnh chỉ chấp nhận một nước Đức thống nhất phục vụ lợi ích cụ thể của mình. Continue reading “09/05/1955: Tây Đức gia nhập NATO”

29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans

Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. Tin vào sứ mệnh thần thánh của cô, Charles đã ban cho Joan một lực lượng nhỏ. Cô dẫn đoàn quân đến Orleans, và vào ngày 29/04, trong khi đợt tấn công vòng ngoài của người Pháp đã khiến quân Anh kéo tới phía tây thành phố, thì Joan tiến vào cổng thành phía đông. Bằng việc đưa tiếp viện và binh lính vào thành phố bị bao vây, cô cũng trở thành nguồn cảm hứng để người Pháp tiến hành kháng chiến. Continue reading “29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu

Nguồn: The American Revolution begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, khoảng 5 giờ sáng, 700 lính Anh được giao nhiệm vụ bắt giữ các lãnh đạo và chiếm kho vũ khí của nhóm Ái quốc (Patriot) đã tiến vào Lexington, nhưng họ đã bị phục kích bởi Đại úy John Parker và 77 dân quân Mỹ, những người đang đợi họ trên bãi cỏ của thị trấn. Thiếu tá John Pitcairn của Anh đã ra lệnh cho nhóm Ái quốc, vốn đông hơn nhiều, phải giải tán. Sau một thời gian do dự, người Mỹ bắt đầu rút lui. Nhưng đột nhiên có một tiếng nổ cực lớn xuất phát từ vị trí không xác định, và một màn khói khổng lồ bao phủ khắp bãi cỏ. Khi Trận Lexington kết thúc, 8 người Mỹ đã chết hoặc sắp chết, còn 10 người khác thì bị thương. Chỉ có một lính Anh bị thương nhưng Cách mạng Mỹ thì đã chính thức bắt đầu. Continue reading “19/04/1775: Cách mạng Mỹ bắt đầu”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”