27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh

Nguồn: Churchill becomes prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia (First Lord of the Admiralty), đã trở thành Thủ tướng Anh thay cho Neville Chamberlain, khi ông này từ chức sau thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ viện.

Năm 1938, Thủ tướng Chamberlain đã ký Hiệp ước Munich với lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, giao Tiệp Khắc vào tay người Đức, nhưng theo lời Chamberlain là sẽ mang lại “hòa bình trong thời đại chúng ta.” Tháng 09/1939, hòa bình tan vỡ khi Hitler xâm lược Ba Lan. Chamberlain đã tuyên chiến chống lại Đức, nhưng trong tám tháng tiếp theo, ông lại thể hiện rằng mình chưa được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ cứu châu Âu khỏi sự càn quét của Đức Quốc Xã. Continue reading “10/05/1940: Churchill trở thành Thủ tướng Anh”

28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử

Nguồn: Benito Mussolini executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, “Il Duce” (Lãnh tụ) Benito Mussolini và người tình Clara Petacci đã bị lính cộng sản Ý bắn chết. Cả hai bị bắt gặp khi đang cố trốn sang Thụy Sĩ.

Vị cựu lãnh đạo độc tài 61 tuổi của Ý được các đồng minh người Đức đưa lên làm người đứng đầu một chính phủ bù nhìn ở miền bắc Ý trong thời kỳ mà Đức chiếm đóng nước này ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Khi quân Đồng minh tiến vào bán đảo Ý và đánh bại phe Trục, Mussolini đã xem xét các lựa chọn của mình. Continue reading “28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn

Nguồn: Soviets admit to Katyn Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Chính quyền Liên Xô đã chính thức thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn trong Thế chiến II, khiến 5.000 quan chức quân đội Ba Lan bị giết chết và được chôn trong khu mộ tập thể ở rừng Katyn. Hành động thừa nhận này là một phần trong lời hứa của Mikhail Gorbachev nhằm trở nên thẳng thắn và công bình hơn đối với lịch sử của Liên Xô.

Năm 1939, Ba Lan bị xâm lược bởi phát xít Đức từ phía Tây và bởi quân đội Liên Xô từ phía Đông. Trong mùa xuân năm 1940, hàng ngàn quan chức quân đội Ba Lan đã bị lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô bắt giữ, đưa tới rừng Katyn bên ngoài Smolensk. Họ bị thảm sát, và chôn trong một ngôi mộ tập thể. Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm vùng lãnh thổ Ba Lan mà người Liên Xô đang nắm giữ. Năm 1943, khi cuộc chiến chống Liên Xô trở nên tồi tệ, người Đức tuyên bố họ đã khai quật được hàng ngàn xác chết trong rừng Katyn. Continue reading “13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn”

09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch

Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.

Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”) Continue reading “09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch”

06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp

Nguồn: Germany invades Yugoslavia and Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, không quân Đức đã bắt đầu Chiến dịch Castigo – đánh bom Belgrade (Thủ đô Nam Tư) và cho 24 sư đoàn cùng 1.200 xe tăng tiến vào Hy Lạp.

Đợt tấn công vào Nam Tư đã diễn ra nhanh chóng và tàn bạo, một hành động khủng bố dẫn đến cái chết của 17.000 thường dân – đây là con số thương vong dân thường trong một ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Continue reading “06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp”

29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt

Nguồn: Patton takes Frankfurt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tập đoàn quân thứ ba của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đã chiếm được Frankfurt khi vị tướng già đang trên đường đưa quân sang phía Đông.

Trong tiếng Đức, Frankfurt am Main có nghĩa đen là ‘Frankfurt trên sông Main’. Đây là vùng đất nằm ở miền tây nước Đức, là thủ đô của nước này vào giữa thế kỷ 19 (năm 1866, nó được sáp nhập vào Phổ và không còn là một khu vực tự do.) Khi được sáp nhập vào nước Đức thống nhất, Frankfurt đã phát triển thành một thành phố công nghiệp quan trọng, và do đó, trở thành mục tiêu ném bom chính của quân Đồng minh. Continue reading “29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo

Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom. Continue reading “09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo”

07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine

Nguồn: Hitler reoccupies the Rhineland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Locarno khi đưa quân Đức vào Rhineland, một khu vực phi quân sự dọc theo sông Rhine ở phía Tây nước Đức.

Hiệp ước Versailles, được ký  vào tháng 07/1919 – tám tháng sau khi Thế chiến I kết thúc – bao gồm các điều khoản về bồi thường chiến phí và trừng phạt hòa bình đối với nước Đức thua trận. Sau khi bị buộc phải ký hiệp ước, đoàn đại biểu Đức tại hội nghị hòa bình đã thể hiện thái độ bằng cách bẻ gãy chiếc bút họ đang dùng. Theo Hiệp ước Versailles, lực lượng quân sự Đức bị cắt giảm tới mức không đáng kể và Rhineland bị biến thành khu vực phi quân sự. Continue reading “07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine”

26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân

Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.

Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe. Continue reading “26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân”

19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima

Nguồn: Marines invade Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu thực hiện Chiến dịch Detachment (Operation Detachment) nhằm chiếm Iwo Jima – một hòn đảo cằn cỗi ở Thái Bình Dương mà bấy giờ đang do pháo binh Nhật Bản chiếm đóng. Đối với người Mỹ, hòn đảo là vị trí chiến lược để xây dựng sân bay phục vụ việc ném bom Nhật Bản, vốn chỉ cách đó có 660 dặm.

Từ tháng 02/1944, lính Mỹ đã bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng vệ của Nhật tại Iwo Jima, bằng cách cho các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo trong suốt 74 ngày. Xét trong cả cuộc chiến thì đây là đợt ném bom dài nhất trước khi xâm lược, nhưng nó là cần thiết vì người Nhật đã tăng cường bảo vệ hòn đảo, cả ở trên bộ lẫn ngầm dưới mặt đất, với một mạng lưới các hầm ngầm. Trước khi thực sự đổ bộ, phía Mỹ đã triển khai một nhóm lính đặc công nước (lực lượng người nhái.) Khi quân Nhật bắn vào đội người nhái này, họ cũng làm lộ nhiều vị trí vũ khí “bí mật” của mình. Continue reading “19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam

Nguồn: Japanese soldier found hiding on Guam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, sau 28 năm lẩn trốn trong rừng rậm của đảo Guam, trung sĩ người Nhật Shoichi Yokoi đã được các nông dân địa phương phát hiện. Khi được tìm thấy, ông thậm chí còn không biết rằng Thế chiến II đã kết thúc.

Guam là một hòn đảo rộng 200 dặm vuông nằm về phía tây Thái Bình Dương. Năm 1898, người Mỹ đã giành được hòn đảo này sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo. Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Continue reading “24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam”

23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler

Nguồn: Lindbergh to Congress: Negotiate with Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Charles A. Lindbergh, người được xem là anh hùng dân tộc của Mỹ kể từ sau chuyến bay một mình không ngừng qua Đại Tây Dương, đã ra điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện về Đạo luật Lend-Lease và đề xuất rằng Mỹ nên đàm phán một hiệp ước trung lập với Hitler.

Lindbergh sinh năm 1902 tại Detroit, có cha là một Hạ nghị sĩ. Niềm đam mê với việc bay trên bầu trời đã khiến ông theo học tại trường hàng không Lincoln, Nebraska, và sau đó trở thành một phi công kiêm liên lạc viên. Ông thường xuyên bay theo con đường từ St. Louis đến Chicago, và rồi bất ngờ quyết định cố gắng để trở thành phi công đầu tiên bay một mình không nghỉ từ New York đến Paris. Continue reading “23/01/1941: Lindbergh khuyên Mỹ đàm phán với Hitler”

14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu

Nguồn: Roosevelt and Churchill begin Casablanca Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Winston Churchill và Tổng thống Franklin D. Roosevelt cùng với phái đoàn của mình nhóm họp tại Casablanca, Morocco. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược và nghiên cứu giai đoạn tiếp theo của Thế chiến II. Cuộc họp này đánh dấu lần đầu tiên một vị Tổng thống rời khỏi đất Mỹ trong thời chiến. Các thành viên còn lại của buổi họp là hai lãnh đạo của chính phủ Pháp đang sống lưu vong, tướng Charles de Gaulle và tướng Henri Giraud, những người đã được đảm bảo về một nước Pháp thống nhất sau chiến tranh. Continue reading “14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu”