10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu

Nguồn: The Battle of Britain begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Đức đã có trận đánh đầu tiên trong một loạt các vụ đánh bom lên nước Anh, khởi đầu cho Trận chiến Nước Anh (Battle of Britain) kéo dài ba tháng rưỡi.

Sau khi Đức chiếm được Pháp, người Anh biết rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi phe Trục chuyển hướng qua Eo biển Mache (Eo biển Anh). Và vào ngày 10/07, 120 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Đức đã tấn công một đoàn tàu vận tải của Anh ngay tại eo biển, trong khi 70 máy bay ném bom khác tấn công các bến tàu đậu tại South Wales. Continue reading “10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu”

Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?

Tác giả: Tiết Dung (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tình trạng tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao gay gắt, những tiếng la ó đòi “đánh” vang lên nhức nhối.

Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản lần thứ ba.[1] Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần phân tích nghiêm chỉnh tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh. Continue reading “Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?”

09/07/1941: Mã Enigma bị phá

Nguồn: Enigma key broken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, các nhà mật mã học của Anh đã giải mã thành công ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông.

Các chuyên gia người Anh thực ra đã giải được nhiều mã Enigma ở Mặt trận phía Tây. Enigma là máy mã hóa tinh vi nhất của Đức, đóng vai trò quan trọng trong việc bí mật truyền thông tin. Chiếc máy này do Hugo Koch, một người Hà Lan, phát minh vào năm 1919. Nó có bề ngoài trông giống như một máy đánh chữ và ban đầu được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Quân đội Đức đã điều chỉnh máy Enigma để sử dụng trong thời chiến và xem hệ thống mã hoá của nó là thứ không thể phá vỡ được. Nhưng họ đã sai. Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra. Continue reading “09/07/1941: Mã Enigma bị phá”

08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý

Nguồn: Ernest Hemingway wounded on the Italian front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Ernest Hemingway, khi ấy mới 18 tuổi và đang là một tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, đã bị trúng đạn súng cối trong khi phục vụ ở Mặt trận Ý, dọc theo vùng Đồng bằng Sông Piave, trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Oak Park, Illinois, Hemingway đang làm phóng viên cho tờ Kansas City Star khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu vào năm 1914. Ông đã tình nguyện làm việc cho Hội Chữ Thập Đỏ ở Pháp trước khi Mỹ tham chiến vào tháng 04/1917. Sau đó, ông được chuyển giao đến mặt trận Ý, nơi ông đã tham gia vào chuỗi trận thắng của Ý dọc theo Đồng bằng Sông Piave trong những ngày đầu tháng 07/1918, vốn đã khiến 3.000 người Áo bị bắt làm tù binh. Continue reading “08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý”

Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?

Nguồn:What to call Britain’s Conservative party”, The Economist, 01/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng của Theresa May được biết đến với nhiều tên gọi. Những cái tên này đến từ đâu?

Có những gì trong một cái tên? Một tuần trước cuộc tổng tuyển cử của Anh [8/6/2017], các cử tri đã nên có một ý tưởng tương đối rõ ràng về những gì mà các đảng đại diện, ngoại trừ trường hợp của Đảng Bảo thủ, bởi lẽ nhiều người vẫn có thể đang tự hỏi về tên gọi thực sự của đảng này. Họ thường được gọi là đảng viên “Đảng Bảo thủ” (Conservatives), nhưng tuyên ngôn của họ đã được đưa ra dưới tên gọi “Đảng Bảo thủ và Liên hiệp” (Conservative and Unionist Party). Thường xuyên hơn, họ chỉ đơn giản được gọi là “Tory”. Vậy tên gọi nào là chính xác? Continue reading “Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?”

07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm

Nguồn: Terrorists attack London transit system at rush hour, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, các quả bom đã được kích nổ trong ba ga tàu điện ngầm đông đúc và một xe buýt trong giờ cao điểm ở London. Các vụ đánh bom tự sát này, được cho là do al-Qaida thực hiện, đã làm 56 người thiệt mạng, gồm cả những người mang bom, và làm bị thương thêm 700 người khác. Đây là cuộc tấn công lớn nhất vào nước Anh kể từ Thế chiến II. Không có lời cảnh báo nào được đưa ra.

