AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập

Nguồn:Eisenhower rejects calls for U.S. ‘isolationism’,” History.com (truy cập ngày 09/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, trong một bài phát biểu mạnh mẽ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã phản bác những lời chỉ trích về chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của ông. Eisenhower nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu và sẽ duy trì một nền quốc phòng mạnh mẽ. Chỉ một vài tháng sau khi lên nắm quyền tổng thống, và với cuộc Chiến tranh Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội, Eisenhower đã đặt ra cách tiếp cận cơ bản cho chính sách đối ngoại của ông bằng bài phát biểu này.

Ít tuần trước đó, Thượng nghị sĩ Robert Taft và Đại tướng Hoyt Vandenberg đã đưa ra những thách thức đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống. Taft lập luận rằng nếu nỗ lực để đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Triều Tiên đã thất bại thì Hoa Kỳ nên rút khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và đưa ra chính sách của riêng mình để đối phó với Bắc Triều Tiên. Còn Vandenberg đã nổi giận với đề nghị cắt giảm 5 tỉ đô la Mỹ từ ngân sách của lực lượng không quân của Eisenhower. Continue reading “10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa

Mao_89906934_177359c

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 9/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Mao Trạch Đông là lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc và là người lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là người chịu trách nhiệm cho các chính sách thảm họa: ‘Đại nhảy vọt’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong một gia đình làm nghề nông ở làng Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sau khi học sư phạm, ông tới Bắc Kinh làm việc trong thư viện của trường đại học. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu đọc các tài liệu của chủ nghĩa Marx. Năm 1921, Mao trở thành một trong những thành viên sáng lập nên Đảng Cộng sản Trung Quốc và lập một đảng bộ tại Hồ Nam. Năm 1923, Quốc dân đảng liên minh với Đảng Cộng sản để đánh bại các lãnh chúa đang kiểm soát phần lớn miền bắc Trung Quốc. Đến năm 1927, lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tiến hành một cuộc thanh trừng chống cộng. Continue reading “Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa”

Trung Quốc sắp đổ vỡ?

china_real_estate_bubble_debt_collapse

Nguồn: Robert J. Samuelson, “China’s Coming Crash?”, The Washington Post, 24/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã đến lúc để lo lắng về Trung Quốc.

Trong bất kì danh sách nào về những thảm họa đe dọa nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Trung Quốc luôn đứng đầu hoặc luôn xếp ở gần vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nguyên nhân sẽ gây ra “sự sụp đổ” là chưa rõ ràng. Tỉ lệ tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã giảm từ 10%/ năm- mức tăng trưởng trung bình từ cuối thập kỉ 1970 cho đến 2011- xuống còn 7%, nhưng con số này vẫn còn cao so với các mức tiêu chuẩn trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc có tiếp diễn và chỉ số tăng trưởng có xuống mức thấp hơn nữa hay không.

Một Trung Quốc chững lại có thể khiến thế giới trở lại suy thoái. Vì Trung Quốc là một khách hàng lớn về các vật liệu thô (các loại ngũ cốc, kim loại, nhiên liệu), giá của những sản phẩm này sẽ vẫn còn trì trệ. Công suất dư thừa của Trung Quốc về các sản phẩm công nghiệp cơ bản, như thép, sẽ ngày càng được xuất khẩu và kiềm chế giá ở mức thấp. Điều này sẽ làm giảm bất cứ sự phục hồi nào trong đầu tư kinh doanh toàn cầu. Lòng tin sẽ bị ảnh hưởng. Continue reading “Trung Quốc sắp đổ vỡ?”

09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino”

A210-15

Nguồn:CIA report challenges ‘domino theory’,” History.com (truy cập ngày 08/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1964, để trả lời một câu hỏi chính thức được Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đưa ra – rằng “Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thật là sụp đổ [trước lực lượng cộng sản] nếu miền Bắc Việt Nam kiểm soát được Lào và miền Nam Việt Nam hay không?” – Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đệ trình một bản báo cáo mà về cơ bản là đã thách thức “thuyết domino” vốn là trụ cột của các chính sách dưới thời chính quyền Johnson.

“Thuyết domino” giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo “như những quân bài domino,” và học thuyết này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Mỹ dành cho Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino””

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)

1359680

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc được cho là đang phát triển tiêm kích có khả năng cất cánh – hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Chi phí để phát triển một loại máy bay như vậy là rất tốn kém, và do đó, nó cho thấy sự quyết tâm của Bắc Kinh trong một quyết định mang tính chiến lược về quân sự. Về mặt lý thuyết, một máy bay có khả năng VTOL sẽ rất hữu dụng bởi chúng không cần đường băng dài như các loại máy bay thông thường khác, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở như rừng núi, hải đảo.

Trong lịch sử, Liên Xô đã từng thử nghiệm một loại máy bay tương tự là Yak-38 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Công tác thử nghiệm cho thấy còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải giải quyết, đặc biệt là khả năng cất cánh và hạ cánh của máy bay khi tải trọng nặng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)”

George Marshall – Người “phục hưng châu Âu”

111128024640_george-marshall

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 8/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Marshall (1880-1959) là chỉ huy quân sự người Mỹ, Tổng tham mưu trưởng lục quân trong Thế chiến thứ hai và sau đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ. Ông đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính cho công cuộc tái thiết Châu Âu sau chiến tranh, được biết đến với tên gọi “Kế hoạch Marshall”.

George Catlett Marshall sinh ngày 31 tháng 12 năm 1880 tại Uniontown, Pennsylvania. Năm 1902, ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Virginia và bắt đầu sự nghiệp của mình trong Quân đội Hoa Kỳ. Trong Thế chiến thứ nhất ông chiến đấu trong binh đoàn của Tướng John J. Pershing, chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ tới Pháp năm 1917. Ông tiếp tục làm trợ lý cho Pershing khi quay lại Mỹ. Trong những năm giữa hai cuộc thế chiến, Marshall phục vụ trong quân đội Mỹ đóng tại Trung Quốc và giảng dạy tại các tổ chức quân sự khác nhau. Continue reading “George Marshall – Người “phục hưng châu Âu””

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời

Nguồn:Founder of Islam dies,” History.com (truy cập ngày 07/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 8 tháng 6 năm 632, ở Medina, thuộc Ả Rập Xê-út ngày nay, Muhammad, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, đã qua đời trong vòng tay của Aishah, người vợ thứ ba yêu quý của ông.

Sinh ra ở Mecca trong một gia đình có gốc gác khiêm tốn, Muhammad cưới một góa phụ giàu có năm ông 25 tuổi và sống như một thương nhân bình thường trong suốt 15 năm sau đó. Năm 610, trong một hang động trên núi Hira nằm ở miền Bắc Mecca, ông nhìn thấy cảnh mà trong đó Thiên Chúa, qua giọng của thiên thần Gabriel, báo rằng ông được chọn để trở thành đấng tiên tri Ả Rập của một “tôn giáo đích thực.” Từ đó ông bắt đầu khám phá những mạc khải tôn giáo mà sau này ông cùng những người khác gom nhặt lại thành Kinh Koran. Những mạc khải đó đã trở thành nền tảng của Hồi giáo. Continue reading “08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời”

Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”

Thomas Malthus – Cha đẻ của Thuyết dân số

Malthus

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Thomas Malthus là nhà kinh tế người Anh nổi tiếng. Học thuyết về sự tăng trưởng dân số của ông có tầm ảnh hưởng to lớn.

Thomas Robert Malthus sinh tháng 2 năm 1766 gần Guildford, Surrey. Cha ông là một người giàu có nhưng khá khác thường và cho con được giáo dục tại gia. Malthus theo học tại Đại học Cambridge và đạt được bằng thạc sỹ vào năm 1791. Năm 1793, ông trở thành giảng viên của trường Đại học Jesus, Cambridge. Năm 1805, Malthus là giáo sư sử học và kinh tế chính trị học (giảng viên đầu tiên của bộ môn này) tại trường East India Company tại Haileybury, Hertfordshire tới tận lúc qua đời. Continue reading “Thomas Malthus – Cha đẻ của Thuyết dân số”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự

young-gandhi_2683415b

Nguồn:Gandhi’s first act of civil disobedience,” History.com (truy cập ngày 06/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1893, trong một sự kiện có ảnh hưởng đáng kể tới người dân Ấn Độ sau này, Mohandas K. Gandhi, một luật sư trẻ người Ấn Độ đang làm việc ở Nam Phi, đã từ chối tuân thủ các quy định mang tính phân biệt chủng tộc trên một chuyến tàu ở Nam Phi, sau đó bị đuổi khỏi tàu ở thành phố Pietermaritzburg.

Sinh ra ở Ấn Độ nhưng theo học tại Anh, đầu năm 1893, Gandhi đến Nam Phi để hành nghề luật theo hợp đồng kéo dài một năm. Cư trú ở Natal, ông phải chịu sự phân biệt chủng tộc và những quy định pháp luật của Nam Phi hạn chế quyền lợi của người lao động Ấn Độ. Sau này nhớ lại, Gandhi đã gọi thời khắc mà ông bị buộc phải rời khỏi toa xe lửa hạng nhất và sau đó bị ném ra khỏi chuyến tàu hôm mùng 7 tháng 6 là thời khắc quyết định của ông. Từ đó trở đi, ông quyết tâm chống lại sự bất công và bảo vệ những quyền lợi của mình trong vai trò một người Ấn Độ nói riêng và một con người nói chung. Continue reading “07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự”

Jean Moulin – Người anh hùng chống Đức của Pháp

jeanmoulin

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jean Moulin (1899-1943) là anh hùng trong cuộc Kháng chiến của người Pháp trong Thế chiến thứ hai. Ông là người đã hợp nhất những phong trào tự phát rải rác chống lại sự chiếm đóng của Đức.

Jean Moulin sinh ngày 20 tháng 6 năm 1899 tại Beziers, miền tây nam nước Pháp, là con trai của một giáo sư sử học. Năm 1918 ông ghi danh vào quân đội nhưng chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Sau Thế chiến thứ nhất, Moulin làm việc trong lĩnh vực hành chính và nhanh chóng thăng tiến thành tỉnh trưởng (tức trưởng vùng hành chính) của Chartres – là người trẻ nhất giữ chức vụ này của Pháp. Continue reading “Jean Moulin – Người anh hùng chống Đức của Pháp”

Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ

Renmimbi_640x3601

Nguồn: Lee Jong-Wha, “The Irresistible Rise of the Renminbi,” Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đến cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ quyết định liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có cùng với đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, và đô la Mỹ tham gia vào rổ tiền tệ để quyết định giá trị tài sản dự trữ quốc tế của mình, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay không. Trung Quốc đang thúc ép việc đưa đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ này. Liệu nó có được chấp nhận?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 để bổ sung cho những đồng tiền dự trữ hiện có lúc đó, qua đó cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, vai trò của SDR phần lớn vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của IMF; phần đóng góp của nó tại các thị trường tài chính toàn cầu và dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương là không đáng kể. Continue reading “Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ”

06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie

140605123850-d-day-normandy-1-story-top

Nguồn:D-Day,” History.com (truy cập ngày 05/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù từ “D-Day” thường được dùng như một biệt ngữ quân sự để chỉ ngày một chiến dịch hay sự kiện diễn ra, đối với nhiều người, nó cũng đồng nghĩa với ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đội Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie, Pháp, bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong vòng ba tháng, miền Bắc của nước Pháp đã được giải phóng và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Đức, nơi họ nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía Đông.

Với việc quân đội của Hitler kiểm soát hầu như toàn bộ châu Âu lục địa, các nước Đồng Minh hiểu rằng việc đổ bộ thành công lên châu lục này là trọng tâm để giành chiến thắng. Hitler cũng hiểu rõ điều đó, và đã dự kiến một cuộc tấn công vào phía Tây Bắc châu Âu vào mùa xuân năm 1944. Hitler hi vọng đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi bờ biển với một cuộc phản công mạnh mẽ giúp trì hoãn những nỗ lực tấn công của quân đội Đồng Minh trong tương lai, cho Hitler dành thời gian tập trung lực lượng để đánh bại Liên Xô ở phía Đông. Hitler tin rằng một khi điều đó được hoàn thành thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về tay mình. Continue reading “06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie”

Bernard Montgomery – Thống chế quân đội Anh

107

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Montgomery là vị tướng người Anh nổi tiếng nhất trong Thế chiến thứ hai, được biết đến với chiến thắng trong trận El Alamein tháng 11/1942. Biệt danh của ông là ‘Monty’.

Bernard Law Montgomery sinh ngày 17 tháng 11 năm 1887 tại London. Ông theo học tại trường Thánh Paul và Học viện quân sự Hoàng gia tại Sandhurst, và nhập ngũ vào Trung đoàn Hoàng gia Warwickshire năm 1908. Ông bị thương nặng đầu Thế chiến thứ hai, do đó thời gian còn lại của cuộc chiến ông làm việc tại văn phòng.

Những năm giữa hai cuộc chiến, ông hành quân đến Ấn Độ, Ai Cập và Palestine. Tháng 4/1939, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Sư đoàn thứ ba thuộc Lực lượng Viễn chinh Anh tham các giao tranh trước Trận chiến nước Pháp tháng 6/1940.[1] Continue reading “Bernard Montgomery – Thống chế quân đội Anh”

Giải trừ quân bị (Disarmament)

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Giải trừ quân bị là việc cắt giảm, hạn chế hoặc xoá bỏ vũ khí. Cần phân biệt khái niệm giải trừ quân bị (disarmament) với khái niệm “kiểm soát vũ khí” (arms control). Kiểm soát vũ khí chủ yếu liên quan tới việc kiềm chế sự phát triển về số lượng của các loại vũ khí chứ không nhất thiết bao gồm việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các loại vũ khí mà một quốc gia sở hữu. Việc giải trừ quân bị chủ yếu dựa trên nhận định cho rằng bản thân các loại vũ khí cũng là một nguồn dẫn tới các loại xung đột.

Giải trừ quân bị thường áp dụng cho các quốc gia quân sự, hay nói cách khác là các quốc gia có tiềm năng quân sự mạnh với đa dạng các loại hình vũ khí. Việc giải trừ quân bị thường diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Continue reading “Giải trừ quân bị (Disarmament)”

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

Nguồn:FDR takes United States off gold standard,” History.com (truy cập ngày 04/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1933, Mỹ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng, một hệ thống tiền tệ mà trong đó tiền tệ được bảo đảm bằng vàng, khi Quốc hội ban hành một nghị quyết chung vô hiệu hóa quyền yêu cầu thanh toán bằng vàng của chủ nợ. Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng từ năm 1879, ngoại trừ một lệnh cấm xuất khẩu vàng trong Thế chiến thứ nhất, nhưng sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930 đã khiến công chúng lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách này không thể đứng vững.

Ít lâu sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó. Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, một trong những cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là tăng cung tiền. Và nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thì nó sẽ có khả năng tăng cung tiền cao hơn. Khi phải đối mặt với những áp lực tương tự, Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931, và Roosevelt đã lưu ý điều đó. Continue reading “05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng”