Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc

df828f18-b283

Nguồn: Carl Minzner, “Is China authoritanism decaying into personalised rule?”, East Asia Forum, 24/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang trải qua một cuộc đàn áp chính trị trong nước kéo dài nhất kể từ sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều sự quan tâm đã được dành cho tình trạng đàn áp ngày càng tăng của nhà nước nhằm vào các luật sư, các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tuy nhiên, còn có một mối quan ngại riêng biệt và cơ bản hơn.

Các nguyên tắc chuyên chế của chế độ vốn thống trị từ buổi đầu của thời kỳ cải cách hiện đại đang dần sụp đổ. Bất chấp tất cả những vấn đề liên quan tới hệ thống chủ nghĩa chuyên chế hiện tại của Trung Quốc, những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn sẽ nổi lên khi những nguyên tắc này phai nhạt. Continue reading “Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc”

Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á

park-obama-abe-at-the-hague

Nguồn: James Curran, “Trouble at sea for the US and its Asian allies,” East Asia Forum, 19/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế

image-116649

Nguồn: Adair Turner, “Western Mistakes, Remade in China”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với một sự quá độ đầy thách thức. Để đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, chính phủ đang khuyến khích một cách rất đúng đắn “vai trò quan trọng của thị trường.” Nhưng mặc dù cơ chế thị trường cạnh tranh đạt hiệu quả ở nhiều khu vực, thì ngành ngân hàng là một câu chuyện khác. Đúng là trong bảy năm qua, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phân bổ vốn của các ngân hàng đã dẫn đến các sai lầm tương tự như những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng GDP cao phụ thuộc vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và mức tiết kiệm cao gần như không bao giờ bắt nguồn từ sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể bơm tiền đầu tư trực tiếp, nhưng việc tạo tín dụng của các ngân hàng cũng có thể làm điều tương tự. Như Friedrich Hayek viết vào năm 1925, tốc độ tăng trưởng tư bản cao phụ thuộc vào những khoản ‘tiết kiệm bắt buộc’ được hỗ trợ bởi việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Continue reading “Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức

merkel

Nguồn: Marcel Fratzscher, “The rise of German isolationism”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những cuộc bầu cử vùng vừa qua tại Đức, cử tri đã bày tỏ sự chê trách mạnh mẽ Đảng của Thủ tướng Angela Merkel, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo. Với ngày càng nhiều người Đức mất niềm tin vào một giải pháp của Châu Âu đối với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, những lời kêu gọi nước Đức đi theo hướng chủ nghĩa biệt lập và đơn phương đang trở nên có tiếng vang hơn, và những lực lượng chính trị cực hữu đang ngày càng có được sức hút.

Điều này đang ngày càng gây nên rắc rối, nhưng nó không gây sửng sốt. Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục thất bại trong việc tìm ra các giải pháp chung cho các vấn đề chung ngay cả khi nó bị giày vò bởi một loạt các cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện tại, các quốc gia  EU đã thể hiện sự thiếu đoàn kết rõ ràng với nước Đức khi rất nhiều quốc gia từ chối chấp nhận gánh vác dù chỉ là một phần nhỏ trong gánh nặng. Bất chấp thỏa thuận gần đây với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm dòng người tỵ nạn từ Syria, phần lớn người Đức không kỳ vọng các đối tác trong EU sẽ thay đổi xu thế  này. Continue reading “Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức”

Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass

ukr

Nguồn: Paul Gregory, “Putin’s Government in Donbass”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 3 vừa qua, tờ Bild của Đức cho đăng một bài báo dựa trên một tài liệu mật tiết lộ cách những vùng ly khai tại miền đông Ukraine đã “được xem là những phần nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Nga” như thế nào. Các phát hiện này đã mở ra một cách nhìn nhận mới về các cuộc thương lượng hòa bình Minsk 2 đang diễn ra, qua đó lột tả được nỗi thất vọng của chính phủ Ukraine.

Tài liệu mà tờ Bild có được là bản báo cáo từ cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái của “Ủy ban Liên bộ về Cung cấp Cứu trợ Nhân đạo cho các Khu vực chịu ảnh hưởng ở miền Đông Nam khu vực Donetsk và Luhansk” của Nga. Bản báo cáo mô tả những người tham gia cuộc họp không chỉ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, mà còn đóng vai trò như một chính phủ ngầm. Các nhóm công tác phối hợp với giới chức Nga được thành lập nhằm quản lý nguồn tài chính, các chính sách kinh tế, hạ tầng giao thông và năng lượng, thương mại của khu vực này. Continue reading “Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass”

Đánh giá các ứng viên tổng thống Philippines

Philippines-presidential-candidates

Nguồn: Julio C. Teehankee & Mark R. Thompson, “Will populism prevail in the Philippine presidental election”, East Asia Forum, 08/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hậu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Philippines sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 9/5/2016. Chiến dịch tranh cử kịch tính cho đến gần đây đã được xem như cuộc cạnh tranh giữa 4 ứng cử viên chính, mỗi ứng viên tập hợp cho mình số cử tri ủng hộ gần như bằng nhau.

Nhưng các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 2 ứng cử viên “dòng chính” đã sa sút, đó là nguyên thư ký nội các Manuel ‘Mar’ Roxas thuộc Đảng Tự do cầm quyền, người nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Benigno S. ‘Noynoy’ Aquino III,  và phó Tổng thống Jejomar ‘Jojo’ Binay – Chủ tịch đảng Liên minh Dân tộc Thống nhất, người đã chuyển sang đối lập với tổng thống đương nhiệm. Continue reading “Đánh giá các ứng viên tổng thống Philippines”

Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan

tawf

Nguồn: Daniel Blumenthal, “Unwinding Taiwan’s Cold War Legacy”, Foreign Policy, 29/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Tổng thống Obama đến thăm Cuba vào tuần trước để tái thiết lập quan hệ ngoại giao với hòn đảo dưới sự cai trị của Castro và “chấm dứt di sản của Chiến tranh Lạnh” ở khu vực Mỹ Latinh, thì một Đài Loan dân chủ vẫn đang bị kìm kẹp bởi những di sản của Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Mỹ – Đài bị đóng băng vào năm 1979, năm nước Mỹ hủy bỏ liên minh Trung Hoa Dân quốc – Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà sử học vẫn tranh cãi liệu có cần sự thay đổi lớn này không để đạt được những gì chúng ta muốn trong quan hệ với Bắc Kinh. Continue reading “Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan”

Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập

aca

Nguồn: Barak Barfi, “Egypt for Sale”, Project Syndicate, 15/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Ai Cập hồi tuần trước của Vua Ả Rập Saudi Salman, hai nước đã ký kết 22 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận dầu khí trị giá 22 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang hấp hối của Ai Cập. Nhưng sự trợ giúp hào phóng nào cũng có cái giá của nó: Ai Cập đã phải trả hai hòn đảo trên Biển Đỏ mà Ả Rập Saudi đã nhượng lại cho nước này vào năm 1950. Động thái này đã vạch trần luận điệu của giới lãnh đạo Ai Cập, rằng nước này vẫn là một cường quốc khu vực, chỉ là một lời nói dối. Thật vậy, Ai Cập thậm chí còn không thể xử lý được những thách thức trong nước, do dân số phát triển quá nhanh và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp mà chính phủ không có khả năng chi trả. Đây là tình thế mà các phần tử thánh chiến đang khai thác khá thành công. Vậy làm thế nào mà Ai Cập lại rơi vào hoàn cảnh này? Continue reading “Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?

Cargo ships entering one of the busiest ports in the world, Singapore.

Nguồn: Lawrence Summers, “What’s behind the revolt against global integration?”, The Washington Post, 10/04/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, sự đồng thuận rộng rãi trong việc ủng hộ hội nhập kinh tế toàn cầu như là một nguồn lực hướng đến hòa bình và thịnh vượng đã là một trụ cột của trật tự quốc tế. Từ các thỏa thuận thương mại toàn cầu đến dự án Liên minh Châu Âu; từ hoạt động của Hệ thống Bretton Woods đến việc loại bỏ sự kiểm soát luồng vốn rộng khắp; từ sự mở rộng trên quy mô lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự gia tăng mạnh mẽ những dòng người di chuyển qua các biên giới, phương hướng chung đều vô cùng rõ ràng. Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế trong nước, các công nghệ như vận tải bằng container và Internet vốn giúp tăng cường hội nhập, cũng như bởi các thay đổi về luật pháp trong nước và những thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia, thế giới trở nên nhỏ hơn và kết nối chặt chẽ hơn. Continue reading “Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?”

Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử

vote-buttons

Nguồn: Richard N. Haass, “The State of the United States”, Project Syndicate, 24/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn hơn một nửa năm nữa mới tới, và không thể biết chắc ai sẽ được đề cử để đại diện cho hai đảng lớn, và càng không thể biết chắc ai sẽ là vị chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng cũng không phải quá sớm để đánh giá tâm trạng của hơn 320 triệu người dân nước này và ý nghĩa của nó đối với người sẽ chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử mà hẳn đối với đại đa số mọi người trên thế giới chính là một bộ phim truyền hình chính trị không hồi kết.

Tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Tờ Washington Post gần đây đã xuất bản một chuỗi các bài báo gồm 4 phần, cho thấy sự giận dữ của người dân nhắm tới Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định thương mại, Washington, các vụ bắn súng của cảnh sát, Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, người nhập cư và các mục tiêu khác. Continue reading “Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử”

Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển

tch so

Nguồn: Laura Tyson & Susan Lund, “Digital Globalization and the Developing World”, Project Syndicate, 25/03/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình. Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Trong hàng thập kỷ, với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD) năm 2007. Được thúc đẩy bởi nhu cầu và việc thuê ngoài từ các nước phát triển, các thị trường mới nổi giành được thị phần ngày càng lớn trong khối lượng giao dịch hàng hóa ngày một gia tăng này. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu. Continue reading “Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển”

Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô

image-19917-galleryV9-jmvv-19917

Nguồn: Harry J. Kazianis, “China’s Greatest Fear: Dead and Buried Like the Soviet Union”, The National Interest, 11/03/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi lăm năm trước đây, Liên Xô hùng cường cuối cùng đã bị ném vào đống tro tàn lịch sử, không bao giờ ngóc lên được nữa. Tuy nhiên, chúng ta thường quên rằng sự sụp đổ của một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người chẳng bao giờ là điều dĩ nhiên. Thật vậy, nhìn lại thời gian chỉ mười năm trước đó, đến năm 1981, rất ít người đoán trước được cái chết của Liên Xô. Trên thực tế, nhiều người dự đoán chính Mỹ mới là nước sẽ rơi vào tình thế gay go trong những năm tiếp theo đó. Ngay cả việc xem xét qua lịch sử vào thời đó cũng cho thấy một nước Mỹ còn đang vật lộn để vượt qua tình trạng trì trệ thâm căn cố đế: Liên Xô có vẻ đang đều bước gần như khắp mọi nơi, còn nền kinh tế Mỹ trong tình trạng hỗn loạn, nước Mỹ vẫn choáng váng do vết thương tình cảm từ chiến tranh Việt Nam cũng như sự từ chức của một vị tổng thống đương nhiệm. Các cú đấm cứ bồi tiếp -một cuộc khủng hoảng dường như không bao giờ kết thúc và chúng gây cảm giác về một cuộc “khủng hoảng niềm tin” thật sự. Continue reading “Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô”

Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?

fed

Nguồn: Andrés Velasco, “The World’s Reluctant Central Banker”, Project Syndicate,        29/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Continue reading “Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan

extr

Nguồn: Diego Gambetta & Steffen Hertog, “Extremism’s Strange Bedfellow”, Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, chúng ta đang gắn các đảng chính trị cực hữu với làn sóng chống Hồi giáo (Islamophobia) sôi sục. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, mối liên hệ giữa phe cực hữu, đặc biệt là ở châu Âu, và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vô cùng sâu sắc, với việc những người trung thành của cả hai nhóm đều cùng có chung một số đặc điểm.

Những mắt xích này thường rất rõ ràng. Amin al – Husseini, một học giả Hồi giáo (mufti)[1] ở Jerusalem từ 1921 đến 1937, duy trì mối quan hệ gần gũi với chế độ phát xít ở Ý và Đức. Nhiều thành viên Đảng Quốc xã ẩn náu ở Trung Đông sau Thế chiến II, và một số người thậm chí còn cải sang đạo Hồi. Và Julius Evola, nhà tư tưởng phản động người Ý, người truyền cảm hứng cho cánh hữu thời hậu chiến ở châu Âu, tuyệt đối ngưỡng mộ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và sự hy sinh quên mình mà nó đòi hỏi. Continue reading “Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan”

Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran

Mousavi

Nguồn: Robin Wright, “The Bride Wore Green: What a Wedding Says about Iran’s Future”, The New Yorker, 08/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc một bộ váy lộng lẫy màu xanh và một chuỗi ngọc trai dài xuống đến hông, Narges Mousavi lấy chồng vào ngày thứ Sáu vừa qua ở Tehran. Cô dâu, một họa sĩ, sinh ra trong một gia đình tinh hoa cách mạng. Cha của cô, Mir-Hossein Mousavi, là thủ tướng Iran trong 8 năm. Trong thập niên 1980, ông lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo non trẻ qua 8 năm chiến tranh đẫm máu với Iraq trong thời gian mà phần lớn thế giới đứng về phía Saddam Hussein, và vào năm 2009 ông tranh cử tổng thống. Mẹ của cô dâu là Zahra Rahnavard, một điêu khắc gia và là nữ hiệu trưởng đại học đầu tiên của nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong chiến dịch tranh cử của chồng bà, giới truyền thông Iran so sánh hình ảnh sống động của bà Rahnavard với Michelle Obama. Continue reading “Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran”