21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

03/06/1940: Đức ném bom Paris

Nguồn: Germans bomb Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, lực lượng không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết là dân thường.

Quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự của Pháp, giảm bớt dân số – nói ngắn gọn, là làm tê liệt tinh thần nước Pháp cũng như khả năng họ ủng hộ các quốc gia bị chiếm đóng khác – người Đức đã ném bom thủ đô Pháp mà không quan tâm chuyện hầu hết nạn nhân là thường dân, kể cả học sinh. Vụ không kích đã thành công trong việc gieo rắc nỗi sợ; Bộ trưởng Nội vụ của Pháp chỉ có thể buộc các quan chức chính phủ không được chạy trốn khỏi Paris bằng cách đe dọa họ với những hình phạt nghiêm trọng. Continue reading “03/06/1940: Đức ném bom Paris”

Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?

Nguồn:Why the French are arguing over a small dot”, The Economist, 06/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nước Pháp, các vấn đề về ngôn ngữ thường khơi dậy những cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc. Chỉ vừa mới năm ngoái, những cải cách nhằm đơn giản hóa các cách đánh vần phức tạp – bao gồm cả lựa chọn xóa bỏ dấu mũ của một số từ – đã khuấy động sự bất bình và tạo ra một cuộc phản đối trực tuyến mang tên #JeSuisCirconflexe (Tôi là dấu mũ). Cơn giận dữ về ngôn ngữ mới nhất của Pháp đã dẫn tới sự can thiệp từ thủ tướng và sự cảnh báo của Học viện Pháp ngữ, cơ quan giám hộ chính thức của tiếng Pháp, về một “mối đe dọa chết người” đối với ngôn ngữ này. Nó bắt nguồn từ việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa ngữ pháp lớp ba với một dấu chấm hiếm gặp. Tại sao lại có sự căng thẳng đến vậy? Continue reading “Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?”

30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo

Nguồn:  Joan of Arc martyred, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1431, tại xứ Rouen thuộc vùng Normandy do Anh kiểm soát, Joan d’Arc, cô gái nông dân trở thành vị cứu tinh của nước Pháp, đã bị thiêu trói vào cọc vì tội dị giáo.

Joan sinh năm 1412, là con gái của một nông dân làm thuê ở Domremy, một khu vực nằm trên ranh giới  lãnh thổ của các công tước xứ Bar và Lorraine. Năm 1415, cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp bước vào giai đoạn quyết định khi vị vua trẻ Henry V của nước Anh xâm chiếm nước Pháp và giành được hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định chống lại các lực lượng của vua Charles VI. Continue reading “30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo”

27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc

Nguồn: Operation Dynamo at Dunkirk ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, khi quân Đức tiến vào miền bắc nước Pháp trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, họ đã cắt đứt liên hệ giữa quân Anh với đồng minh người Pháp, dẫn đến một cuộc di tản rất lớn của những người lính trên biển Bắc, từ thị trấn Dunkirk tới nước Anh.

Bị mắc kẹt trước biển, quân Đồng Minh đã nhanh chóng bị người Đức bao vây tứ phía. Đến ngày 19/05/1940, các chỉ huy của quân Anh đã cân nhắc việc rút toàn bộ Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) bằng đường biển. Continue reading “27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc”

06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche

Nguồn: English Channel tunnel opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1994, trong một buổi lễ do Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterand chủ trì, một đường hầm đường sắt dưới Eo biển Manche đã chính thức mở cửa, nối liền nước Anh và châu Âu lục địa lần đầu tiên kể từ kỷ băng hà.

Đường hầm Eo biển Manche – được đặt biệt danh “Chunnel” (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – đã nối Folkstone, Anh, với Sangatte, Pháp, nằm cách nhau 31 dặm. Chunnel đã giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa Anh và Pháp chỉ còn 35 phút, và sau này là giữa London và Paris chỉ còn hai tiếng rưỡi. Continue reading “06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp

Nguồn: An American hero is arrested in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Thomas Paine đã bị bắt tại Pháp vì tội phản bội. Mặc dù các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn không rõ ràng, nhưng ông đã bị tuyên án vắng mặt vào ngày 26/12 và bị kết án. Trước khi chuyển sang Pháp, Paine là một nhân vật quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ, với cương vị là tác giả của Common Sense, tập hợp các bài viết được George Washington sử dụng nhằm truyền cảm hứng cho quân đội Mỹ. Paine chuyển đến Paris để tham gia vào cuộc Cách mạng Pháp, nhưng môi trường chính trị hỗn loạn đã chống lại ông, và ông đã bị bắt và bị kết án vì tội phản quốc. Continue reading “28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp”

22/12/1894: Bê bối Dreyfus nổ ra tại Pháp

Nguồn: Dreyfus affair begins in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1894, viên sĩ quan người Pháp Alfred Dreyfus đã bị kết tội phản bội tổ quốc bởi một toà án binh và chịu án tù chung thân vì chuyển giao bí mật quân sự cho người Đức. Bốn tháng sau đó, vị đại úy pháo binh gốc Do Thái, vốn bị buộc tội vì những bằng chứng mong manh trong một phiên xử bất thường, đã bắt đầu thụ án tù chung thân tại nhà tù khét tiếng – Nhà tù Đảo Devil ở Guyana thuộc Pháp.

Vụ án của Dreyfus chứng minh rằng thuyết bài Do Thái đã xâm nhập quân đội Pháp và toàn nước Pháp nói chung, bởi vì nhiều người cũng ca ngợi phán quyết này. Vụ việc bị bỏ xó mãi cho đến năm 1896, khi bằng chứng bị lộ ra cho thấy rằng Thiếu tá Ferdinand Esterhazy mới thực sự là người có tội. Continue reading “22/12/1894: Bê bối Dreyfus nổ ra tại Pháp”

Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?

Nguồn:Why exorcisms are on the rise in France”, The Economist, 31/07/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Pháp sư trừ tà Philippe Moscato đi từ phòng này sang phòng khác trong một căn hộ lớn ở Paris, vẩy nước thánh và niệm thần chú. “Các linh hồn hãy đi đi!”, ông hô to, nói với những ma quỷ trong nhà rằng các cuộc tấn công của chúng, kể từ bây giờ, sẽ là vô ích. Ông thông báo cho chủ nhà rằng không khí sẽ cải thiện sau khi công việc của ông hoàn thành, và toàn bộ khu chung cư có thể được hưởng lợi. Với nghi thức kéo dài một giờ này, ông Moscato bỏ túi 155 EUR (khoảng 182 USD). Ông nói ông thực hiện nghi thức trừ tà cho các căn hộ ở Paris vài lần mỗi tuần và cho khách hàng là con người khoảng một tuần một lần. Ông không phải là người duy nhất làm việc này. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng hàng loạt các pháp sư trừ tà, người chữa bệnh, ông bà đồng, nhà huyền bí thuật, pháp sư… cung cấp các dịch vụ tương tự, với mức phí lên đến 500 EUR cho mỗi nghi lễ. Một số người còn đề nghị giúp một doanh nghiệp thoát khỏi thời kỳ khó khăn, hoặc khôi phục tình yêu cho một mối quan hệ bất thành. Nhiều người giúp trừ tà cho các tòa nhà bị cho là có ma ám. Một pháp sư trừ tà tự xưng gần Paris nói rằng ông kiếm được 12.000 USD một tháng (trước thuế) bằng cách làm việc 15 tiếng đồng hồ một ngày, bao gồm cả việc tư vấn qua điện thoại. Kinh doanh trừ tà đang gia tăng ở Pháp. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao phép trừ tà lại đang gia tăng ở Pháp?”

17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ

Nguồn: France formally recognizes the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Ngoại trưởng Pháp Charles Gravier đã chính thức công nhận Mỹ là một quốc gia độc lập. Tin tức về chiến thắng áp đảo của Quân Đội Lục Địa trước vị Tướng Anh John Burgoyne ở Saratoga đã mang lại cho Benjamin Franklin đòn bẩy mới trong nỗ lực kêu gọi Pháp ủng hộ sự nổi dậy của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã thắng từ tháng 10, nhưng tin tức đã không đến được nước Pháp mãi cho đến ngày 04/12.

Franklin đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ Pháp khi ông đến nước này vào tháng 12/1776. Thất bại đáng xấu hổ của Pháp ở Bắc Mỹ trước người Anh trong Chiến tranh Bảy năm đã khiến người Pháp háo hức chờ đợi chiến thắng của Mỹ. Tuy nhiên, nhà vua Pháp miễn cưỡng ủng hộ cuộc nổi dậy một cách công khai. Thay vào đó, vào tháng 5/1776, Louis XVI đã gửi viện trợ không chính thức cho Quân đội Lục địa và nhà soạn kịch Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais đã giúp Franklin kêu gọi các khoản viện trợ cá nhân cho Mỹ. Continue reading “17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ”

02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế

Nguồn: Napoleon crowned emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, tại Nhà thờ Notre Dame ở Paris, Napoléon Bonaparte đã được trao vương niệm trở thành Napoléon I, người Pháp đầu tiên giữ danh hiệu Hoàng đế trong vòng một nghìn năm. Đức Giáo Hoàng Pius VII trao cho Napoléon chiếc vương miện mà nhà chinh phục châu Âu 35 tuổi đã tự tay đặt lên đầu mình.

Napoléon, sinh ra ở đảo Corsica, là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông nhanh chóng nổi lên trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Đến năm 1799, Pháp đã ở trong tình trạng chiến tranh với hầu hết các nước châu Âu, và Napoléon vừa về nước sau chiến dịch Ai Cập để tiếp nhận quyền lực từ chính phủ Pháp và cứu nước ông khỏi sụp đổ. Continue reading “02/12/1804: Napoléon lên ngôi Hoàng đế”

20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai

Nguồn: British launch surprise tank attack at Cambrai, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1917, sáu sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn kỵ binh của Lực lượng Viễn chinh Anh – với sự trợ giúp từ 14 phi đội thuộc Không quân Hoàng gia – đã cùng với Đội Thiết giáp Anh tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào các phòng tuyến của Đức gần Cambrai, Pháp.

Sau khi người Anh ra mắt những chiếc xe tăng bọc thép đầu tiên trong cuộc tấn công quy mô lớn tại Somme vào tháng 09/1916, hiệu quả của loại vũ khí này – ngoài giá trị ban đầu của sự ngạc nhiên – đã nhanh chóng bị nghi ngờ. Những chiếc xe tăng đầu tiên rất chậm chạp và khó sử dụng; việc điều hướng và tầm nhìn từ các thiết bị điều khiển của chúng khá yếu kém, và dù có thể chịu được đạn từ các loại súng nhỏ, nhưng xe tăng vẫn có thể bị phá hủy dễ dàng bởi đạn cối. Hơn nữa, các xe tăng thường bị sa lầy trong địa hình bùn lầy của Mặt trận phía Tây vào mùa thu và mùa đông, làm cho chúng trở nên vô dụng hoàn toàn. Continue reading “20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai”

18/11/1916: Trận Somme kết thúc

Nguồn: Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng Tư lệnh Quân đội Anh, Sir Douglas Haig, đã ra lệnh ngừng hoạt động tiến công gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp, kết thúc Trận Somme sau hơn bốn tháng xung đột đẫm máu.

Với việc Pháp rơi vào vòng vây tại Verdun kể từ tháng 02, trận Somme là nỗ lực đã được lên kế hoạch lâu dài của Haig nhằm tạo ra một cuộc đột phá cho phe Hiệp ước trên mặt trận phía Tây. Sau một tuần bắn phá bằng pháo binh, cuộc tấn công đã chính thức bắt đầu vào sáng ngày 01/07/1916, khi binh lính từ 11 sư đoàn Anh xuất hiện từ các chiến hào của họ gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp và hành quân về phía chiến tuyến với quân Đức. Continue reading “18/11/1916: Trận Somme kết thúc”

09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Sartre renounces communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô – giờ lại lên tiếng tố cáo cả Liên Xô lẫn hệ thống cộng sản của nước này sau cuộc xâm lược tàn bạo của Liên Xô vào Hungary.

Jean-Paul Sartre, sinh ra ở Paris vào năm 1905, là một trong những đại diện hàng đầu cho chủ nghĩa hiện sinh, một phong trào triết học cổ vũ cho bản tính tự do trong sự tồn tại của cá nhân con người, đồng thời tiếc thương cho sự vô nghĩa vốn có của nó. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết, kịch và luận văn triết học, Sartre đã từ chối Giải Nobel năm 1964 vì lý do một nhà văn “nên từ chối để bản thân mình bị biến thành một thể chế.” Tuy nhiên, chính Sartre đã là một thể chế: đầu tiên là như tiếng nói của chủ nghĩa hiện sinh và sau đó như lương tâm của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”