03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô

Nguồn: Brezhnev becomes president of the USSR, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1960, Leonid Brezhnev, một trong những người thân tín nhất của vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, đã được chọn làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao – tức nguyên thủ quốc gia của Liên Xô. Đây là một bước quan trọng trong sự gia tăng quyền lực của Brezhnev, kết thúc bằng việc sau đó ông bước lên nắm quyền kiểm soát Liên Xô vào năm 1964.

Brezhnev đã từng là một cấp phó thân tín của Khrushchev kể từ những năm 1940. Khi Khrushchev dần thăng tiến qua các cấp bậc, vị cấp phó thân tín này của ông cũng thăng tiến theo. Continue reading “07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô”

04/05/1980: Tito qua đời

Nguồn: Tito dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1980, Josip Broz Tito, lãnh đạo cộng sản của Nam Tư từ năm 1945, đã qua đời ở tuổi 88 tại Belgrade. Trong suốt 35 năm lãnh đạo của mình, Tito đã dẫn dắt Nam Tư theo một đường lối kết hợp giữa việc tuân thủ giáo điều chủ nghĩa Mác-xít với một mối quan hệ độc lập và thường mang tính mâu thuẫn với Liên Xô.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, Tito đã tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản khi còn là một thanh niên. Ông trở nên nổi tiếng tại Nam Tư bắt đầu từ Thế chiến II khi lãnh đạo các nhóm kháng chiến chống lại lực lượng chiếm đóng của Đức Quốc xã và tay sai người Nam Tư của họ. Continue reading “04/05/1980: Tito qua đời”

03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur

Nguồn: Congressional hearings on General MacArthur, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Các Ủy ban Quân sự và Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã tổ chức các phiên họp kín, bắt đầu điều trần về lý do Tổng thống Harry S. Truman bãi nhiệm tướng Douglas MacArthur. Các phiên điều trần này cũng được xem là nơi để xem xét MacArthur cùng những quan điểm cực đoan của ông về cách mà người Mỹ nên tiến hành Chiến tranh Lạnh.

Tướng MacArthur đã giữ chức chỉ huy lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên mãi cho đến năm 1951. Cuối năm 1950, ông mắc phải sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi bác bỏ các cảnh báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tham chiến cùng phe đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên của họ. Hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc đã tấn công phòng tuyến Mỹ vào tháng 11/1950, buộc người Mỹ phải rút quân với những tổn thất nặng nề. MacArthur, người trước đó đã than phiền về việc Tổng thống Truman tiến hành chiến tranh, giờ đây tiếp tục một cuộc tấn công toàn diện về mặt quan hệ công chúng nhằm chống lại Tổng thống và chính sách Chiến tranh Lạnh của ông. Continue reading “03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur”

30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Nguồn: Organization of American States established, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.

OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948. Continue reading “30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời”

19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ

Nguồn: Soviet clowns lampoon U.S. foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong đêm khai mạc show diễn mùa xuân của Đoàn xiếc Moskva nổi tiếng, các chú hề và ảo thuật gia đã đưa ra hàng loạt những câu chuyện châm biếm nhắm vào nước Mỹ. Dù đó chỉ là một khía cạnh tương đối nhỏ trong toàn bộ Chiến tranh Lạnh, show diễn này đã chứng tỏ rằng ngay cả yếu tố hài hước cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô.

Hầu hết những câu chuyện công kích trong đêm khai mạc show diễn đến từ một trong những chú hề nổi tiếng nhất của Liên Xô, Konstantin Berman. Anh ta bắt đầu phần diễn của mình bằng cách ném một chiếc boomerang, mà anh so sánh với các hoạt động trong Kế hoạch Marshall của Mỹ (một kế hoạch phục hồi kinh tế được thiết kế để bơm hàng tỷ USD vào các nền kinh tế của Tây Âu). “Mỹ viện trợ cho châu Âu,” Berman công bố. “Đây là đồng USD.” Đám đông nhất loạt hoan hô khi chiếc boomerang “USD” quay trở lại tay chú hề. Sau đó, anh ta tiếp tục bằng tiết mục phát thanh, nhưng tất cả những gì người ta có thể nghe được là tiếng chó sủa. “Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Continue reading “19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”

08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean

Nguồn: Reagan announces Caribbean Basin Initiative, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố một chương trình mới về hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia vùng Caribbean nhằm mục đích “ngăn chặn việc lật đổ các chính phủ trong khu vực” bởi các lực lượng cộng sản “tàn bạo và toàn trị.” Sáng kiến Lòng chảo Caribbean (Caribbean Basin Initiative, CBI) là một phần trong nỗ lực của chính quyền Reagan nhằm hạn chế những gì họ cho là sự trỗi dậy nguy hiểm trong hoạt động cộng sản ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Continue reading “24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”

28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ

Nguồn: Soviets shoot down U.S. jet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Bộ Ngoại giao Mỹ giận dữ cáo buộc Liên Xô đã bắn hạ một máy bay phản lực của Mỹ đi lạc vào không phận Đức. Ba sĩ quan người Mỹ trên chiếc máy bay đã thiệt mạng trong vụ việc. Phía Liên Xô đáp trả bằng những cáo buộc rằng chuyến bay là một “sự khiêu khích thô bạo” và vụ việc này là một lời nhắc nhở xấu xí về căng thẳng Đông-Tây trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo quân đội Mỹ, chiếc máy bay phản lực đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện qua Tây Đức và phi công đã bị mất phương hướng bởi một cơn bão dữ dội, khiến máy bay bay lệch 100 dặm khỏi đường bay chuẩn. Continue reading “28/01/1964: Liên Xô bắn hạ máy bay Mỹ”

25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’

Nguồn: Khrushchev declares that Eisenhower is “striving for peace”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, trong một cuộc phỏng vấn dài với luật sư người Mỹ Marshall MacDuffie, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tỏ thái độ thân thiện đối với Mỹ và cho biết ông tin rằng Tổng thống Dwight Eisenhower thực sự chân thành với mong muốn hòa bình của mình. Cuộc phỏng vấn này là tiền đề cho lời tuyên bố của Khrushchev cùng năm đó, rằng ông muốn Mỹ và Liên Xô cùng “chung sống hòa bình”.

MacDuffie, một người quen lâu năm của nhà lãnh đạo Liên Xô và là người đề xướng mối quan hệ Mỹ – Xô gần gũi hơn, đã dành tận ba giờ thực hiện cuộc phỏng vấn. Trong khi trò chuyện, Khrushchev đã thể hiện rằng ông mong muốn “Chúng ta nên giải trừ quân bị và chúng ta nên suy nghĩ cách để tránh một cuộc chiến tranh mới.” Continue reading “25/01/1956: Khrushchev tuyên bố Eisenhower ‘đang phấn đấu vì hòa bình’”

17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’

Nguồn: Eisenhower warns of the “military-industrial complex”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong diễn văn từ biệt của mình, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người dân Mỹ nên để mắt đến cái mà ông gọi là “tổ hợp công nghiệp – quân sự” (military-industrial complex) vốn phát triển trong những năm hậu Thế chiến II.

Là một người bảo thủ về mặt ngân sách, Eisenhower đã quan ngại về quy mô và chi phí ngày càng gia tăng của ngành quốc phòng Mỹ kể từ khi ông trở thành Tổng thống năm 1953. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình, ông bày tỏ quan ngại đó bằng những từ ngữ thẳng thắn, thậm chí đã gây sốc cho một số thính giả. Continue reading “17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’”

04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản

Nguồn: The God That Failed published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, cuốn sách The God That Failed, một tuyển tập tiểu luận của sáu nhà văn và trí thức, những người hoặc tham gia hoặc có cảm tình với cộng sản trước khi từ bỏ ý thức hệ này, đã được Harpers cho xuất bản.

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản ban đầu lại rất có sức hút, nhưng sau lại gây thất vọng, cho rất nhiều người ủng hộ ở Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là trong những năm 1920 và 1930. Các bài tiểu luận cũng cho thấy nhiều cá nhân với lương tâm và ý định tốt đẹp đã hy vọng hết mực rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại trật tự, công lý và hòa bình cho một thế giới mà họ lo là đang nằm trên bờ vực thảm họa. Continue reading “04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản”