30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Nguồn: Organization of American States established, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.

OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948. Continue reading “30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời”

29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng

Nguồn: Dachau liberated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Sư đoàn Bộ binh số 45 thuộc Tập đoàn quân số 7 của Mỹ đã tiến vào giải phóng Dachau, trại tập trung đầu tiên do chế độ Đức Quốc Xã thành lập. Một trại phụ quan trọng khác của Dachau cũng được giải phóng trong cùng ngày bởi Sư đoàn Rainbow số 42.

Được thành lập năm tuần sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 1933, trại Dachau nằm ở ngoại ô thị trấn Dachau, khoảng 10 dặm về phía tây bắc Munich. Trong năm đầu tiên, trại này là nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân chính trị, chủ yếu là những người Đức theo cộng sản, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, và các đối thủ chính trị khác của chế độ Đức Quốc Xã. Continue reading “29/04/1945: Trại Dachau được giải phóng”

28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc

Nguồn: Gas pipe explodes in South Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một vụ nổ đường dẫn khí đốt bên dưới một đường phố đông đúc ở Daegu, Hàn Quốc đã giết chết hơn 100 người. Sáu mươi trẻ em, một số đang trên đường đến trường, nằm trong số các nạn nhân của vụ nổ.

Daegu là một thành phố với 2,2 triệu cư dân, nằm khoảng 150 dặm về phía nam Seoul. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, một đường ray xe điện ngầm đang được xây dựng bên dưới đường phố của thành phố. Các tấm kim loại đã được sử dụng thay cho nhựa đường để che phủ lỗ hổng ở một số đoạn đường trung tâm trong suốt quá trình xây dựng. Continue reading “28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc”

27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines

Nguồn: Magellan killed in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1521, sau khi đã đi qua ba phần tư quãng đường vòng quanh thế giới, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã bị giết trong một cuộc giao tranh với bộ lạc trên Đảo Mactan ở Philippines. Đầu tháng đó, tàu của ông đã thả neo tại đảo Cebu của Philippines, và Magellan đã gặp gỡ người tù trưởng địa phương, một người sau khi chuyển sang Kitô giáo đã thuyết phục người châu Âu trợ giúp ông trong việc chinh phục một bộ tộc đối thủ trên đảo Mactan lân cận. Trong trận chiến tiếp theo, Magellan bị trúng một mũi tên tẩm độc và bị bỏ mặc đến chết khi các đồng đội của ông rút lui. Continue reading “27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines”

26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân

Nguồn: Nazis test Luftwaffe on Guernica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong Nội chiến Tây Ban Nha, người Đức đã cho thử nghiệm lực lượng không quân mới mạnh mẽ của mình – được gọi là Luftwaffe – tại thị trấn Guernica, xứ Basque ở miền bắc Tây Ban Nha.

Dù xứ Basque, với tư tưởng độc lập của mình, đã chống lại phe Quốc gia của Tướng Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, bản thân Guernica chỉ là một thị trấn nhỏ với 5.000 cư dân và đã tuyên bố không tham gia bên nào trong cuộc chiến. Được Franco chấp thuận, các máy bay tiên tiến nhất của Đức bắt đầu tấn công vào lúc 4 giờ 30 phút chiều, thời điểm đông đúc nhất tại khu chợ ở Guernica. Continue reading “26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân”

25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland

Nguồn: Johnson announces appointment of Westmoreland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo rằng Tướng William Westmoreland sẽ thay thế Tướng Paul Harkins làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV), quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/06. Nhiệm vụ này sẽ đặt Westmoreland vào vị trí phụ trách tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Continue reading “25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland”

24/04/1980: Nhiệm vụ giải cứu con tin tại Iran thất bại

Nguồn: Hostage rescue mission ends in disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, một chiến dịch quân sự yếu kém nhằm giải cứu 52 con tin người Mỹ bị giam giữ ở Tehran đã kết thúc với tám lính Mỹ thiệt mạng và không có con tin nào được giải thoát.

Khi Khủng hoảng Con tin Iran kéo dài đến tháng thứ sáu và tất cả những lời kêu gọi ngoại giao với chính phủ Iran đều thất bại, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự như là nỗ lực cuối cùng để giải cứu các con tin. Trong chiến dịch này, ba trong số tám trực thăng đã gặp sự cố, làm đổ vỡ kế hoạch tấn công bằng đường hàng không. Chiến dịch sau đó bị hủy tại khu vực chuẩn bị ở Iran, nhưng trong quá trình rút quân, một trực thăng đã va chạm với một trong sáu máy bay vận tải C-130, giết chết 8 binh sĩ và làm bị thương 5 người khác. Continue reading “24/04/1980: Nhiệm vụ giải cứu con tin tại Iran thất bại”

23/04/1564: William Shakespeare ra đời

Nguồn: William Shakespeare born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1564, nhà soạn kịch và nhà thơ vĩ đại người Anh William Shakespeare được cho là đã được sinh ra tại Stratford-on-Avon. Không thể xác định chính xác ngày ông được sinh ra, nhưng hồ sơ nhà thờ cho thấy ông đã chịu phép rửa tội vào ngày 26/04, và ba ngày là khoảng thời gian cần thiết phải chờ đợi trước khi rửa tội cho một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngày mất của Shakespeare được biết đến một cách chắc chắn: đó là ngày 23/04/1616. Ông hưởng dương 52 tuổi và đã về hưu ở Stratford ba năm trước đó. Continue reading “23/04/1564: William Shakespeare ra đời”

22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ

Nguồn: McCarthy Army hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã bắt đầu các phiên điều trần nhằm điều tra Quân đội Mỹ, mà ông buộc tội là đã “mềm yếu” trước chủ nghĩa cộng sản. Những buổi điều trần được truyền hình trực tiếp này đã cho công chúng Mỹ cái nhìn đầu tiên về cách McCarthy hành động, cũng như bản tính liều lĩnh, ồn ào và hay bắt nạt của ông – vốn là điều khiến danh tiếng của ông sa sút nhanh chóng.

Tháng 02/1950, Thượng nghị sĩ McCarthy đã buộc tội rằng có hơn 200 “người được xác định là cộng sản” đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Kể từ đó, ông bắt đầu nổi tiếng đến chóng mặt nhờ vào việc trở thành “thợ săn cộng sản” nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất ở Mỹ. McCarthy đã dùng đến phương tiện truyền thông, kể nhiều câu chuyện vô lý về những âm mưu của cộng sản ở Mỹ, và sẵn sàng bôi nhọ bất kỳ đối thủ nào bằng cách gọi họ là “cảm tình viên cộng sản” để giữ tên tuổi của mình luôn nằm trên trang nhất báo chí suốt nhiều năm. Continue reading “22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ”

21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam

Nguồn: Intelligence reveals North Vietnamese units in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Cục Tình báo Trung ương và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ đã báo cáo về một diễn tiến “đáng ngại nhất”: một trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam – quân đội thường trực của Bắc Việt – hiện đang hỗ trợ lực lượng Việt Cộng (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) ở Nam Việt Nam. Continue reading “21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam”

20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ

Nguồn: Lee resigns from U.S. Army, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1861, Đại tá Robert E. Lee đã rút lui khỏi Quân đội Hoa Kỳ hai ngày sau khi ông được đề nghị làm chỉ huy quân đội Liên bang miền Bắc và ba ngày sau khi tiểu bang quê nhà của ông, Virginia, ly khai khỏi Liên bang này.

Lee phản đối việc ly khai, nhưng ông là một người con trung thành của Virginia. Đơn xin từ chức chính thức của ông chỉ có một câu, nhưng ông đã viết một bức thư dài hơn để giải thích cho người bạn và người từng dẫn dắt ông, tướng Winfield Scott, vào ngày hôm đó. Lee đã chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Scott trong Chiến tranh Mexico (1846-48), và ông đã tiết lộ với vị cựu chỉ huy sự khó khăn trong quyết định của ông. Continue reading “20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ”

19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ

Nguồn: Soviet clowns lampoon U.S. foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong đêm khai mạc show diễn mùa xuân của Đoàn xiếc Moskva nổi tiếng, các chú hề và ảo thuật gia đã đưa ra hàng loạt những câu chuyện châm biếm nhắm vào nước Mỹ. Dù đó chỉ là một khía cạnh tương đối nhỏ trong toàn bộ Chiến tranh Lạnh, show diễn này đã chứng tỏ rằng ngay cả yếu tố hài hước cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô.

Hầu hết những câu chuyện công kích trong đêm khai mạc show diễn đến từ một trong những chú hề nổi tiếng nhất của Liên Xô, Konstantin Berman. Anh ta bắt đầu phần diễn của mình bằng cách ném một chiếc boomerang, mà anh so sánh với các hoạt động trong Kế hoạch Marshall của Mỹ (một kế hoạch phục hồi kinh tế được thiết kế để bơm hàng tỷ USD vào các nền kinh tế của Tây Âu). “Mỹ viện trợ cho châu Âu,” Berman công bố. “Đây là đồng USD.” Đám đông nhất loạt hoan hô khi chiếc boomerang “USD” quay trở lại tay chú hề. Sau đó, anh ta tiếp tục bằng tiết mục phát thanh, nhưng tất cả những gì người ta có thể nghe được là tiếng chó sủa. “Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Continue reading “19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ”

18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện

Nguồn: Nixon says prospects for peace in Vietnam are better, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon nói rằng ông cảm thấy triển vọng hòa bình ở Việt Nam đã “cải thiện đáng kể” từ khi ông nhậm chức. Ông viện dẫn sự bình ổn chính trị lớn hơn của chính quyền Sài Gòn và sự cải thiện lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam làm bằng chứng.

Với những nhận xét này, Nixon đã cố gắng chuẩn bị sẵn bối cảnh cho một thông báo quan trọng mà ông sẽ đưa ra tại một cuộc gặp tại Midway vào tháng Sáu. Trong khi trao đổi với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một chiến lược ba gọng kìm để chấm dứt chiến tranh. Các nỗ lực sẽ được tăng cường nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam, giúp họ có thể gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại Bắc Việt – một chiến lược được Nixon gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Continue reading “18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện”

17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức

Nguồn: Architect of Czechoslovakia’s Prague Spring resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo cộng sản đã đưa ra một chương trình cải cách rộng rãi ở Tiệp Khắc, bị lực lượng Liên Xô đang chiếm đóng đất nước buộc phải từ chức Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Gustav Husak, một chính trị gia thân Liên Xô đã được chỉ định lên thay thế Dubcek, tái thiết lập chế chế độ độc tài cộng sản tại nhà nước vệ tinh của Liên Xô.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đến năm 1968 thì đạt đến đỉnh điểm sau khi Dubcek lên thay thế Antonin Novotny làm Bí thư Thứ nhất của đảng. Ông đã đưa ra một loạt các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm gia tăng tự do ngôn luận và chấm dứt kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực của Dubcek để thiết lập “chủ nghĩa cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp đất nước và giai đoạn tự do hóa ngắn ngủi này đã được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”