05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris

Nguồn: Italian delegates return to Paris peace conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, phái đoàn Ý—do Thủ tướng Vittorio Orlando và Ngoại trưởng Sidney Sonnino dẫn đầu— đã trở lại Hội nghị Hòa bình Versailles ở Paris, Pháp, sau khi đột ngột rời đi 11 ngày trước đó sau các cuộc đàm phán gây tranh cãi về lãnh thổ mà Ý sẽ nhận được sau Thế chiến I.

Tháng 5/1915, Ý tham gia Thế chiến I và về cùng phe với Anh, Pháp và Nga, dựa trên Hiệp ước London được ký một tháng trước, trong đó quân Đồng minh Hiệp ước hứa hẹn giao cho Ý quyền kiểm soát một lãnh thổ lớn sau chiến tranh. Continue reading “05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris”

10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý

Nguồn: Landslide kills thousands in Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một trận lở đất ở Ý đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng sau khi nó làm cho một dòng nước khổng lồ đột ngột tràn qua một con đập.

Đập Diga del Vajont được xây trên Hẻm núi Vaiont nhằm cung cấp năng lượng thủy điện cho miền bắc nước Ý. Nằm cách Belluno 10 dặm về phía đông bắc, con đập được xây cao 267m tính từ mực nước Sông Piave và có phần đáy rộng 23m. Diga del Vajont đã tạo ra một hồ chứa lớn, với hơn 27.870 m3 nước. Tuy nhiên, bất chấp việc được xây dựng rất kiên cố, vị trí của con đập này đơn giản là một lựa chọn tồi. Continue reading “09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý”

07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý

Nguồn: Palestinian terrorists hijack an Italian cruise ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, bốn kẻ khủng bố người Palestine đã nhảy lên tấn công con tàu du lịch sang trọng Achille Lauro của Ý ngay sau khi nó rời Alexandria, Ai Cập. Những kẻ có vũ trang này đến từ Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PLF), nhánh khủng bố của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) do Abu Abbas đứng đầu. Các tay súng đã dễ dàng kiểm soát Achille Lauro vì trên tàu không có lực lượng an ninh.

Abbas từng chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào Israel và các công dân của nước này hồi đầu thập niên 1980. Ông ta nhiều lần cử người sử dụng tàu lượn và khinh khí cầu nhằm thực hiện các nhiệm vụ ném bom nhắm vào Israel, nhưng tất cả đều thất bại thảm hại. Để cứu vãn danh tiếng của mình, Abbas đã ra lệnh cướp tàu Achille Lauro. Tuy nhiên, không có mục tiêu hoặc yêu cầu cụ thể nào được đặt ra trong ‘sứ mệnh’ này. Continue reading “07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý”

06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình

Nguồn: Mussolini fires his son-in-law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, lo lắng về thái độ phản chiến ngày càng tăng của Bá tước Galeazzo Ciano, con rể của mình, Benito Mussolini đã quyết định loại Ciano khỏi vị trí người đứng đầu bộ ngoại giao Ý và tự mình đảm nhận nhiệm vụ này.

Ciano đã trung thành với chủ nghĩa phát xít kể từ những ngày đầu khi tham gia vào cuộc tuần hành ở Rome vào năm 1922, đánh dấu sự kiện phe Áo đen lên nắm quyền ở Ý. Ông tốt nghiệp Đại học Rome với bằng luật, rồi trở thành một nhà báo. Ngay sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp trong đoàn ngoại giao của Ý, làm tổng lãnh sự tại Trung Quốc. Ông kết hôn với con gái của Mussolini, Edda, vào năm 1930; và kể từ đó Ciano nhanh chóng leo lên nấc thang chính trị: từ Trưởng Văn phòng Báo chí thành thành viên của Đại Hội đồng Phát xít, nhóm cố vấn nội bộ của Mussolini. Continue reading “06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình”

11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily

Nguồn: Germans begin to evacuate Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đức bắt đầu một cuộc di tản kéo dài sáu ngày khỏi đảo Sicily của Ý sau thất bại trước quân Đồng Minh, lực lượng đã xâm chiếm hòn đảo vào tháng Bảy.

Đức đã luôn hiện diện ở Sicily kể từ những ngày đầu cuộc chiến. Nhưng với sự xuất hiện của tướng George S. Patton cùng Tập đoàn quân số 7 và tướng Bernard Montgomery cùng Tập đoàn quân số 8, lính Đức đã chẳng thể giữ được vị trí của họ. Cuộc tháo chạy bắt đầu tại Eo biển Messina, vùng nước rộng hai dặm ngăn cách Sicily với lục địa Ý. Continue reading “11/08/1943: Quân Đức bắt đầu sơ tán khỏi Sicily”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

Thế giới hôm nay: 21/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: NCQT

TIN VẮN

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã từ chức. Ông Conte chỉ trích Matteo Salvini, lãnh đạo Liên minh phương Bắc cực hữu, vốn là thành viên liên minh cầm quyền nhưng đã đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại ông Conte và kêu gọi tiến hành bầu cử mới. Tỉ lệ ủng hộ Liên đoàn phương Bắc hiện đang tăng mạnh trong các cuộc thăm dò. Bầu cử có thể được tổ chức nếu một chính phủ liên minh mới không thể được thành lập.

BHP, một công ty Anh-Úc và là một trong những công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới, đã tuyên bố lợi nhuận hàng năm tăng gấp đôi lên 8,3 tỷ đô la trong năm qua. Giá hàng hóa cơ bản cao hơn đã giúp tăng lợi nhuận, đặc biệt là quặng sắt, có giá tăng gần 50% trong năm qua. Một đóng góp lớn khác cho lợi nhuận là thiệt hại thấp hơn dự kiến ​​từ vụ vỡ đập năm 2015. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2019”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”

18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý

Nguồn: The Red Brigade terrorizes Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, công tố viên người Ý Mario Sossi đã bị bắt cóc bởi các thành viên của Lữ đoàn Đỏ (Red Brigades). Đây là lần đầu tiên nhóm khủng bố cánh tả trực tiếp tấn công chính phủ Ý, đánh dấu sự khởi đầu của căng thẳng kéo dài tận 10 năm.

Năm 1969, tổ chức Lữ đoàn Đỏ được thành lập bởi một sinh viên đại học, Renato Curcio, nhằm “chiến đấu chống lại nhà nước đế quốc của các công ty đa quốc gia.” Ban đầu, tổ chức non trẻ này hạn chế các hoạt động, chỉ bao gồm các hành động phá hoại và đốt phá nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vào năm 1972, họ đã bắt cóc Idalgo Macchiarini, giám đốc của SIT-Siemens, nhưng đã thả ông ra một thời gian ngắn sau cùng với một bảng hiệu, “Đánh 1 để dạy 100. Quyền lực cho quần chúng vũ trang.” (Colpiscine uno per educarne cento! Tutto il potere al popolo armato.) Continue reading “18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý”

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI

Nguồn: Italy’s plan to join China’s Belt and Road Initiative ruffles feathers”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý. Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. Continue reading “Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý

Nguồn: Germans slaughter Italian civilians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức xâm lược đã bắn chết hơn 300 dân thường Ý –  hành động trả thù cho cuộc tấn công của Ý vào một đơn vị SS.

Kể từ khi Ý đầu hàng phe Đồng minh vào mùa hè năm 1943, Đức đã chiếm các vùng rộng lớn trên bán đảo này để ngăn chặn quân Đồng minh sử dụng Ý làm căn cứ phát động các chiến dịch chống lại các thành trì của Đức ở những nơi khác, như bán đảo Balkan. Việc chiếm đóng Ý cũng sẽ trao cho quân Đồng minh những căn cứ không quân của Ý, đe dọa thêm sức mạnh không quân của Đức. Continue reading “23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”