Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc

Nguồn: Salvatore Babones, “Taipei’s Name Game”, Foreign Affairs, 11/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ là lúc hãy để Đài Loan được là Đài Loan.

Trước tiên là một cuộc gọi điện thoại, tiếp theo là một quả bom gây sốc dư luận. Vào ngày 02/12/2016, Donald Trump xoay ngược 37 năm chính sách ngoại giao của Mỹ bằng việc nhận cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ngày hôm qua, ông còn đi xa hơn nữa, tuyên bố rằng ông không biết rằng “tại sao chúng ta (nước Mỹ) phải bị bó buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, bao gồm thương mại.”

Quan điểm chính thức của Trump vẫn chưa rõ ràng, nhưng những phát ngôn của ông cho thấy rằng về vấn đề Đài Loan, ông ta có thể ủng hộ việc thay đổi hiện trạng đã tồn tại gần bốn thập niên. Phiên bản hiện tại của chính sách Một Trung Quốc của Mỹ, cho rằng chỉ có một chính phủ hợp pháp ở Trung Quốc, đã tồn tại từ năm 1979, khi Mỹ công nhận chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh và cắt quan hệ ngoại giao với chính quyền Dân quốc ở Đài Bắc. Continue reading “Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”

Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Triều Tiên thử phóng tên lửa thất bại sáng sớm ngày 16/4, chiều cùng ngày,  Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận cảnh báo Triều Tiên không được thử vũ khí hạt nhân. Toàn văn như sau:

Sáng nay Triều Tiên phóng một tên lửa không rõ loại gì, nhưng phía Mỹ-Hàn Quốc nói quả tên lửa này đã phát nổ ngay khi vừa phóng đi.

Hôm qua Triều Tiên tổ chức cuộc diễu binh truyền thống của ngày “Lễ Mặt Trời”, trưng ra ít nhất hai kiểu tên lửa mới, [dư luận] ngờ là tên lửa đạn đạo vượt đại châu và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Đây là lần diễu binh trưng ra nhiều nhất, tập trung nhất sức mạnh tấn công tầm xa mà Triều Tiên mới tăng thêm. Nhưng phần lớn những tên lửa này chưa qua bắn thử, chúng vừa đem lại ấn tượng là kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên tiến bộ nhanh lại vừa làm cho người ta nghi ngờ đấy chỉ là trò biểu diễn đẹp mắt nhưng vô dụng mà Bình Nhưỡng trưng ra cho nước ngoài xem. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?

Nguồn: Amitai Etzioni, “China: The Accidental World Leader?”, The Diplomat, 13/02/2017.
Biên dịch: Nam Lê | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống bất thường của Hoa Kỳ đã khơi gợi những phản ứng bất thường. Sự kêu gọi chủ nghĩa cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông đã khiến nhiều chuyên gia và truyền thông về chính sách đối ngoại bàn tán về việc tìm kiếm một nguồn gốc cho một trật tự thế giới mới. Tất cả đều nhanh chóng đề xuất Trung Quốc như một ứng cử viên có khả năng và sẵn lòng trở thành một lãnh đạo thế giới mới và làm nên một trật tự thế giới mới.

Đây là sự thay đổi nhận thức đột ngột. Cho đến cuộc bầu cử ở Mỹ hôm mùng 8 tháng 11, Trung Quốc được xếp vào danh sách những mối đe dọa cho trật tự thế giới bởi chính các chuyên gia đối ngoại này, ngay phía dưới Nga và Bắc Triều Tiên, và phía trên Iran. Trung Quốc bị tố rằng đã chiếm đoạt một vùng lớn Biển Đông, và được coi là một mối nguy cho tự do hàng hải, một rào cản cho thương mại tự do (Trung Quốc bị loại trừ khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Continue reading “Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?”

Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn

Nguồn: Lee Jong-wha, “The Sino-Korean Trade War Must End”, Project Syndicate, 22/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, và khiến Trung Quốc nổi giận. Lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), với khả năng giám sát các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa từ lãnh thổ Trung Quốc, sẽ gây hại cho an ninh của họ và phá vỡ cân bằng chiến lược trong khu vực. Nhưng chừng nào Bắc Triều Tiên còn là mối đe dọa sâu sắc đối với an ninh trên bán đảo Triều Tiên, sự phản đối của Trung Quốc đối với hệ thống này là vô ích và hết sức tiêu cực.

Trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc đẩy nhanh tiến độ triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc tổ chức bầu cử tổng thống bất thường vào ngày 9 tháng Năm, Trung Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế với hy vọng buộc vị Tổng thống sắp tới của Hàn Quốc phải cân nhắc lại. Hiện tại các ngành công nghiệp du lịch, sản xuất hàng tiêu dùng và giải trí của Hàn Quốc bị thiệt hại nặng. Continue reading “Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Nước Úc trước tương lai bất định

Tác giả: Phạm Phú Khải

Từ 28-30/03/2017, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) triệu tập tất cả các đại sứ, ủy viên cao cấp và tổng lãnh sự từ khắp nơi trên thế giới về thủ đô Canberra để bàn về các mục tiêu ngoại giao, thương mại và chính sách phát triển trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất định hiện nay.

Đây là lần đầu tiên DFAT triệu tập hơn một trăm chuyên viên ngoại giao hàng đầu của mình về thủ đô để cùng nhau vạch ra một sách lược nền tảng làm lộ trình hướng dẫn cả quốc gia đối phó với những thử thách, cơ hội và nguy cơ trong vòng năm đến mười năm tới. Lộ trình này nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi quốc tế của Úc và định hình cung cách can dự của Úc với thế giới. Sách lược hay khung sườn này có tên gọi chính thức là Sách Trắng Chính Sách Ngoại Giao (Foreign Policy White Paper – FPWP). Continue reading “Nước Úc trước tương lai bất định”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”

#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia thể hiện chính trị sinh học của hình thù địa lý. Bài viết kết luận rằng kinh nghiệm thường là độc nhất vô nhị của Trung Quốc có thể cho chúng ta thấy bản đồ học cũng có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh của các dân tộc khác. Continue reading “#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ”