20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”

18/08/1958: Lolita của Vladimir Nabokov được xuất bản

Nguồn: Lolita by Vladimir Nabokov is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi của Vladimir Nabokov, Lolita, đã được xuất bản ở Mỹ.

Cuốn tiểu thuyết viết về nỗi ám ảnh của một người đàn ông dành cho một cô bé 12 tuổi đã bị bốn nhà xuất bản từ chối trước khi G.P. Putnam’s Sons chấp nhận nó. Cuốn tiểu thuyết đã trở thành một tác phẩm bestseller, cho phép Nabokov giã từ sự nghiệp giáo sư đại học của mình.

Nabokov sinh năm 1899 tại St. Petersburg, Nga, trong một gia đình giàu có và ưu tú. Ông sống trong một ngôi nhà ở St. Petersburg và một dinh thự khác ở miền quê; ông còn được học quyền anh, tennis, và cờ vua. Nabokov sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nga, theo học Đại học Cambridge, và được thừa kế 2 triệu đô la từ một ông chú. Tuy nhiên, gia đình ông đã mất phần lớn của cải khi Cách mạng Nga buộc họ phải trốn đến Đức. Continue reading “18/08/1958: Lolita của Vladimir Nabokov được xuất bản”

17/08/1998: Clinton ra làm chứng trước bồi thẩm đoàn

Nguồn: Clinton testifies before grand jury, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên ra làm chứng trước Văn phòng Công tố Độc lập (Office of Independent Counsel) với tư cách đối tượng trong một cuộc điều tra của bồi thẩm đoàn.

Việc ra làm chứng này diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài bốn năm về các cáo buộc rằng Clinton và Hillary có dính líu đến nhiều vụ tai tiếng, bao gồm quấy rối tình dục, giao dịch bất động sản bất hợp pháp và nghi ngờ về “chủ nghĩa thân hữu” trong việc sa thải các nhân viên của Nhà Trắng. Công tố viên độc lập, Kenneth Starr, sau đó đã phát hiện ra một vụ ngoại tình giữa Clinton và một thực tập sinh Nhà Trắng tên là Monica Lewinsky. Khi bị thẩm vấn về vụ việc, Clinton đã bác bỏ điều này, và Starr đã buộc tội Tổng thống khai man và cản trở công lý, điều đã buộc Clinton phải ra làm chứng vào ngày 17/08. Continue reading “17/08/1998: Clinton ra làm chứng trước bồi thẩm đoàn”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

15/08/1057: Malcolm giết Macbeth

Nguồn: Malcolm slays Macbeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1057, trong Trận Lumphanan, vua Macbeth của Scotland đã bị Malcolm Canmore giết chết. 17 năm trước, cha của Malcolm, vua Duncan I, đã bị chính Macbeth giết chết.

Macbeth là cháu nội của vua Kenneth II và có quyền thừa kế ngai vàng nhờ vợ của ông, Gruoch, là cháu của Kenneth III – vị vua Scotland bị lật đổ bởi người tiền nhiệm của Duncan là vua Malcolm II. Dưới triều vua Duncan, Macbeth là thống đốc tỉnh Moray của Scotland và là một chỉ huy quân sự được tin tưởng. Tuy nhiên, ông phản đối mối quan hệ của Duncan với người Saxon ở miền Nam, và đã nổi loạn. Ngày 14/08/1040, Macbeth giết Duncan trong một trận chiến gần Elgin, sau đó, ông được trao vương miện làm vua của Scotland. Continue reading “15/08/1057: Malcolm giết Macbeth”

Lenin có phải là gián điệp của Đức?

Nguồn: Sean Mcmeekin, “Was Lenin a German Agent?”, The New York Times, 19/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/04/1917, sau gần hai thập niên sống lưu vong ở nước ngoài, Vladimir Ulyanov, nhà cách mạng Nga thường được biết đến với bí danh Lenin, đã đến Ga Phần Lan của thành phố St. Petersburg sau một hành trình vòng vèo từ Thụy Sĩ. Ông đã ngay lập tức có một bài phát biểu mạnh mẽ và một chương trình chính trị cấp tiến gọi là “Luận cương Tháng Tư” (April Theses). Nước Nga, thế giới, và chính trị sẽ chẳng còn như trước.

Mối liên hệ của Lenin với Đức

Do Lenin đã trở về Nga qua ngả Đức – và rõ ràng là có sự hợp tác từ Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, vốn khi ấy đang chiến đấu chống lại Nga và phe Hiệp ước (Pháp, Anh và, từ ngày 06/04, Mỹ) – các đối thủ của ông đã cáo buộc rằng Lenin là gián điệp của Đức, một cáo buộc vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Continue reading “Lenin có phải là gián điệp của Đức?”

14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội

Nguồn: FDR signs Social Security Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) đã ký vào Đạo luật An sinh Xã hội (Social Security Act). Phóng viên đã chụp lại những bức ảnh khi FDR, cùng với các thành viên cao cấp của Quốc Hội, ký ban h ành một đạo luật mang tính lịch sử, nhằm đảm bảo thu nhập cho những người thất nghiệp và về hưu. FDR đã khen ngợi Quốc Hội vì điều mà ông coi là một hành động “yêu nước.”

Roosevelt lên nắm quyền lãnh đạo đất nước vào năm 1932, trong thời kỳ Đại Suy thoái, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của nước Mỹ. Đạo luật An sinh Xã hội (SSA) là một phần trong chương trình “Kinh tế Mới” (New Deal) của ông, bao gồm việc thành lập Cơ quan Quản lý Tiến độ Công việc (Works Progress Administration – WPA) và Đoàn Bảo trì Dân sự (Civilian Conservation Corps – CCC), nhằm cố gắng đưa nước Mỹ vượt khỏi Đại Suy thoái bằng cách đưa người Mỹ trở lại làm việc. Continue reading “14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội”

13/08/1961: Berlin bị chia cắt

Nguồn: Berlin is divided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, ngay sau nửa đêm, quân đội Đông Đức đã bắt đầu dựng hàng rào bằng dây thép gai và gạch để ngăn cách Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát với Tây Berlin do các nước phương Tây dân chủ kiểm soát.

Sau Thế chiến II, nước Đức bị đánh bại đã bị chia thành các khu vực thuộc kiểm soát của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Thành phố Berlin, dù về mặt kỹ thuật là thuộc khu vực kiểm soát của Liên Xô, cũng bị chia đôi. Người Liên Xô đóng ở phía đông thành phố. Sau khi cầu hàng không của Đồng Minh vào tháng 06/1948 đánh bại nỗ lực của Liên Xô nhằm phong tỏa Tây Berlin, họ đã kiểm soát Đông Berlin chặt hơn. Trong 12 năm tiếp theo, bị tách biệt hoàn toàn với phần phía Tây và về cơ bản bị chuyển thành một vệ tinh của Liên Xô, Đông Đức đã chứng kiến khoảng 2,5 đến 3 triệu người dân sang Tây Đức để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Đến năm 1961, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Đông Đức – bao gồm nhiều lao động có tay nghề, chuyên gia và trí thức – rời đi. Continue reading “13/08/1961: Berlin bị chia cắt”

12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia

Nguồn: Roosevelt and Churchill confer, map out short- and long-term goals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã gặp nhau trên một chiếc tàu tại Vịnh Placentia, Newfoundland, để trao đổi về nhiều vấn đề, từ việc hỗ trợ Liên Xô đến đe dọa Nhật Bản nhằm đạt được hòa bình sau chiến tranh.

Khi Roosevelt và Churchill gặp nhau lần đầu tiên với tư cách là lãnh đạo của hai quốc gia, điểm chính yếu trong chương trình nghị sự của họ là viện trợ cho Liên Xô “trên quy mô khổng lồ” vì nước này đã quá tuyệt vọng trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Đức. Một tuyên bố cũng được soạn thảo, mà Roosevelt đã cho công bố dưới tên của ông, trong đó trình bày rõ ràng với người Nhật rằng bất kỳ hành động xâm lược nào khác sẽ “tạo ra tình huống mà chính phủ Mỹ buộc phải có biện pháp đối phó”, ngay cả nếu điều đó có nghĩa là “Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.” Continue reading “12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia”

11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’

Nguồn: Reagan jokes about “outlawing” the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, câu nói đùa về việc đặt Liên Xô “ra ngoài vòng phát luật” của Tổng thống Ronald Reagan đã trở thành một nỗi xấu hổ quốc tế. Những nhận xét thiếu suy nghĩ của Tổng thống đã khiến các đồng minh của Mỹ kinh ngạc và tạo thành cái cớ cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô.

Khi chuẩn bị cho chương trình phát thanh hàng tuần của mình vào ngày 11/08/1984, Tổng thống Reagan đã được yêu cầu kiểm tra âm thanh. Reagan liền nói đùa, “Hỡi các công dân Mỹ, hôm nay tôi vui mừng được nói với các bạn rằng tôi đã ký một đạo luật sẽ đặt người Nga ra ngoài vòng pháp luật mãi mãi. Chúng ta sẽ bắt đầu ném bom trong vòng năm phút.” Vì phần kiểm tra âm thanh này không được phát sóng, nên mãi đến khi chương trình phát thanh kết thúc thì tin tức về “trò đùa” của Reagan mới bị tiết lộ. Continue reading “11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’”

10/08/1821: Hình thành bang mới ở phía tây Mississippi

Nguồn: New state west of the Mississippi, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, Missouri đã gia nhập Liên bang Hoa Kỳ, trở thành bang thứ 24 và là tiểu bang đầu tiên nằm hoàn toàn ở phía tây sông Mississippi.

Được đặt tên theo nhóm người Mỹ bản địa đã từng sống tại đây, Missouri chính thức thuộc về nước Mỹ theo thỏa thuận Mua lại Louisiana năm 1803. Năm 1817, Lãnh thổ Missouri nộp đơn xin trở thành tiểu bang, nhưng vấn đề liệu nó có ủng hộ chế độ nô lệ hay không đã khiến Quốc Hội trì hoãn chấp thuận. Năm 1820, người ta đã đạt được Thỏa ước Missouri, theo đó thừa nhận Missouri là một bang theo chế độ nô lệ, nhưng loại trừ chế độ nô lệ từ các vùng đất khác của Lãnh thổ Louisiana nằm về phía bắc vùng biên giới phía Nam của Missouri. Tháng 08/1821, việc Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều người. Continue reading “10/08/1821: Hình thành bang mới ở phía tây Mississippi”

09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”

08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức

Nguồn: Lee offers resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, sau thất bại tại Gettysburg, Pennsylvania, Tổng tư lệnh Robert E. Lee đã gửi tới Tổng thống Hợp bang miền Nam, Jefferson Davis, lá thư xin từ chức chỉ huy quân đội Bắc Virginia.

Bức thư đến tay Davis hơn một tháng sau khi Lee rút khỏi Pennsylvania. Ban đầu, nhiều người ở miền Nam tự hỏi liệu Lee có thực sự thua cuộc hay không. Mục đích của Lee là đánh đuổi quân Liên minh miền Bắc ra khỏi Virginia, và ông đã làm vậy. Quân Potomac (Army of the Potomac) đã phải chịu đựng hơn 28.000 thương vong, và khả năng tấn công của quân Liên minh đã tạm thời bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, Quân Bắc Virginia (Army of Northern Virginia) cũng phải chịu 23.000 thương vong, gần một phần ba tổng số lực lượng của họ. Sau nhiều tuần lễ, khi quân đội Liên minh quay trở lại Virginia, mọi chuyện trở nên rõ ràng là phe Hợp bang đã phải chịu thất bại nặng nề ở Gettysburg. Khi báo chí bắt đầu suy đoán về khả năng lãnh đạo của Lee, vị tướng vĩ đại này đã ngẫm nghĩ lại về chiến dịch đó tại tổng hành dinh của ông ở Orange Courthouse, Virginia. Continue reading “08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức”

07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu

Nguồn: Battle of Mulhouse begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc 5 giờ sáng, quân đội Pháp đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên trong Thế chiến I, tiến tới thành phố Mulhouse, nằm gần biên giới với Thụy Sĩ ở Alsace, một tỉnh của Pháp trước đây đã bị mất vào tay Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Theo kỳ vọng của Tổng Tư lệnh người Pháp, Joseph Joffre, Trận Mulhouse được dự tính sẽ giúp Pháp chiếm lại Alsace và tạo cơ sở cho các hoạt động quân sự của Pháp ở miền bắc. Theo chiến lược trong Kế hoạch 17 – tập trung chủ yếu vào chiến tranh tấn công, vì nó là kiểu chiến đấu lý tưởng cho khí thế và sức mạnh của quân Pháp – Joffre đã ra lệnh cho Tướng Bonneau và Quân đoàn VII được trang bị súng gắn lưỡi lê vượt núi Vosges, nằm ở biên giới giữa Pháp và Alsace, vào rạng sáng ngày 07/08. Continue reading “07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu”

06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu

Nguồn: Johnson signs Voting Rights Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon Baines Johnson đã ký Đạo luật Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act) nhằm đảm bảo quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi. Đạo luật này sẽ cấm việc áp đặt hạn chế đối với các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương nhằm phủ nhận quyền bỏ phiếu của người da đen.

Johnson trở thành Tổng thống vào tháng 11/1963 sau khi John F. Kennedy bị ám sát. Trong đợt tranh cử tổng thống năm 1964, ông đã chính thức được bầu với chiến thắng áp đảo, và đã dùng quyền hạn của mình để thúc đẩy các đạo luật mà ông tin rằng sẽ cải thiện lối sống của người Mỹ, bao gồm các luật mạnh mẽ hơn về quyền bỏ phiếu. Thời điểm đó đã có một cuộc diễu hành ở Alabama nhằm kêu gọi quyền bỏ phiếu; trong sự kiện này, nhiều người da đen đã bị cảnh sát tiểu bang đánh, gây mất mặt cho Quốc Hội và Tổng thống về việc ban hành đạo luật nhằm thực hiện Tu chính án 15 của Hiến pháp, vốn được Quốc Hội thông qua từ năm 1870. Continue reading “06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I

Nguồn: U.S. proclaims neutrality in World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ra tuyên bố về tình trạng trung lập của Mỹ, một lập trường được đa số người Mỹ ủng hộ.

Hy vọng ban đầu của Wilson rằng Mỹ có thể “vô tư trong suy nghĩ cũng như hành động” đã sớm bị vô hiệu hóa khi người Đức tìm cách cô lập quần đảo Anh. Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng đã nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi một số tàu Mỹ đến Anh bị làm cho hư hỏng hoặc bị đánh chìm bởi ngư lôi của Đức. Continue reading “04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký

Nguồn: Delegates sign Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, các thành viên Quốc Hội Mỹ đã ký tên vào một bản sao được phóng to của Tuyên ngôn Độc lập.

Năm mươi sáu đại biểu Quốc Hội đã ký tên vào văn kiện này, bao gồm cả một số người không có mặt trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn bản tuyên ngôn. Các đại biểu đã ký tên theo thứ tự tiểu bang từ Bắc xuống Nam, bắt đầu với Josiah Bartlett của New Hampshire và kết thúc với George Walton của Georgia. John Dickinson của Pennsylvania, cùng với James Duane, Robert Livingston và John Jay của New York đã từ chối ký. Carter Braxton của Virginia; Robert Morris của Pennsylvania; George Reed của Delaware; và Edward Rutledge của Nam Carolina tuy phản đối văn kiện nhưng vẫn ký để tạo ấn tượng về một Quốc Hội thống nhất. Năm đại biểu đã vắng mặt là các tướng George Washington, John Sullivan, James Clinton, Christopher Gadsden, cùng Thống đốc bang Virginia, Patrick Henry. Continue reading “02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký”