12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: American pilots engage in first dogfight over the western front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sáu ngày sau khi được chỉ định nhiệm vụ đầu tiên tại Mặt trận phía Tây, hai phi công từ Phi đội Hàng không Số 1 (U.S. First Aero Squadron) của Mỹ đã có cuộc không chiến đầu tiên với máy bay địch.

Trong một trận chiến diễn ra gần như ngay phía trên sân bay của phe Hiệp ước tại Toul, Pháp, hai phi công người Mỹ, Douglas Campbell và Alan Winslow, đã bắn hạ thành công 2 chiếc máy bay hai chỗ của Đức. Đến cuối tháng 5, Campbell đã bắn hạ tổng cộng 5 máy bay địch, trở thành người Mỹ đầu tiên đủ điều kiện nhận danh hiệu “Phi công Át chủ bài” (flying Ace) trong Thế chiến I. Continue reading “14/04/1918: Trận không chiến đầu tiên của Mỹ ở Mặt trận phía Tây”

09/04/1918: Trận Lys bắt đầu

Nguồn: Battle of the Lys begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, quân Đức đã phát động Chiến dịch Georgette (Operation Georgette) – giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công mùa xuân cuối cùng của họ nhắm vào các vị trí của quân phe Hiệp ước ở Armentieres, Pháp, trên sông Lys.

Ngày 21/03/1918, quân Đức dưới quyền tổng tham mưu trưởng Erich Ludendorff đã phát động một cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, tấn công phe Hiệp ước ở vùng sông Somme của Pháp và nhắm thẳng những khẩu pháo khổng lồ của họ vào Paris. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, phe Hiệp ước đã đủ sức ngăn chặn được đội quân đã kiệt sức của Ludendorff, một phần nhờ vào lực lượng tiếp viện gồm hàng ngàn lính Mỹ. Tính đến thời điểm Ludendorff ra lệnh dừng tấn công vào ngày 05/04, người Đức đã giành được gần 40 dặm lãnh thổ. Continue reading “09/04/1918: Trận Lys bắt đầu”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”

23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý

Nguồn: Germans slaughter Italian civilians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức xâm lược đã bắn chết hơn 300 dân thường Ý –  hành động trả thù cho cuộc tấn công của Ý vào một đơn vị SS.

Kể từ khi Ý đầu hàng phe Đồng minh vào mùa hè năm 1943, Đức đã chiếm các vùng rộng lớn trên bán đảo này để ngăn chặn quân Đồng minh sử dụng Ý làm căn cứ phát động các chiến dịch chống lại các thành trì của Đức ở những nơi khác, như bán đảo Balkan. Việc chiếm đóng Ý cũng sẽ trao cho quân Đồng minh những căn cứ không quân của Ý, đe dọa thêm sức mạnh không quân của Đức. Continue reading “23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý”

17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp

Nguồn: Shakeup in French government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc phe Đồng minh Hiệp ước lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở Mặt trận phía Tây, chính phủ Pháp đã phải trải qua một loạt khủng hoảng, bao gồm cả việc Thủ tướng Aristide Briand bị bắt buộc phải từ chức.

Kinh hoàng trước các sự kiện tàn khốc tại VerdunSomme năm 1916, Nghị viện Pháp (French Chamber of Deputies) đã bí mật nhóm họp để lên án sự lãnh đạo của chỉ huy quân sự cấp cao của Pháp, Joseph Joffre, và quyết định sa thải ông này. Thủ tướng Briand giám sát quá trình thay thế Joffre bằng Robert Nivelle, người tin rằng một cuộc tấn công mạnh mẽ dọc theo sông Aisne ở miền trung nước Pháp là chìa khóa cho một bước đột phá cực kỳ cần thiết ở Mặt trận phía Tây. Dựa trên các chiến thuật mà ông đã sử dụng trước đó trong các cuộc phản công thành công tại Verdun, Nivelle tin rằng mình sẽ đạt được bước đột phá này trong vòng hai ngày; sau đó, như ông tuyên bố, đường được mở ra để đi đến nơi mà người ta muốn, đến bờ biển nước Bỉ hoặc đến thủ đô, trên sông Meuse hoặc trên sông Rhine. Continue reading “17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp”

16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Đức đã tái chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi nhiều lần bị hai bên chiếm đóng trong trận chiến giữa lực lượng của Liên Xô và Đức.

Kharkov là mục tiêu quan trọng của người Đức khi xâm chiếm Liên Xô vào tháng 02/1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, với nhiều mỏ than và sắt gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất cho nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov (Kharkov Tanks Works) mà ông cho dời khỏi Kharkov vào tháng 12/1941 và chuyển lên dãy núi Ural. Stalin nóng lòng bảo vệ Kharkov đến nỗi ông ra lệnh quân đội “không được phép rút lui”, điều này đã gây ra thương vong lớn cho Hồng Quân. Continue reading “14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu

Nguồn: Battle of Verdun begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 7:12 sáng ngày này năm 1916, một phát đạn từ khẩu súng nòng dài 38cm Krupp của Đức – một trong số hơn 1.200 khẩu như vậy được dùng để bắn phá lực lượng Pháp dọc theo mặt trận trải dài 20 km qua sông Meuse – đã trúng vào nhà thờ ở Verdun, Pháp, khởi đầu Trận Verdun, kéo dài trong 10 tháng và trở thành cuộc xung đột dài nhất trong Thế chiến I.

Đến đầu năm 1916, cuộc chiến ở Pháp, từ biên giới Thụy Sĩ đến Eo biển Manche, đã sa lầy thành chiến tranh chiến hào. Bất chấp các điều kiện khó khăn trong các chiến hào, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn tin rằng chìa khóa để chiến thắng không phải là đối đầu với Nga ở phía đông mà là đánh bại Pháp trong một trận đánh lớn ở Mặt trận phía Tây. Tháng 12/1915, Falkenhayn đã thuyết phục được Hoàng đế Đức, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo quân sự khác như Paul von Hindenburg, rằng nếu kết hợp với chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên biển, tổn thất lớn của Pháp trong trận chiến sẽ đẩy người Anh – mà Falkenhayn cho là đối thủ mạnh nhất trong phe Hiệp ước – ra khỏi cuộc chiến. Continue reading “21/02/1916: Trận Verdun bắt đầu”

18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp

Nguồn: Raymond Poincare becomes president of France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày này năm 1913, Raymond Poincare, một chính trị gia bảo thủ, người đã đắc cử tổng thống Pháp trước sự phản đối của Georges Clemenceau và phe cánh tả Pháp một tháng trước đó, đã nhậm chức.

Nổi tiếng với niềm tin dân tộc chủ nghĩa cánh hữu và đức tin Công giáo mạnh mẽ của mình, Poincare từng là thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Pháp trước khi được bầu vào vị trí tổng thống. Sinh ra ở vùng Lorraine thuộc Pháp, bại trận trước quân Đức trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-71, ông ghét cay ghét đắng và đồng thời cũng e sợ Đức. Là thủ tướng trong những năm trước Thế chiến I, Poincare đã nỗ lực để củng cố các liên minh của Pháp với Anh và Nga. Continue reading “18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”