Vụ đánh bom đã nhắm vào London Underground, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Các vụ nổ diễn ra gần như đồng thời, vào khoảng 8:50 sáng, trên các chuyến tàu ở ba địa điểm: giữa trạm Aldgate và trạm Liverpool Street trên Tuyến Circle; giữa trạm Russell Square và trạm King’s Cross trên Tuyến Piccadilly; và tại trạm Edgware Road, cũng trên Tuyến Circle. Gần một giờ sau, một chiếc xe buýt hai tầng ở Upper Woburn Place gần Quảng trường Tavistock cũng bị tấn công; nóc xe buýt bị thổi tung. Continue reading “07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm”

Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s American Menace”, Project Syndicate, 25/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump – dựa trên các chiến thuật và giao dịch (mang tính ngắn hạn), hơn là theo tầm nhìn chiến lược – đã tạo ra một loạt  “giật cục” bất ngờ. Thiếu tầm nhìn định hướng, chứ chưa nói tới những ưu tiên rõ ràng, Trump đã gây bối rối cho các đồng minh và các đối tác chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Châu Á – qua đó đe dọa an ninh khu vực.

Rõ ràng là, một số những đảo chiều chính sách đột ngột của Trump đã đưa ông tới gần hơn những quan điểm truyền thống của Mỹ. Đặc biệt, Trump tuyên bố NATO “không còn lạc hậu”, ngược với nhận định của chính ông trong chiến dịch tranh cử. Thay đổi đó đã xoa dịu một số căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Âu. Continue reading “Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump”

06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn

Nguồn: Frank family takes refuge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tại đất nước Hà Lan đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng, cô bé gốc Do Thái, Anne Frank, 13 tuổi, tác giả của cuốn Nhật ký của Anne Frank nổi tiếng sau n ày, cùng với gia đình của mình đã bị buộc phải trú ẩn trong một khu nhà máy bí mật ở Amsterdam. Một ngày trước đó, chị gái của Anne, Margot, đã nhận được một thông báo yêu cầu trình diện tại “trại tập trung” của Đức Quốc xã.

Anne sinh ra ở Đức vào ngày 12/06/1929, sau đó em và gia đình đã trốn sang Amsterdam vào năm 1933 để thoát khỏi cuộc bức hại của Đức Quốc xã. Vào mùa hè năm 1942, khi quân Quốc xã đến chiếm đóng Hà Lan, Anne, khi ấy đã 12 tuổi, bắt đầu viết cuốn nhật ký kể lại cuộc sống hàng ngày của mình, về quan hệ của em với gia đình và bạn bè, và những quan sát về thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm xung quanh em. Ngày 06/07, vì lo sợ bị đưa đến đến một trại tập trung của Đức Quốc xã, gia đình nhà Frank đã tới trú ẩn trong một nhà máy do những người Công giáo điều hành. Trong hai năm tiếp theo, với lời dọa giết của các sĩ quan Đức Quốc xã tuần tra ngay bên ngoài nhà kho, Anne đã viết một cuốn nhật ký với sự châm biếm, hài hước và cả những thông tin chi tiết. Continue reading “06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn”

Liệu Emmanuel Macron có thành công?

Nguồn: Dani Rodrik, “Can Macron Pull it Off?”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Quý An | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng của Emmanuel Macron trước Marine Le Pen cũng là chiến thắng tốt lành cần thiết của những người ủng hộ một xã hội mở, tự do và dân chủ trước những người bài ngoại theo chủ nghĩa bản địa. Nhưng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa dân tuý hữu khuynh vẫn còn khá xa xôi mới đến đích chiến thắng.

Le Pen dành được hơn 1/3 số phiếu ở vòng bầu cử thứ hai, mặc dù chỉ có một đảng ngoài đảng Mặt trận Dân tộc của chính bà là đảng Debout la France – một đảng nhỏ của Nicolas Dupont Aignan – ủng hộ bà. Tỉ lệ tham gia bầu cử giảm rõ rệt so với kỳ bầu cử trước, cho thấy một lượng lớn các cử tri chán chường trước tình hình. Nếu Macron thất bại trong nhiệm kỳ 5 năm tới của mình, Le Pen và những người theo chủ nghĩa dân tuý bản địa sẽ trở lại mạnh mẽ hơn để báo thù ở châu Âu và nhiều nơi khác. Continue reading “Liệu Emmanuel Macron có thành công?”

05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập

Nguồn: Salvation Army founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại East End, London, nhà truyền giáo Tin lành (revivalist) William Booth và vợ ông, Catherine, đã thành lập Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc (Christian Mission), sau này đổi thành Cứu Thế Quân (Salvation Army). Quyết tâm chiến đấu chống lại nghèo đói và sự thờ ơ với tôn giáo với hiệu quả như ở trong quân đội, Booth đã xây dựng mô hình giáo phái của mình theo hình ảnh quân đội Anh, đặt tên gọi cho những người đứng đầu là “sĩ quan” và các thành viên mới là “lính mới tuyển mộ.”

Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, trong đó phụ nữ cũng được bình đẳng với nam giới, đã phát động “các chiến dịch” tại những khu ổ chuột nghèo khó nhất ở London. Những căn bếp phát súp miễn phí là dự án đầu tiên trong danh sách hàng loạt các dự án khác nhau được thiết kế để hỗ trợ về cả thể chất và tinh thần cho những người nghèo khổ. Trong những năm đầu tiên, nhiều người Anh đã lên án sứ mệnh và chiến thuật của Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, và các thành viên của Hiệp hội thường phải nộp phạt và hoặc bị bắt giam vì tội phá rối trị an. Continue reading “05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập”

Ba cái đáng sợ của người Nhật

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa. Continue reading “Ba cái đáng sợ của người Nhật”

04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette

Nguồn: U.S. troops march through Paris to Lafayette’s tomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, ngày quốc khánh Hoa Kỳ, quân đội nước này đã lần đầu tiên diễn hành trong Thế chiến I. Họ diễu hành qua các đường phố Paris để đến ngôi mộ của Hầu tước Lafayette, một nhà quý tộc người Pháp và là anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Dù phần lớn quân Mỹ đã đến St Nazaire, Pháp, kể từ ngày 26/06/1916 – gần ba tháng sau khi Mỹ chính thức tuyên chiến vào đầu tháng 04 – họ hoàn toàn không có ảnh hưởng ngay lập tức trên các chiến trường của Thế chiến I. Đầu tiên, vì quân đội Mỹ có nhiều thành viên mới nhập ngũ, họ cần được đào tạo và phân bổ thành các tiểu đoàn một cách hiệu quả. Họ cũng cần phải củng cố lực lượng trước khi có đủ sức mạnh để đối đầu với Đức trên mặt trận phía Tây. Continue reading “04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam

Nguồn: U.S. command announces new high in casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn đã công bố báo cáo cho thấy số người Mỹ thiệt mạng trong sáu tháng đầu năm 1968 là nhiều hơn cả năm 1967. Con số thương vong này là kết quả trực tiếp của nhiều cuộc đối đầu xảy ra trong và ngay sau đợt tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng cộng sản.

Chiến dịch Tết Mậu Thân bắt đầu vào ngày 30/01/1968, khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn, Huế, năm trong số sáu tỉnh tự trị, 36 trong số 44 thủ phủ của các tỉnh, và 64 trong tổng số 245 quận/huyện của các tỉnh. Thời gian và cường độ của đợt tấn công đã làm cho quân đội miền Nam và quân Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác, nhưng cuối cùng lực lượng Đồng Minh cũng đã đảo ngược tình hình. Continue reading “03/07/1968: Mỹ công bố số thương vong mới tại Việt Nam”

Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore

Nguồn: Shanmugam: We didn’t get where we are by ‘thinking small’”, The New Paper, 03/07/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Luật pháp K. Shanmugam cho biết hôm qua rằng ông thấy bài bình luận của Giáo sư Kishore Mahbubani về chính sách đối ngoại là “có vấn đề về mặt nhận thức” khi nói rằng các nước nhỏ phải luôn hành xử như là các nước nhỏ.

Bài bình luận “Qatar: Big lessons from a small country“(Qatar: Bài học lớn từ một nước nhỏ), cũng đã bị chỉ trích bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan, người đã miêu tả quan điểm này là “lộn xộn, thiếu chính xác và thực sự nguy hiểm”.

Đại sứ lưu động Ong Keng Yong cảnh báo rằng sẽ là trái với lợi ích của Singapore nếu quan hệ quốc tế chỉ dựa hoàn toàn vào diện tích các nước. Continue reading “Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”

02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall

Nguồn: Soviet Union rejects Marshall Plan assistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov đã rời khỏi cuộc họp với đại diện của hai chính phủ Anh và Pháp, nhằm thể hiện sự từ chối của Liên Xô đối với Kế hoạch Marshall. Hành động của Molotov chỉ ra rằng Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga đang gia tăng.

Ngày 04/06/1947, Ngoại trưởng George C. Marshall đã phát biểu rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá ở châu Âu để giúp họ phục hồi kinh tế. Kế hoạch Marshall, tên gọi của chương trình này, sau cùng đã cung cấp hàng tỷ USD cho các nước châu Âu và giúp ngăn chặn thảm hoạ kinh tế ở nhiều nước trong số đó. Phản ứng của Liên Xô trước bài phát biểu của Marshall là một sự im lặng sắt đá. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mołotov đã đồng ý họp vào ngày 27/06 với những người đồng cấp Anh và Pháp của ông để thảo luận về phản ứng của châu Âu đối với đề xuất của Mỹ. Continue reading “02/06/1947: Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall”

Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông

Nguồn: Walter Lohman, “China hasn’t won yet in the South China Sea”GIS Reports Online 06/06/2017.

Biên dịch: Bùi Ngọc Hà | Hiệu đính: Huệ Việt

Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hoạt động trên Biển Đông – xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, trang bị vững chắc về kinh tế và yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Những diễn biến đó đã khiến nhiều người tin rằng quốc gia này đang nắm được lợi thế trong cuộc chiến địa chính trị cam go. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn thành được những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại nghiêm trọng.

Để biết liệu Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu của mình hay chưa, trước hết ta phải hiểu những mục tiêu đó là gì. Có ba điều Bắc Kinh muốn đảm bảo ở Biển Đông. Đó là: chủ quyền, ưu thế chiến lược và lợi ích kinh tế. Continue reading “Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông”

01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: Bombing of North Vietnam continues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Không Lực và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các cuộc đột kích vào nhiều kho chứa nhiên liệu tại khu vực Hà Nội – Hải Phòng. Một kho xăng cách Hà Nội 15 dặm về phía đông bắc, nơi lưu trữ 9% xăng dầu của miền Bắc, đã bị tấn công vào ngày này. Kho dầu Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 dặm về phía đông nam, thì bị tấn công vào ngày 03/06. Đợt tấn công kéo dài trong hai ngày nữa, với nhiều cơ sở xăng dầu gần Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh và nhiều bồn nhiên liệu tại khu vực Hà Nội bị đánh bom.

Những cuộc đột kích này là một phần của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) vốn bắt đầu từ tháng 03/1965. Đợt tấn công vào các cơ sở nhiên liệu của Bắc Việt cũng cho thấy một mức độ đánh bom mới, vì các địa điểm này trước đây đã bị giới hạn nằm ngoài mục tiêu. Tuy nhiên, đợt đột kích không có tác động lâu dài bởi vì Trung Quốc và Liên Xô đã nhanh chóng giúp thay thế các kho dầu này. Continue reading “01/07/1966: Mỹ tiếp tục đánh bom miền Bắc Việt Nam”

Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “One Country, One System,” Project Syndicate, 29/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 này đánh dấu 20 năm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, dưới một mô hình được gọi là “một đất nước, hai chế độ.” Nhưng một câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ phủ bóng lên các lễ kỷ niệm chính thức: Có thật là có gì để kỷ niệm hay không?

Nếu chúng ta hỏi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của mô hình “một đất nước, hai chế độ,” rằng lễ kỷ niệm 20 năm cuộc trao trả sẽ như thế nào, có lẽ ông sẽ nói rằng các cư dân Hồng Kông sẽ nâng ly chúc mừng sự thịnh vượng và tự do của mình. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng quản trị của mình, qua đó cuối cùng cũng xoa dịu được “dàn đồng ca” của những người bi quan đã nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự chân thành trong những lời hứa hẹn của Đảng đối với Hồng Kông. Continue reading “Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông”